AK-47: Dấu ấn mạnh mẽ lên lịch sử loài người

Chủ xị

  

“…Powerful and reliable, the AK-47 is one of the most popular assault rifles in the world… – Mạnh mẽ và đáng tin cậy, khẩu AK-47 là một trong những khẩu súng trường nổi tiếng nhất thế giới – Lời giới thiệu về AK-47 trong tựa game CS:GO

AK-47 the empress

AK-4… Ahhh, một hình ảnh mà đã trở thành biểu tượng khắc sâu vào trong trí nhớ không chỉ của riêng những game thủ mà còn của không biết bao nhiêu con người trên trái đất này. Một khẩu súng trường đã có tuổi đời hơn 7 thập kỷ nhưng nó đã in sâu những dấu ấn lên lịch sử thế giới và vẫn đang ngày đêm tiếp tục công cuộc của chúng định hình nên lịch sử của nhiều quốc gia ngày nay. Vậy AK-47 đã có những dấu ấn gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Một số thông tin cơ bản

Mikhail Timofeyevich Kalashnikov và khẩu AK-47

Mikhail Timofeyevich Kalashnikov và khẩu AK

  • Tên đầy đủ: Súng trường tự động Avtomat Kalashnikov 7,62mm (Avtomat tiếng anh nghĩa là Automatic, tự động trong tiếng Nga. Kalashnikov là tên nhà thiết kế)
  • Nhà thiết kế: Mikhail Timofeyevich Kalashnikov (sinh ngày 10 tháng 11 năm 1919 – mất ngày 23 tháng 12 năm 2013)
  • Năm thiết kế AK-47: 1944-1946. Thời gian phục vụ/sử dụng: 1949 cho đến ngày nay
  • Nhà sản xuất (ban đầu): Nhà máy Izhmash, Liên Bang Xô Viết.
  • Số lượng đã chế tạo: hơn 100 triệu khẩu “Được đăng ký”
  • Các biến thể: AKM, AK-74, AK-12, AN-94,…

Khai sinh của một huyền thoại

Kalashnikov sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó có đến 19 người con và ông là đứa con thứ 17 tại vùng Kurya, Liên Bang Xô Viết. Ông được mô tả là “Một đứa trẻ ốm yếu” khi mắc rất nhiều bệnh tật và suýt qua đời do ốm nặng vào năm lên sáu tuổi. Sang những năm đầu 1930 gia đình ông được di cư theo kế hoạch kinh tế tập trung hóa của chính quyền Liên Xô về một ngôi làng lớn mang tên Nizhnyaya Mokhovaya tại vùng Tomsk Oblast.

Trong thời gian ở nơi định cư mới, gia đình ông trở nên khá giả hơn nhờ việc kết hợp săn bắt và trồng trọt. Ông sớm được tiếp cận với các công nghệ máy móc làm nông mà cha ông sử dụng hàng ngày cũng như khẩu súng săn của ông và dần bị cuốn hút vào lĩnh vực công nghệ chế tạo. Vào năm 1938 ông trở lại quê nhà Kurya, gia nhập Hồng quân và được đưa vào bộ phận kỹ sư xe tăng, sau này được thăng chức lên làm chỉ huy một xe tăng T-34 khi Chiến tranh Vệ quốc nổ ra. Ông bị thương trong trận đánh Bryansk vào tháng 10 năm 1941 và phải nằm viện đến tháng 4 năm 1942. Trong thời gian nằm viện ông đã nghe lời than phiền về chất lượng súng trường của những người lính khác và nảy ra ý tưởng về một loại vũ khí mới phục vụ cho quân đội.

Kalashnikov tại xưởng làm việc năm 1949

Kalashnikov tại xưởng thiết kế năm 1949

Trong Thế chiến thứ 2, người Đức chế tạo ra một loại vũ khí tiểu liên mới có tên là MP-40. Nó sử dụng loại đạn 9×19 mm có thêm thuốc súng, giúp đi xa hơn và xuyên phá tốt hơn. Điều này khiến Kalashnikov (trong lúc đang dưỡng thương) băn khoăn và trăn trở. Ông muốn chế tạo ra một loại vũ khí mới giúp binh sĩ an tâm hơn trên chiến trường. Ban đầu ý tưởng của ông là một loại vũ khí tiểu liên (Submachine gun) tương tự với của người Đức. Mặc dù ý tưởng của ông không được chấp thuận (do các phiên bản PPSh của Hồng quân đã trở nên phổ biến và được ưa chuộng rộng rãi), tài năng của ông đã được ghi nhận và từ năm 1942 trở đi ông đã được phân công vào Trường bắn thử nghiệm vũ khí cầm tay và nhận việc ở ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật chuyên về pháo binh. Ông tham gia một cuộc thi thiết kế vũ khí của Liên Xô vào năm 1944 với một mẫu súng hoàn toàn mới sử dụng loại đạn 7.62×39mm, thắng cuộc thi và các mẫu thử nghiệm của AK dần được thiết kế, chế tạo và thử nghiệm. Mẫu thử nghiệm cuối cùng và tốt nhất của ông ra đời mang tên AK-47 (ra đời năm 47, nhưng đến năm 49 mới được tái cơ cấu và phổ biến cho toàn quân đội).

AK-47 tại một học viện quân sự Nga

AK-47 tại một học viện quân sự Nga

Khẩu AK-47 đầu tiên được sản xuất trong cùng năm đó. Mikhail Kalashnikov đã vinh dự nhận được giải thưởng mang tên Huân chương Stalin cao quý cũng như giải thưởng Người phục vụ Hồng Quân. Người ta đồn rằng Kalashinikov đã đích thân trao tặng cho lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin một bản nguyên mẫu AK-47 với chữ ký của ông và Stalin đã đặt nó khang trang ngay trên bàn làm việc của ông. Tới năm 1951 thì AK-47 đã chính thức được thừa nhận là loại súng trường tiêu chuẩn của quân đội Liên Xô. Ngày nay, AK-47 được ghi vào Sách kỷ lục thế giới là một loại súng được dùng nhiều nhất trên thế giới. Hiện vẫn có khoảng hơn 100 triệu khẩu AK-47 đang được sử dụng khắp nơi trên thế giới và nhiều quốc gia vẫn đang sử dụng AK-47 là vũ khí chính – cùng với những phiên bản cải biến của chúng.

Fidel Castro trong tay một khẩu AK-47 vào ngày kỷ niệm độc lập Cuba

Fidel Castro trong tay một khẩu AKM vào ngày kỷ niệm độc lập Cuba

Sức mạnh từ sự đơn giản

AK-47 được đánh giá là có nhiều nét tương đồng với Sturmgewehr 44 của Đức với các đặc tính quan trọng được cải thiện lớn như dễ sử dụng, dễ thành thục, dễ bảo dưỡng và dễ sản xuất với kinh phí thấp. Cùng với đó là kiểu dáng hiện đại, nhiều tính năng đột phá trong cấu trúc cho dòng vũ khí tấn công thời bấy giờ và độ bền không một vũ khí nào sánh nổi. Nhờ những tính năng ưu việt ấy nên AK-47 có mặt trong tất cả các cuộc xung đột trong suốt những năm Chiến tranh Lạnh cho đến tận hôm nay. Ngày nay, nó vẫn là vũ khí bộ binh chủ lực cho quân đội nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, AK-47 cũng là vũ khí ưa thích của các tổ chức khủng bố khiến hình ảnh của nó trở nên không “mấy” thân thiện (mặc dù Kalashnikov muốn chế tạo ra nó vì mục đích phục vụ nền quốc phòng nước nhà nhưng ông không ngờ được rằng những tổ chức khủng bố lại có thể sờ tay vào chúng như những món đồ chơi rẻ tiền ngoài chợ).

AK-47 và StG-44

AK-47 và StG-44

Nếu những món vũ khí của phương Tây chú trọng vào sự chính xác và tính đa chiến thuật, thì AK 47 được thiết kế để phục vụ cho mọi đơn vị lính trong chiến đấu. Một ưu điểm khiến AK 47 cực kỳ vượt trội so với vũ khí của Hoa Kỳ là việc nó rất dễ bảo quản, vận chuyển hơn nhiều và có thể tác chiến trên mọi địa hình, thời tiết và khí hậu. Lấy ví dụ: sau khi quân đội Mỹ dời khỏi Iraq và Afghanistan, họ bỏ lại hàng nghìn khẩu M16. Lý do là việc vận chuyển chúng về cùng với binh lính còn tốn kém hơn cả việc chế tạo ra chúng (chế tạo 1 khẩu M16 cần tiêu tốn từ 700-1200 USD). Ngoài ra M16 gần như không thể tác chiến trong môi trường nhiệt độ cao quá 40 độ C trong khi khu vực Trung Đông, nhiệt độ thường xuyên rơi vào khoảng 35-41 độ C vào ban ngày, nếu bảo quản không tốt thì một khẩu M16 có thể trở thành một cục sắt vụn chỉ sau một ngày (nó lý giải vì sao huấn luyện viên Mỹ luôn luôn nhắc nhở tân binh là phải giữ và bảo quản vũ khí của họ giống như chính tính mạng của họ vậy).

So sánh độ dài AK-47 và M16

So sánh độ dài AK-47 và M16

Cảnh cắt một đống M16 bị bỏ lại tại Afghanistan trong phim Lord of War

Cảnh cắt một đống M16 bị bỏ lại tại Afghanistan trong phim Lord of War

Trong khi đó, việc sử dụng AK-47 lại cực kỳ dễ dàng: Binh sĩ có thể thản nhiên vứt bỏ xó khẩu AK của họ vào một góc nhà qua ngày, dìm nó xuống bùn nước lầy lội, chôn vùi trong cát hay mang tuyết đắp lên, nhưng chỉ cần nhặt chúng lên và rung lắc sạch bẩn đi là chúng lại có thể tham chiến như thường (mặc dù hiệu quả có giảm đôi chút, nhưng còn hơn là chết liệt luôn). Điều này đạt được là do phần lớn cấu tạo của AK-47 là từ thép và kim loại (Những phần như báng súng, giá đỡ là gỗ gia công) giúp chúng có thể tồn tại tốt trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt và khó bào dưỡng.

Sự cơ động của AK-47 không chỉ dừng ở nó, chúng còn sở hữu một đặc tính nữa mà các dòng súng phương Tây khó mà đạt được so với Liên Xô/Nga ngày nay: Chi phí sản xuất. Một khẩu AK-47 sản xuất tại Liên Xô có giá chưa đến 500$ một khẩu (đấy là đã bao gồm các tùy chỉnh, phụ kiện khác nhau cho mỗi đơn vị tác chiến như Hải quân, Lính dù, Bộ binh,…). Còn Mỹ, vào những năm 1980s M16 có giá ~1000$ cho 1 khẩu, tính cả lạm phát thì cho đến năm 2010 thì M16 có giá 1300$. Tại Trung Quốc sau khi “Nhái” được AK-47 với kết quả là Type 56, giá của chúng là khoảng 600$ cho một khẩu. Giá trung bình của một khẩu AK-47 bán vào năm 2005 tại Mỹ là ~700$ cho đến 2500$ tùy phiên bản sản xuất (Phải, Mỹ có sản xuất AK-47 đó!). Tại châu Phi, AK-47 đồ cổ nếu nhập từ Afganistan có giá chỉ 300$!

Giá AK-47 trong chợ đen trên thế giới

Giá AK-47 trung bình trong chợ đen trên thế giới

AK-47 tại Sudan, Châu Phi

AK-47 tại Sudan, Châu Phi

Tính đa nhiệm vụ của AK-47 còn được phổ biến cho mọi biến thể của nó về sau, đến mức mà mọi biến thể của AK hay những loại súng của Liên Xô về sau đều dựa trên mẫu mã ban đầu của AK-47 trên mọi mặt thì mới được xem xét đến. Đơn cử nhất: Khẩu Dragunov, súng trường bắn tỉa đầu tiên của Liên Xô cũng như thế giới, một bước tiến xa trong nghệ thuật chiến tranh. Nó đáng tin cậy đến mức binh sĩ Liên Xô hay cả quân khủng bố tham chiến trên chiến trường Afghanistan, chiến tranh Chechnya lần 1 và 2, xung đột Nga-Gruzia (Còn gọi là Chiến tranh 5 ngày) cũng như các cuộc đụng độ lớn nhỏ khác có thừa tự tin để sử dụng súng bắn tỉa Dragunov ở ngay trên mặt trận tham chiến trực tiếp cùng với các đơn vị bộ binh khác.


Binh sỹ Iraq với Dragunov

Binh sỹ Iraq với Dragunov

P/s: như lời Ruslan Pukhov, bộ trưởng bộ quốc phòng Nga nói khi so sánh máy bay chiến đấu Mỹ với Nga: “…Máy bay Mỹ như đồng hồ Thụy Sỹ, máy bay Nga thì như xe tăng. Và chả ai muốn mua đồng hồ Thụy Sỹ khi có chiến tranh cả…”

Món quà “Bất đắc dĩ” từ đất mẹ Liên Xô

Ban đầu, Kalashnikov thiết kế nên AK nhằm muốn giúp đỡ nền quốc phòng Liên Xô và có thể nói là “giải thoát” một mối e ngại của binh sĩ Liên Xô đối với vũ khí của chính họ. Tuy nhiên do lợi nhuận quá lớn từ việc buôn bán súng lậu sang các thị trường đen, đặc biệt là cho các tổ chức phiến quân khủng bố, nhà nước thuộc chế độ thứ 3 (Phát xít, Quân chủ,…) hay thậm chí là bán sang cho cả đối thủ chính trị phương Tây nên họ đã bán lậu một lượng cực cực cực kỳ lớn AK-47 ra thị trường chợ đen. Nga luôn khẳng định rằng một lượng lớn súng AK-47 được sản xuất mà không được cấp phép từ Nhà máy Izhevsk trên thế giới mà họ đã đăng ký bản quyền được 50 năm kể từ ngày AK-47 được phát minh. Vì vậy trên lý thuyết, việc những xưởng sản xuất khác ngoài Izhevsk tự tiện sản xuất AK được xem như là bất hợp pháp…

AK-47 lậu bị cảnh sát Albania thu giữ vào tháng 10 năm 2015

AK lậu bị cảnh sát Albania thu giữ vào tháng 10 năm 2016

…Nhưng thứ bất hợp pháp của nơi này lại có thể “Hợp pháp” ở nước khác, các quốc gia thuộc chế độ thứ 3, tổ chức khủng bố, băng đảng xã hội đen, các bộ tộc ở Châu Phi, phiến quân Hồi giáo hay thậm chí là các ông trùm tư bản Tây phương ai ai cũng “Yêu” AK-47. Vậy nên buôn bán lậu AK-47 là một ngành kinh doanh đầy nhơ nháp và nhuốm máu người. Trong cuốn sách “AK-47: The Story of The People’s Gun” (AK-47: Câu chuyện của khẩu súng toàn dân) của Michael Hodges thì hiện nay đã có hơn 200 triệu khẩu AK lưu hành trên thế giới – Tức là cứ 35 người thì có 1 người là có 1 khẩu AK. Đồng thời hơn một triệu khẩu AK đang được sản xuất trái phép mỗi năm. Vậy nên có thể coi rằng AK-47 vốn là một thứ được sinh ra vì mục đích cao thượng và hòa bình, nhưng chỉ vì vài kẻ hám lời đã biến nó từ một niềm tự hào của một quốc gia/dân tộc thành một con quỷ khát máu trên thế giới. Bất cứ nơi nào có giao tranh hay đấu súng, nơi đó ắt hẳn sẽ có sự hiện diện của AK. Điều đó khiến hình ảnh của chúng xấu đi trong mắt cộng đồng quốc tế tới tận ngày nay.


Vẻ đẹp của "Thánh chiến" với AK-47!

Vẻ đẹp của “Thánh chiến” với AK

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, số thương vong do dòng súng trường AK gây ra nhiều hơn số người chết do các loại pháo binh, không kích và tên lửa vác vai cộng lại. Mỗi năm có khoảng 1 triệu người chết do AK, đặc biệt là ở Châu Phi và Trung Đông (hiển nhiên, mỉa mai là thế). Cho đến nay kể từ khi AK được chính thức đưa vào sử dụng, đã có gần 25 triệu người trên khắp thế giới thiệt mạng do AK. Bom nguyên tử còn giết không bằng 1/20 so với AK!

Người đẹp và súng phiên bản thực tế

Người đẹp và súng phiên bản thực tế

Viên gạch của nền tảng văn hóa, chính trị thế giới

Danh tiếng của AK-47 trong các cuộc chiến tranh, xung đột quân sự và các hoạt động bạo lực đã làm cho hình ảnh của nó in sâu vào tiềm thức con người và trở thành một biểu tượng cho các cuộc cách mạng độc lập, xung đột sắc tộc hay chạy đua vũ trang. Trong chiến tranh Việt Nam và tận cuối những năm 1990s, hình bóng AK có mặt ở hầu hết các tranh cổ động, áp phích từ thành thị đến nông thôn. Tại Hollywood, trong số các loại súng đạo cụ sử dụng tại các đoàn nghệ thuật, các xưởng phim, khẩu AK chiếm một số lượng lớn so với các loại khác – Tuy nhiên lại thường xuyên “Vác vai” kẻ xấu mà ở đây là Liên Xô hay những “Tên Cộng Sản tà ác nào đó” kể cả Việt Nam. Nói cách khác, AK gần như đã trở thành một “Ngôi sao điện ảnh phản diện” trong thế giới phương Tây.

AK-47 trong Điệp viên 007 James Bond xưa

AK trong Điệp viên 007 James Bond xưa

Thậm chí biểu tượng của một số quốc gia hay tổ chức trên thế giới cũng sử dụng hình ảnh của khẩu AK như một yếu tố hình tượng bên cạnh các yếu tố hình tượng khác. Hình ảnh của khẩu AK đã xuất hiện trong cờ và quốc huy Mozambique, một sự thừa nhận rằng các nhà lãnh đạo của các quốc gia này giành được quyền lực nhờ vào việc sử dụng AK. Chúng cũng xuất hiện trên quốc huy Zimbabwe và Đông Timor, quốc huy của Burkina Faso những năm 1984-1997. Một số tổ chức quân sự cũng sử dụng AK-47 như tổ chức Hezbollah của Iran, một lực lượng đồng minh với chính phủ Syria trong cuộc nội chiến tại quốc gia này.

AK-47 trên quốc kỳ Hezbollah

AK trên cờ của lực lượng Hezbollah – “Party of God” , Đảng của Chúa

Ở các nước phương Tây nhất là Mỹ, AK thường xuyên được đưa lên màn ảnh như món vũ khí chủ đạo của các tổ chức khủng bố, phe phản diện hay chính trị hơn, những quốc gia theo khối Xã hội chủ nghĩa mà Mỹ coi là “Trục ma quỷ” như Việt Nam, Bắc Triều Tiên và đặc biệt là Liên Xô. Trong thập niên 1980, Liên Xô trở thành quốc gia cung cấp vũ khí duy nhất cho các nước chịu lệnh cấm vận của Mỹ – trong đó bao gồm nhiều nước Trung Đông như Syria, Libya và Iran – những nước sẵn sàng liên minh với Liên Xô để chống lại các nước theo phe Mỹ như Israel và Arab Saudi.

Một áp phích tại Bắc Triều Tiên

Một áp phích sử dụng AK (Hay Type 56?) tại Bắc Triều Tiên

Sau khi Liên Xô và các quốc gia trong khối XHCN hay đồng minh Liên Xô sụp đổ như Yugoslavia, có đến 8-10 triệu loại vũ khí cầm tay bỗng dưng “Rớt” khỏi tầm tay kiểm soát của chính quyền Nga trôi nổi trên thị trường mà AK chiếm đại đa số đó. Chúng được bán công khai lẫn bán lén lút trên chợ đen cho bất cứ tổ chức nào, kể cả cho các băng đảng tội phạm, băng đảng ma túy, các chính quyền độc tài và AK còn xuất hiện trong tay các tổ chức có đường lối cực đoan, các tổ chức khủng bố như Taliban, Al-Qaeda ở Afghanistan, Iraq và các du kích FARC ở Colombia. Theo báo cáo của lực lượng cảnh sát chung Pháp-Bỉ, một khẩu AK trôi nổi trên thị trường chợ đen Châu Âu có giá dao động từ vài trăm Euro cho đến vài nghìn tùy vào độ “Tươi” và khoảng cách vận chuyển. Một khẩu AK mới tốt nếu vận chuyển từ Bỉ sang Mỹ/Canada có thể bị độn giá lên đến 560%. Một fact: Những kẻ thực hiện vụ khủng bố tại tòa báo Charlie tại Pháp đã sử dụng AK mua lậu từ các nước Balkan Đông Âu.

Binladen và khẩu AK-47 trong một buổi phỏng vấn

Binladen và khẩu AK đã cải biến trong một buổi phỏng vấn

Lính Anh tìm thấy 2 khẩu AK-47 trong hầm trú ẩn của Al Queda tại Afghanistan

Lính Anh tìm thấy 2 khẩu AK trong hầm trú ẩn của Al-Queda tại Afghanistan

Mặc dù Mỹ nổi tiếng là một quốc gia tự do về súng đạn (vẫn có phần hạn chế) và có vô số loại vũ khí hiện đại do chính tay các công xưởng quốc phòng của Bộ quốc phòng đặt hàng, dòng súng AK vẫn là một trong những món hàng được ưa dùng tại thị trường súng đạn Mỹ, hơn cả AR-15.

AK-47 tại Mỹ

Một sản phẩm AK tại Mỹ

“Tiếng thét” trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố

Trước tiên, AK không phải và vũ khí đầu tiên bị sử dụng sai mục đích. Một loại vũ khí khác là khẩu tiểu liên “Thompson” do John T. Thompson thiết kế và đi vào hoạt động vào năm 1921, sau chiến tranh thế giới lần thứ 1. Ông cũng giống như Kalashnikov, muốn chế tạo ra một món vũ khí giúp binh sĩ Mỹ trên chiến trường cũng như cảnh sát trong nước. Ước mơ rất bình dị, cho đến khi bùng nổ kinh tế ở Mỹ nổ ra: Các ông trùm tư bản đua nhau sắm Thompson bất hợp pháp và tàn sát lẫn nhau trên đường phố Wall. Kỷ nguyên của các ông trùm Mafia Mỹ, hay còn gọi là “Bố già” (The God Father) ra đời, và Thompson được ưu ái gọi bằng cái tên đầy thân mật: Tommy gun. Tuy nhiên thời đó chủ nghĩa khủng bố còn là một điều xa xỉ và kỳ quặc, vậy nên danh tiếng của Tommy cũng chỉ dừng lại ở Mỹ.

"Tội phạm súng đạn buộc cảnh sát Chicago phải nâng cấp vũ trang" - Ngày 9 tháng 1 năm 1921

“Tội phạm súng đạn buộc cảnh sát Chicago phải nâng cấp vũ trang” – báo viết ngày 9 tháng 1 năm 1921

Irsael cũng tự chế tạo ra cho mình một món vũ khí khác là Uzi, do thiếu tá Uziel Gal – một người Do Thái gốc Đức phát minh. Ban đầu nó cũng được định là chỉ biên chế cho lực lượng cảnh sát và quân đội, tất nhiên mọi chuyện vẫn rất suôn sẻ và ôn hòa, cho đến khi các tổ chức tội phạm quốc tế như Hội Tam Hoàng và Yakuza mò đến và mang về nước, trong đó có Mỹ.

Nữ quân nhân Israel duyệt binh với Uzi

Nữ quân nhân Israel duyệt binh với Uzi

Nhưng những vũ khí trên đều có rất nhiều nhược điểm, và điều khiến chúng lập tức bị “Chìm” sau khi AK ra đời: Độ bền và giá cả. Việc bảo quản quá rắc rối, cộng thêm việc Trung Quốc trở thành “ÔNG TRÙM” sản xuất và xuất khẩu AK fake (Type 56) khiến chúng ngay lập tức trở nên lép vế (mặc dù đây vẫn là một sự lựa chọn không tồi, và thời đại Tommy gun cũng chấm dứt vào thời điểm khá lâu sau đó (khủng hoảng kinh tế thế giới lần 1). Kết hợp mọi yếu tốt hoàn hảo của AK, nó lập tức thay thế bộ mặt của xung đột xã hội và là khởi nguồn của chủ nghĩa khủng bố, mà ở đây là Hồi giáo cực đoan (Al Queda và Taliban, mới nhất thì là ISIS) hay các tổ chức khủng bố chính trị hay phe li khai (miền đông Ukraine ngày nay, Gruzia hay Chechnya khi xưa).

Có muôn vàn cách xài AK-47

Có muôn vàn cách xài AK

Thứ 2, AK là “Bộ mặt” của Chủ nghĩa Cộng Sản và chế độ thứ 3. Thật vậy, kể từ khi Liên Xô chế tạo và phổ biến AK (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) ra thế giới, hầu như toàn bộ các nước thuộc (hay từng thuộc) chế độ Cộng Sản chỉ sử dụng và theo đuổi duy nhất AK-47 và biến thể của chúng về sau. Ngay cả Việt Nam cũng đang có những kế hoạch đa dạng hóa các loại vũ khí cầm tay cho quân đội nhân dân. Ở những quốc gia kém phát triển hay thuộc chế độ chính trị thứ 3 như Châu Phi (nội chiến giữa các bộ lạc, bộ tộc hay quân đội Chính phủ với các phiến quân khủng bố (Boku Haram chẳng hạn) hay Triều Tiên, Iraq, Iran, Trung Quốc đều sử dụng những biến thể nâng cấp từ AK-47 (Trung Quốc thì có thêm QBZ). Còn các tổ chức khủng bố ưa chuộng AK thì đều vì 2 lý do duy nhất: Giá rẻ và Bền chắc.

AK-47 thường xuyên được đưa lên áp phích Việt Nam

AK-47 thường xuyên được đưa lên áp phích Việt Nam

Iran là quốc gia rất ưa dùng dòng súng AK

Iran là quốc gia rất ưa dùng dòng súng AK

Thứ 3, một điểm đáng ngạc nhiên là Mỹ cũng đi sản xuất AK (Có bằng sáng chế được Nga cấp) để “Xuất khẩu” cho các nhóm khủng bố mà họ tài trợ, gọi là “Khủng bố ôn hòa” tại Syria. Với sự đầu tư vào nguồn cung AK từ quốc gia đầu tư nhiều nhất thế giới vào quốc phòng thì e rằng tương lai loài người vẫn còn phải chứng kiến AK choảng nhau lâu dài.

AK-47 mới cứng của Mỹ tại Afganistan

AK-47 mới cứng của Mỹ tại Afganistan

Một số bộ phim khắc họa sâu sắc sự tàn bạo, khát máu của dòng súng AK

Như đã nói, AK là một “Diễn viên” cưng của các nhà làm phim Hollywood!

  • Black Hawk Down – Diều hâu gãy cánh (2001): nội dung kể về cuộc can thiệp quân sự của Mỹ vào Somali nhằm cứu vãn tình thế ở đây, giữa cuộc chiến của 2 phe phiến quân đã cướp nguồn viện trợ lương thực của LHQ và khiến họ phải can thiệp quân sự.
AKS-74U trong Black Hawk Down

AKS-74U trong Black Hawk Down

  • Blood Diamond – Kim cương máu (2006): kể về sự khốn khổ và ách thống trị tàn bạo, độc ác và man rợn của các phe phái phiến quân ở Châu Phi trong quá trình khai thác kim cương nhằm bán cho các tập đoàn Mỹ/Châu Âu dưới cuộc hành trình của Danny và Solomon.

Blood diamond

  • Lord of War – Chúa tể chiến tranh (2005): Kể về cuộc đời của một tên buôn lậu vũ khí người Ukraine Yuri Orlov (Nicolas Cage thủ vai). Bộ phim cho ta thấy toàn cảnh về sự nguy hiểm của nghề này cùng với trách nhiệm nhân tính của con người, cả kẻ buôn lậu vũ khí lẫn những kẻ chế tạo, thiết kế ra nó, giữa 5 cường quốc sản xuất và buôn bán vũ khí là Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Anh.
Nicolas Cage vào vai trùm buôn vũ khí

Nicolas Cage vào vai một trùm buôn vũ khí xuyên quốc gia

Vậy cuối cùng, AK tốt hay xấu? Câu trả lời đơn giản thôi: Súng không làm con người xấu, con người làm chúng xấu.

Kết thúc bài viết. Hi vọng bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về một trong những khẩu súng đã định hình nên nền cách mạng và độc lập của đất nước ta cũng như các cuộc xung đột, chiến tranh khác trên thế giới.

Hail the AK-47!

Hail the AK!

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


8 cụng ly