Cry of Fear (P.1) Cùng đi sâu vào cuộc sống của thanh niên bất hạnh nhất thế giới game năm 2012

Khách quen

  

 


Mở đầu tôi xin được dành tặng lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những người đã đóng góp và làm việc để tựa game bắn súng Half Life huyền thoại ra đời cũng như lời cảm ơn đến team Psyksallar đã tạo điều kiện cho tôi được chơi thêm một game tuyệt vời như Cry of fear. ( Free to play on Steam).

Bài viết hầu hết chứa những cảm nghĩ cá nhân cùng những trải nghiệm có được qua quá trình chơi và tìm hiểu game. Tất nhiên tôi cũng đa dành kha khá thời gian để bàn luận với rất nhiều người chơi khác trên các phương tiện như YouTube, FaceBook, hay Fandom… ( Cảnh báo Spoiler)

Cry of Fear ra mắt vào ngày 22 tháng 2 năm 2012 dưới danh nghĩa là một bản mod của Half life, và để chơi game này thì trong máy của bạn phải cài sẵn Half Life đã. Nhưng nhờ những thành công mà game và đội ngũ team Psykskallar gặt hái được nên vào tháng 4 năm 2013 Cry of Fear ra mắt như một tựa game độc lập hoàn chỉnh, riêng biệt khỏi Half Life. Cry of Fear là một game kinh dị, hành động góc nhìn thứ nhất, game chịu ảnh hưởng từ rất nhiều nhưng game kinh dị gạo cội từ trước đến này đặc biệt là từ Silent Hill series(dễ nhận thấy ở phần warning ” . Game chưa bao giờ được công bố một giả thuyết chính thức giải thích tường tận về cốt truyện cũng như những features có mặt trong game, xung quanh nó luôn là các giả thuyết phần hợp lý nhưng cũng có nhiều lỗ hổng.

Bài viết là sự góp nhặt, dựa trên trải nghiệm cá nhân của tôi dưới góc nhìn của một player và một reader và không đảm bảo hoàn toàn 100% chính xác về tất cả các giả thuyết cũng như lý giải trong bài viết này là đúng… Điều quan trọng là hãy tự chơi và cảm nhận nó.

Đôi chút về team Psykskallar: Họ là một nhóm phát triển game độc lập Thụy Điển gồm 4 thành viên người và chuyên về thiết kế và tạo ra các bản mod cho Half life như Afraid of Monster DC hay Resident evil Cold Blood và Grey Halflife 2 mod…..

Cái tên Psykskallar được dịch ra là team Sickheads… phản ánh nhiều ở phong cách làm game của họ J. Team ban đầu được thành lập bởi hai thành viên ruMpel và Minuit sau này có thêm hai thành viên nữa là DragonNor và BerzerkK89 phụ trách việc lồng tiếng nhân vật. Và Cry of Fear sau đó được hình thành bởi một số những khách mời ngoài team khác… bạn có thể tìm hiểu thêm về team ở các nguồn khác trên internet như wiki fandom chẳng hạn

Lần đầu tiên chơi Cry of Fear và chưa muốn tìm hiểu nhiều về game này tôi đã từng nghĩ game được phát triển dựa trên source engine….. nhưng không phải như vậy game được phát triển trên nền tảng đồ họa GoldSrc Engine của Half Life, một engine đã đem lại rất nhiều tiêng tăm đến với Valve, và Team Psykskallar đã hồi sinh nó trong Cry of Fear một cách tuyệt vời.

Có thể nói năm 2012 là một năm thành công của Cry of Fear và Psykskallar

Game nhận được rất nhiều những giải thưởng từ to đên nhỏ như Community Award, Best Single player of the Year 2012,Scariest game of the Year 2012 cùng với một vài giải thưởng khác được công nhận từ ModDB.

Kết quả hình ảnh cho Cry of Fear InventoryTrong khi chơi Cry of Fear ta sẽ thường liên tưởng đến rất nhiều tựa game kinh dị huyền thoại cũ như Resident evil, Fatal Frame và tiêu biểu là Silent hill. Với lối xây dựng cốt truyện đậm chất u ám, các hệ thống hint về cốt truyện rải rác trong game qua sự thiết kế của từng màn chơi( qua những sequence , những hội thoại hay note không rõ ràng, qua hệ thống Puzzels , và qua những kẻ thù mà người chơi phải đối mặt. Game có hệ thống easter egg rất phong phú, có cơ chế unlock item sau khi hoàn thành các archive hoặc phá đảo game tại một mức nào đó. Game đòi hỏi game thủ phải chú ý rất nhiều chứ không phải walkthrough như điên để qua game, hệ thống combat của game cũng khá hard core và thực tế , khi bạn điều khiên Simon trong phần single player vũ khí như súng đạn thường rất khó dùng và không chính xác như khi bạn chơi phần game coop điều khiển 4 cảnh sát trên hành trình can thiệp vào số phận của Simon, điều này dễ hiểu vì Simon không hề quen với việc sử dụng vũ khí trước đây và những gì xảy ra trong quyển sách đều là sự phản ánh từ góc nhìn và trải nghiệm của Simon thật. Súng,medic items và đạn dược cũng rất khó khăn để tìm kiếm và đôi khi game ủng hộ player sử dụng biện pháp rút lui khéo léo để bảo toàn mạng và tài nguyên. Game có hệ thống inventory khá hợp lý, chế độ dual wield giúp người chơi có thể mang cùng lúc đèn và vũ khí hoặc hai vũ khí ngắn. Hệ thống stamina phục vụ cho việc combat và di chuyển nhưng đồng nghĩa với việc người chơi sẽ không thể né đòn và tăng tốc hay nhảy liên tục được, vì vậy đòi hỏi người chơi cần phải tính toán nhanh để có thể thoát khỏi những tình huống hiểm nghèo. Game có tổng 7 ending bao gồm cả ending troll :)) các ending này giúp hoàn thành giả thuyết cho toàn bộ game. Theo tôi Cry of Fear xứng đáng có một slot trong vị trí vinh danh những tựa game kinh dị tuyệt vời nhất, với việc hòa quyện hoàn hảo giữa combat và giải đố, giữa ẩn dụ ám ảnh và jumpscare tụt quần. (Jumpscares outlast không tuổi nhé hihi)

Kết quả hình ảnh cho cry of fear wiki

Giờ không để các bạn cùng chờ lâu nữa, bật đèn pin điện thoại lên và theo tôi qua những lối mòn của hành trình ác mộng có tên Cry of Fear.
Game mở đầu bằng một âm thanh rất khó chịu, tiếng vật kim loại va chạm, hay tiếng giày bước trên các bậc thang thép vang vọng lại. Tiếp theo đó là một dòng tâm sự của nhân vật chính Simon ( một thiếu niên 19 tuổi) xuất hiện. Giọng của cậu thiếu niên chất chứa đầy cay đắng, căm hận và đau khổ. Một bản hòa âm của sợ hãi và tuyệt vọng. Tâm sự của Simon cho ta một cái nhìn rõ và bao quát hơn về bối cảnh của game, cũng như một phần nào nội dung mà game muốn truyền tải đến người chơi. Simon một thiếu niên 19 tuổi cô độc và rụt rè ,ưa thích loại nhạc metal rock đang trên tàu điện ngầm trở về căn hộ chung cư của mình tại Stockholm, Thụy Điển ( Một điều đáng chú ý ở đây chính là mọi địa điểm trong game đều dựa trên những địa điểm có thật tại Thụy Điển bao gồm cả hệ thống tàu điện ngầm,trường học vv (Youtuber Pewdiepie khi chơi Cry of Fear cũng phải thừa nhận điều này..)
Sau đó ta gặp lại Simon lúc này đang tản bộ những bước cuối trước khi trở về căn hộ trung cư buồn tẻ của mình. Tại đây sự kiện Black Day đã xảy ra là mốc đánh dấu cho mọi sự kiện sau này của Cry of Fear. Simon trở thành nạn nhân của một vụ “hit and run” bởi xe ô tô. Cậu khi đó đang cố gắng cứu một người đàn ông bị thương bất ngờ tại vỉa hè. Ngay lập tức Simon và bị tấn công bởi một tài xế dấu mặt, chiếc xe tông thẳng vào cậu và người đàn ông, nhưng chỉ có duy nhất Simon bị thương, lúc này góc nhìn được chuyển về góc thứ nhất và người chơi sẽ bắt đầu trải nghiệm trò chơi qua mắt của Simon, hay gần như vậy. Simon lúc này gần như rơi vào trạng thái hôn mê, những phút cuối trước khi nhắm mắt là hình ảnh người đàn ông mà Simon vừa cứu đang nhìn thẳng vào cậu nhưng….. dường như không hề có ý định giúp đỡ. Điều này lý giải cho những cảm xúc giận dữ của Simon sau này, cảm giác bị phản bội và ức chế, và hình ảnh Simon đập đầu một người đàn ông vào tường cho đến khi sọ người này chỉ còn là một mớ lùng bùng xuất hiện. Sau vụ tai nạn, cột sống của Simon bị tổn thương nặng khiến cậu hoàn toàn mất khả năng đi lại,tiếp sau đó là sự xuống dốc nhanh chóng của thể xác và tinh thần, Simon đối mặt vòng vây của trấn động tâm lý sau thảm họa dẫn đến sa lưới trầm cảm, chứng lo lắng, tuyệt vọng và mất ngủ …. Dựa trên hiện thực là trước đó Simon cũng đã phải đối mặt với những hiện tượng tâm lý tiêu cực và khó khăn trong việc hòa đồng với xã hội từ khi lên đại học.

Thời gian vun vút trôi, một người quan trọng khác xuất hiện trong cuộc đời của Simon. Bác sĩ Purnell, một chuyên gia tâm lý được thuê để giúp Simon cảm thấy khá hơn, ông trở thành người chữa trị kiêm giám sát của cậu. Tuy nhiên qua quá trình làm việc, Purnell gặp phải rất nhiều trở ngại. Simon thường xuyên tìm cách lảng tránh những câu hỏi về cuộc sống hiện tại cũng như quá khứ, khi thảo luận về những vấn đề liên quan đến tình trạng lo âu và trầm cảm của mình cậu thường không bao giờ nhắc đến gia đình và trường học, những cuộc nói chuyện của Bác sĩ Purnell và Simon dần dần có những khoảng cách vô hình, và cậu trở nên cực kì giận dữ khi bác sĩ nhắc đến sự kiện ” The Black Day”. Có thể dễ dàng nhận thấy Simon là hình ảnh tiêu biểu cho những lớp thanh niên sống nội tâm, luôm cảm thấy bất mãn với bản thân và cuộc sống, luôn cảm thấy bị đè bởi gánh nặng và áp lực từ một xã hội vô tâm(bị bỏ rơi,bạo hành học đường ,bị lừa dối) yêu thích những thể loại nhạc mạnh, khả năng giao tiếp và hòa nhập xã hội kém. Những người này chỉ cần một đòn bẩy ví dụ như trường hợp của Simon chẳng vì lý do cụ thể nào bị kẹt với chiếc xe lăn đến cuối đời, hết hi vọng , đường cụt, “sẹo tâm lý” từ đó dẫn đến tình trạng bạo lực, trở nên hoài nghi, đối mặt với trầm cảm và tự cảm thấy mình vô dụng. Trong miêu tả của Purnell ( đoạn record này bạn sẽ nghe thấy được tại chapter 4 Drowned in Sorrow khi người chơi điều khiển Simon vượt qua một lối đi tối tăm và có cảm giác vô tận” “https://www.youtube.com/watch?v=vHisppJudyo

Kết quả hình ảnh cho cry of fear wikiSimon thừa nhận rằng cậu bắt đầu gặp ảo giác thường xuyên hơn, nhưng không thể miêu tả rõ về những ảo giác đó, tiếp đến là triệu chứng mất trí nhớ cũng như việc Simon trở nên nghiện các loại thuốc giảm đau hay an thần, và coi chúng như sự cứu rỗi duy nhất của mình..lý giải cho hình ảnh cậu sử dụng morphine và các loại thuốc lạ để hồi sinh lực trong suốt gameplay.

Purnell sau khi nhận được những kết quả tiêu cực từ việc điều trị cho Simon, ông bắt đầu có những dấu hiệu chán nản thậm chí hoài nghi và coi nhẹ tình trạng của Simon. Ông áp dụng cho bệnh nhân đặc biệt của mình một liệu pháp khá quen thuộc , đưa cho Simon một quyển sách và bảo cậu thổ lộ hết những suy nghĩ, cảm giác, tình cảm vì nếu cậu không muốn nói với bác sĩ thì có thể nói với quyển sách ….. điều này tạo cảm giác an toàn và riêng tư hơn chăng.. ?? . Dù sao thì những ngày đầu bác sĩ Purnell nhận thấy được tình hình dần dần trở nên khởi sắc, ông trở nên lơ là hơn với tình trạng của Simon. Điều ông không hề tính đến chính là ông không thể tác động vào ngoại cảnh cũng như không hề dành thời gian đọc cuốn sách. Và rồi mọi thứ bắt đầu tệ đi. Cơn ác mộng bắt đầu..
Vậy bạn tự hỏi điều gì đã xảy ra… hmm nói ngắn gọn thế này. Simon viết tất cả những suy nghĩ và cảm xúc vào cuốn sách như Purnell yêu cầu, nhưng không hề nhận lại sự cảm thông nào, cuốn sách theo suy nghĩ của bác sĩ Purnell sẽ là cái rương để cất giữ những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực bên trong Simon, thế nhưng cái rương nào cũng phải có lúc đầy tràn và nó bỗng nhiên hoạt động như một cái gương phản chiếu tâm trí , Simon mặt khác đang rơi dần vào trạng thái không thể kiểm soát , mất trí nhớ và việc quá nhập tâm vào cuốn sách ( well bởi vì thanh niên éo có việc gì hay hơn để làm) tình cờ cậu tạo ra một phiên bản phản chiếu khác của mình ” Book Simon”phiên bản này depic Simon trước lúc gặp tai nạn.

Và hầu như xuyên suốt game sẽ là hành trình của phiên bản này của Simon vượt qua những địa điểm trong quá khứ , những kí ức , trải nghiệm đau buồn của Simon và cả những cơn ác mộng “nightmare sequence” (không gian xung quanh Simon bỗng trở nên tối tăm, tường và trần phủ một màu của máu và rỉ sắt và những nightmare sequences này hay như tôi gọi là “ác mộng trong ác mộng” chịu ảnh hưởng từ những Otherworld sequences của Silenthill, các bạn có thể search youtube hai cái tên này để hình dung rõ hơn nếu chưa chơi qua 2 tựa game này ) Nightmare sequence đầu tiên thật sự ấn tượng khi Simon tìm thấy mình đang ở trong phòng của bản thân, tại đây bạn sẽ tìm thấy poster của người anh hùng Gordon Freeman ( và biết đâu việc éo bao giờ có Half Life 3 khiến tình trạng tuyệt vọng của Simon trở nên tệ hơn ) Simon lúc này được trang bị bởi một chiếc camera và di chuyển trong một không gian tối như mực, bạn hoàn thành màn chơi này bằng cách di chuyển và chụp hết những dấu X trắng từ đó hé lộ nhưng manh mối ban đầu về quyển sách và tương lai của một Book Simon đầy thù địch vv..vv và tại dấu X cuối cùng đã khiến tôi hét như đàn bà giữa quán nét :((.

Chiến đấu chống lại những con quái vật được tạo ra từ sự hỗn loạn trong tâm trí Simon. Nếu ” Book Simon” hoàn thành cuộc hành trình một tia hi vọng cứu rỗi sẽ đến với cậu khi cậu hoàn toàn tiêu diệt và trục xuất hết những con quỷ kí sinh trong tâm trí mình thường là biểu hiện cho những suy nghĩ tiêu cực như giận dữ, sợ hãi, trầm cảm, ham muốn tự sát và trả thù bên trong con người vv….( The cat lady và downfall là hai tựa game tôi thấy khai thác chi tiết này cũng khá thành công”)

Tất nhiên, mọi chuyện không hề dễ dàng và đơn giản như vậy vì khi Simon đặt toàn bộ tâm trí của mình vào quyển sách dường như thế giới bên trong nó bắt đầu ảnh hưởng ngược lại về phía Simon, nói cách khác nó bắt đầu trở nên hữu hình và sống động như thế giới thật và hơn hết sinh mạng của Book Simon như là biểu hiện cho việc liệu Simon thật có thể chịu đựng và đối mặt với những khó khăn thất vọng trước mắt hay những ký ức đau buồn trong quá khứ hay không. Nếu như Book Simon chết đồng nghĩa với việc Simon không thể đối mặt với tình trạng của mình cũng như những thứ khiến cậu cảm thấy đau buồn và trầm cảm xâm chiếm toàn bộ ý chí và Simon buộc phải chọn lối thoát nhanh chóng là găm một viên đạn vào đầu mình.

Kết thúc phần 1 của bài viết bằng ending bad đầu tiên như là lời cảnh tỉnh cho sự thất bại trong việc tìm hiểu nhân vật và động cơ của game mà walkthrough theo kiểu bản năng :))
Trước khi nhận bad ending Simon trải qua một nightmare cuối cùng một trận chiến cam go nhưng đến đây player bắt đầu tá hỏa khi nhận ra mình đã dấn thân vào điều gì, khi Book Simon đối mặt với Simon trong thế giới thật và phải chiến đấu với những hình dạng méo mó cuối cùng của chính mình trong lúc tìm cách mở một cánh cổng sắt ngăn cách giữa bản thể thật và bản thể sách. Thế nhưng sau khi song sắt được mở ra, thay vì giải cứu Simon thật Book Simon giận dữ lao vào tấn công và bóp chết Simon trong thế giới thực. Wtf just happen :(( không phải Book Simon đi chặng đường dài vậy là để Simon thực được sống khỏe mạnh và bước tiếp? Lý thuyết là vậy nhưng do một vài lựa chon chưa tính tế trong quá trình walkthrough dẫn đến việc Book Simon trở nên giận dữ và ích kỉ, hắn đổ lỗi cho Simon thật là một kẻ yếu đuối hèn nhát đã tạo ra hắn, tạo ra thế giới này để bắt hắn phải chịu đựng những thứ kinh khủng mà Simon phải chịu đựng. Có thể nói đơn giản Simon thật dùng quyển sách như một biện pháp lảng tránh nhưng rồi gặp tác dụng phụ và phải ngước cái nhìn cuối cùng của mình về phía một bản thể tuyệt vọng giống hệt mình.


Nếu bản ngoảnh đi khỏi những rắc rối, sợ hãi hay tội lỗi, kiểu gì chúng cũng sẽ kiếm được cơ hội để quay trở lại. Simon cuối cùng đóng quyển sách lại và tự kết thúc cuộc đời mình sau khi để lại một bức thư chứa sự thất vọng tràn trề , phẫn nộ của Simon lên đến cực điểm khi cậu đổ lỗi cho mọi người xung quanh về tình trạng của mình, và rùng rợn hơn nữa là hệ lụy dẫn đến sự thiệt mạng của hai nhân vật khác trong game một là bác sĩ Purnell và hai là nhân vật X( tôi sẽ chia sẻ về nhân vật X này trong phần sau của bài viết). Ending 1 là lời nhắc nhở cho mọi người về mối nguy hiểm của sự thờ ơ trước những chứng bệnh tâm lý và cả những tác nhân xã hội tạo ra chúng, và nếu những người liên quan không chọn cách giúp đỡ, hay không chịu đối mặt với hiện thực mà đổ lỗi, chối bỏ trách nhiệm cho người khác…..thì hệ lụy cuối cùng của Cry of Fear là không thể tránh khỏi :>

Kết quả hình ảnh cho cry of Fear Simon

Cảm ơn vì đã đọc và nếu anh em có thắc mắc hay buồn bàn luận thêm thì cứ việc type xuống bình luận và chúng ta sẽ dành thời gian để đàm đạo về tựa game tuyệt vời này ( Còn nữa)

 

 

 

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


4 cụng ly