Giới thiệu CrossCode – tuyệt phẩm ARPG

Chủ xị

  

CrossCode là một game ARPG được phát hành bởi RadicalFishGames, với điểm nổi bật là so với giá tiền của nó thì mọi game khác gần như không có tuổi đứng chung.

CrossCode lấy bối cảnh là một tương lai xa, khi công nghệ tiên tiến tới mức một trò chơi MMO mang tên CrossWorlds đã được tạo ra, và chơi trực tiếp, trên một mặt trăng của một hành tinh lạ, tên gọi là Shadoon. Bằng cách sử dụng các “avatar”, người chơi tại nhà có thể điều khiển nhân vật của mình tương tác với thế giới thực, tức là những kiến trúc, những khung cảnh thiên nhiên của CrossWorlds thực chất chính là môi trường của Shadoon. Ở đây, nhân vật của chúng ta, Lea xuất hiện. Lea là một avatar, tức là nhân vật được điều khiển bởi người chơi, nhưng cô hoàn toàn không biết điều đó, và khác với những avatar khác, cô không thể nói. (Vì thế nên trong game Lea chỉ có thể nói một vài chữ như là “Lea”, “Hi”, “Bye”… Dễ thương chết được). Ngay khi bắt đầu trò chơi, Lea đã xuất hiện trên con tàu S.S.Solar mà ngay cả cô cũng không biết tại sao, nhưng những thủy thủ đoàn đã giúp cô lấy được những kĩ năng cần thiết trong hành trình khám phá Shadoon, và hơn nữa, là tìm ra gốc gác và sự thật về bản thân mình. Trên đường đi, Lea gặp được sự hỗ trợ của bạn bè như Emilienator và C’Tron cùng với hội First Scholars, một tập hợp những thành viên hứng thú với những câu chuyện cũng như văn hóa trong quá khứ của mặt trăng Shadoon. Cùng với đó, cô bị săn đuổi bởi một sinh vật bí mật tự xưng mình là “Thần” và theo đuổi, tìm cách chiếm đoạt Lea ra khỏi CrossWorlds với những động cơ bí ẩn.

Quý vị biết tại sao khi chơi xong Early Access (phiên bản 0.9.8, rất gần với bản chính thức) là tui không dám đụng vào game này lần hai không? VÌ NÓ HAY TỚI MỨC TUI KHÔNG BAO GIỜ MUỐN NÓ KẾT THÚC. Có vẻ hơi không liên quan, nhưng con PC nhà tui rất cà tàng, và ý tui “rất cà tàng” là máy tính từ thời khủng long chưa xuất hiện ấy, chạy Halo: CE chỉ được 30 FPS ấy. Nhưng CrossCode, ôi thần linh thổ địa ơi, hệ thống điều khiển và chiến đấu của nó phải nói là không còn gì thỏa mãn hơn, ngay cả khi chạy trên một củ khoai mì! Phần điều khiển của game làm bạn cảm thấy cực kì chắc tay vì nó rất, rất là responsive và hơn nữa bạn không còn thấy mình đang điều khiển Lea một cách gò bó nữa, mà chính mình đang thực sự chạy bên trong thế giới rộng lớn của CrossCode! Còn về phần combat, thoạt đầu nó rất đơn giản: bạn chỉ cần WASD để đi lòng vòng, chuột trái gần Lea để đánh gần, chuột trái gần Lea để ném bóng (mà các nhân vật trong game gọi là “balls” hehe xd), chuột phải để lướt, vậy thôi, à ấn C để dựng khiên nữa. Càng về sau, nâng cấp càng nhiều, và bạn sẽ nhận được những điểm để nâng cấp skill tree của mình. Đúng, bạn đọc không sai đâu, CrossCode có một skill tree! Nhưng khác với những game RPG – có thể nói là hardcore – khác, hệ thống này của CrossCode cực kì dễ làm quen. Nâng cấp điểm vào phòng thủ để tăng thủ, máu để tăng máu, tấn công để tăng sát thương… nó cơ bản và cực kì dễ hiểu, nên bạn không cần phải lo tìm trên Google “Nâng cấp nào là ngon nhất cho Lea CrossCode”. Một khi bạn đã đầu tư đủ thời gian vào hệ thống này, skill tree sẽ bắt đầu giới thiệu cho bạn những cái gọi là “Art”. Nói cho hoa mỹ chứ Art thực ra cũng chỉ là một nút bên trong skill tree mà thôi, song nó lại cho phép Lea sử dụng các chiêu thức khác, mạnh mẽ hơn và có tác động lớn hơn đến một cuộc giao tranh. Trong hệ thống của CrossCode cũng có các skill tree khác, được sử dụng mỗi khi Lea chuyển đổi trạng thái, (đóng vai trò lớn trong cốt truyện cũng như tiêu diệt kẻ địch) mà có thể tạm gọi là “Hệ”. Có 4 Hệ chính trong CrossCode: Heat, Cold, Shock và Wave (và còn một hệ neutral có thể được sử dụng khi Lea không biến đổi hệ nào, và sử dụng skill tree trung tâm. Mỗi skill tree riêng biệt có những chiêu thức đặc biệt mà chỉ có thể sử dụng được khi Lea đang ở Hệ đó. Ví dụ: Khi nhấn space tầm gần ở Neutral thì Lea sẽ phóng ra một lưỡi cưa trước mặt, gây sát thương và hất kẻ địch, còn khi nhấn space tầm gần khi đang ở hệ Heat thì Lea sẽ quay một vòng, phun lửa xung quanh và thiêu đốt kẻ địch. Có quá nhiều thứ để thử nghiệm!

Thêm vào đó, CrossCode có thêm một hệ thống những menu được trình bày rất rõ ràng, cho phép người chơi trang bị cho Lea các loại vũ khí, cài đặt các loại buff, xem thông tin quái, thực vật và thậm chí là đọc cả lore về thế giới của game ngay bên trong game. Các cửa hàng sẽ có bán vũ khí cơ bản, nhưng điểm nhấn của nghệ thuật vũ trang đây chính là những trader, giống như một MMO cơ bản vậy. Các vũ khí của trader thường mạnh hơn vũ khí cơ bản và thường đi kèm nhiều loại bùa lợi khác nhau tùy thuộc vào phong cách chơi của mỗi người.

This goat is basically me tbh

CrossCode đã thực sự quá hoàn hảo về mặt điều khiển, vậy còn đồ họa hay story? Well, nếu bạn là fan của đồ họa pixel art thì tui dám cá chơi game này cũng giống như bạn được ngắm ngực trần của Gabe Newell – không, Kate Upton cả ngày ấy. Bản thân tui cũng là một fan rất, rất, cứng – cứng hơn cả đầu của lão bụng bia khi bị bảo chơi To the Moon cả ngày mà không chịu – của pixel art, nên khi tìm thấy CrossCode chẳng khác nào đào được mỏ vàng. Đồ họa của CrossCode thực sự đã nhắc nhở cho mọi người biết rằng vẻ đẹp của pixel art thực sự là nhiều hơn chỉ là một mớ khối vuông gắn với nhau như họ hay nghĩ.

Đây là một ví dụ của pixel art trong CrossCode, cũng là con trùm chính thức đầu tiên Lea gặp.

Nếu không có chú thích thì tui dám cá quý vị sẽ nghĩ rằng con quái kia là một bức vẽ bình thường. Đồ họa của CrossCode… có thể tui sẽ nói rằng nó đã khai thác gần như triệt để những tiềm năng có thể của pixel art và nâng nó lên một tầm cao mới. Và đó là một understatement.

PHÁN QUYẾT: Từ lúc chưa biết gì về trò này tới khi bị hớp hồn vì bản demo của nó, CrossCode đã ngay lập tức trở thành trò chơi đầu tiên mà tui dành hơn 35 tiếng trong vòng 6 ngày đầu mua game. Và đó là tui thậm chí còn chưa chạm vào bề mặt. Trò chơi quả thực là một trải nghiệm thay đổi tầm mắt và sẽ làm bạn đắm mình vào trong thế giới phi thường của Shadoon. Phiên bản 1.0 của trò chơi vừa được phát hành vào hôm nay (21/9) theo giờ Việt Nam, và hiện đang được giảm giá. Nhưng theo tui? TRÒ NÀY QUÁ HAY ĐỂ BẠN NGỒI DÀI CỔ ĐỢI GIẢM GIÁ. MUA LIỀN. MUA NGAY. MUA LẬP TỨC.

CrossCode hiện đang được bán với giá 188.000đ trên Steam, và $19.99 trên GOG. Hiện chưa có phiên bản cho các platform khác.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


4 cụng ly

  • Mạnh - 22.09.2018

    Không biết bao giờ quán beer đánh giá cả Secret of Grindea đây .
    Cả Risk Rain nữa. Hai game này không quan trọng lắm ở cấu hình nhưng một game 2 3 năm rồi Early còn Game kia thì Dev đang từ bỏ dần. Tuyệt vọng cho ARPG càng ngày càng bị vùi lấp


  • Chị của Chúa - 14.04.2020

    2 tiếng in-game và ta phải công nhận rằng game này thật tuyệt vời


  • PlayHardcor3 - 16.11.2021

    Nếu ai yêu thích phần game gốc thì hãy mua ngay DLC của game nhé :)) cực kì đáng tiền