Hero’s Quest hay Quest for Glory – Câu chuyện về những chàng hiệp sĩ vô danh

Khách quen

  

Ra mắt với cái tên nguyên bản Hero’s Quest, Sierra On-line vướng phải vấn đề bản quyền thương hiệu với công ty chuyên làm board game Milton Bradley. Sự kiện này khiến cho các phiên bản Hero’s Quest sau đều được chuyển thành cái tên mới: Quest for Glory (dù phần 1 vẫn giữ cái tên là Hero’s Quest). Nhưng dù cho có là Hero’s Quest hay Quest for Glory thì cái chất hiệp sĩ vẫn được thể hiện/kế thừa rất tốt từ phiên bản này đến phiên bản khác. Bài viết này xin dùng HG để viết tắt thay cho QfG vì thuận tiện hơn.

HQ là một dòng game nhập vai phiêu lưu nổi tiếng nhất nhì của Sierra On-line (giờ là Sierra Entertainment). Người chơi sẽ được vào vai một chàng trai vô danh, sống ở một vùng hoang sơ hẻo lánh cách thung lũng Spielburg vài chục dặm. Devon Aidendale (tên của anh hùng) cũng đã đến tuổi bẻ gãy sừng trâu nhưng anh không hề muốn mỗi ngày làm vườn, sống yên bình ở nhà mặc cho thiên hạ có ra sao, anh luôn nghĩ mình sẽ làm việc gì đó thật tuyệt vời, làm một anh hùng cứu thế chẳng hạn? Rồi đến mùa thu năm đó, anh quyết định khăn gói ra đi mặc cho bao can ngăn từ phía gia đình của mình. Không hề có ngựa hay bất kỳ phương tiện nào để di chuyển, Devon một mình băng rừng lội suối để đặt bước đến thị trấn Spielburg, nơi huyền thoại bắt đầu…

[…]

Chỉ là phần dạo đầu của Quest for Glory: So you want to be a hero, nhưng nó đã mở ra bước tiến thành công trong chuyện tạo nên bầu không khí phiêu diêu đúng chất anh hùng ngày xửa ngày xưa. Mỗi phần hầu như đều liền mạch, kể tiếp câu chuyện trở thành anh hùng của Devon và cũng đều nhận được sự đón chào nồng nhiệt từ phía fan hâm mộ. Tổng cộng có năm phần classic và một phần mới nhất vừa được phát hành trên Steam cách đây không lâu với một câu chuyện khác. Bốn phần đầu tiên, HQ theo phong cách click-point truyền thống và sang phần năm thì lối chơi cải biên thành kiểu nhập vai hành động.

Gõ “go home” để về nhà

Nói về thể loại Adventure cổ điển xuất hiện trên dòng máy vi tính cũ, chúng đều có một đặc trưng là sử dụng các cụm từ (Phrase) hoặc đoạn văn ngắn (clause) để giải quyết các câu hỏi trong game. Ví dụ: close door/close the door có tác dụng mở cửa khi nhân vật tiến gần cánh cửa nào đó. Tuy nhiên điều này không hẳn đúng 100% trường hợp, nó còn phụ thuộc vào giới hạn cho phép của mỗi game Adventure đưa ra. Nếu sử dụng cú pháp sai hoặc vượt quá giới hạn cho phép thì chúng ta chắc chắn sẽ nhận được một bảng thông báo nho nhỏ kiểu: “Master! Word can not use in game” chẳng hạn. Yếu tố này vừa thu hút nhưng cũng tự khóa mình trong phạm vi hẹp tuyến tính của câu chuyện dài. Đôi lúc sử dụng cú pháp đúng nhưng sai thời điểm, ví dụ như chuyện gặp ông phù thủy A rồi mới giết quái B… Thành ra suy cho cùng thì hình thức sử dụng câu cú đơn giản để sang một ngữ cảnh mới của dòng game này chỉ phù hợp cho những ai thích game cũ, những con người thuộc về thời điểm nó mới ra đời vào những năm đầu 90.

Cũng có hệ thống spell riêng như ai

Bây giờ công nghệ tiên tiến quá rồi, thế giới mở gần như là yếu tố không thể thiếu ở mọi game nhập vai. Xét trên khía cạnh tinh túy mà HQ mang lại chính là những đoạn hội thoại mang đậm tính chất hiệp sĩ. Không phải kẻ yếu nào cũng đáng tin, cũng như không phải kẻ ác nào cũng không thể quay đầu. Sau từng nhiệm vụ xen kẽ tuyến tính, người chơi sẽ dần dần “cảm” được cái không khí trong game. Song song đó HQ vẫn mang màu sắc của dòng RPG. Game cho phép người chơi chọn class cơ bản: Wizard, Rogue, Warrior. Cũng có các chỉ số nâng cấp và vật phẩm thu lượm. Càng về các phiên bản đời sau, gameplay RPG được chăm chút kỹ hơn để tránh tình trạng mất chất riêng vừa giải đố vừa RPG của cả series.

Bạn thích ngắm nhìn cảnh thơ mộng của Quest for Glory chứ?

Tấm này thì sao?

Người viết không muốn xét về khía cạnh âm nhạc cũng như hình ảnh của HQ. Đơn giản vì nó đã lạc hậu quá nhiều so với thời đại (nhưng tính ra thì hình xuất ra trên chuẩn VGA không hẳn là tồi đâu!), công nghệ CGA, EGA thiếu thốn màu sắc như vậy chỉ có những ai hiểu về nguyên tắc vẽ hình trên từng ô Pixel thì mới thấy nó nghệ thuật như nào :D. Để hiểu sơ lược về mảng hình ảnh được vẽ thì các bạn có thể xem qua series của 8-bit guy theo link này.

Phiên bản mới nhất của Quest of Glory vừa ra mắt trên Steam vào ngày 10/07/2018 dưới bàn tay của cha/mẹ đẻ luôn. Cặp vợ chồng The Coles sau khi rời khỏi Sierra, họ cùng nhau lập nên studio indie có tên là Far Studio đã từng thực hiện sản phẩm Shannara – cũng là game dạng Adventure RPG. Giờ Far Studio chuyên về thiết kế web và nghệ thuật còn về mảng game thì The Coles lập riêng studio Transolar Entertainment để tiếp tục phát triển đam mê của mình. Hero-U: Rogue to Redemption tốn mất 6 năm để hoàn thành đồng thời cũng là sản phẩm duy nhất của studio Transolar tính cho đến thời điểm này. Game nhận được nhiều sự tán dương từ phía cộng đồng đặc biệt là các fan gạo cội.

Anh hùng thời nào cũng có!

Game xoay quanh trường học chuyên dạy các anh hùng, nhưng ngặt nổi nhân vật chính của chúng ta vốn chỉ là thằng trộm cắp vặt, anh ta chỉ muốn được khẳng định với hội trộm cắp bằng việc thu được chiến lợi phẩm “lucky coin”. Thật không may viên cảnh sát trưởng bắt gặp và buộc anh phải tham gia lớp học đặc biệt của Hero- University: Disbards bards/Loser class…

Dù gì thì làm anh hùng cũng chả dễ tí nào cả!

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện