Khi trò chơi là thứ lảng tránh cuộc đời

Huyền thoại ★

  

Hẳn chúng ta ít nhiều biết về Utopia, một thế giới giả tưởng nơi con người sống trong độc lập-tự do-hạnh phúc. Nhưng thế nào là hạnh phúc và liệu có một hình mẫu chung cho tất cả mọi người? Hãy xem xét một ví dụ sau đây.

Thí nghiệm Calhoun

Năm 1972, John Calhoun (Chuyên gia tập tính học và nghiên cứu hành vi người Mỹ) đã thực hiện một thí nghiệm để nghiên cứu hành vi của loài chuột. Ông tạo nên một “thiên đường” với điều kiện sống vô cùng lý tưởng cho loài chuột: Thực phẩm được cung cấp thường xuyên và không có kẻ địch. “Cư dân” là 4 cặp chuột gồm 4 đực và 4 cái để chúng có thể sinh sản. Nhưng chỉ sau 2 năm, quần thể chuột này đã tự tuyệt diệt.

Sau đây là các mô tả thí nghiệm:

  • Số lượng chuột tăng gấp đôi mỗi 55 ngày.
  • Con số này tiếp tục tăng mạnh và đạt mốc 620 con chuột vào ngày thứ 315.
  • Sau đó tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại.
  • Từ sau ngày 315, nhóm nghiên cứu ghi nhận được hiện tượng “tha hoá hành vi” của chúng. Những con chuột không còn có thể giữ được cấu trúc xã hội và trạng thái hành vi bình thường.
  • Lần sinh sản thành công cuối cùng của quần thể này là vào ngày thứ 600, đó cũng là khi số lượng quần thể chuột đạt mức 2000 con.
  • Sau đó số lượng giảm đều cho tới khi cả quần thể bị tuyệt diệt.
  • Có những con chuột còn sống sót, nhưng vì chúng không còn giao phối nên số lượng quần thể không thể hồi phục.
  • Ngày cuối cùng được ghi nhận là sau đó ngày 1588, khi chỉ còn 27 con chuột sống sót. Con trẻ nhất trong số này là 987 ngày tuổi. Những con chuột này không sinh sản và cực kì thụ động.

Mô tả về sự “tha hóa hành vi” như sau: Dù không gian vẫn còn nhưng đa phần đàn chuột lại tụ tập vào một chỗ để ăn và ngủ, dẫn đến sự cạnh tranh vị trí. Những con lép vế phải chịu sự khiêu khích và tấn công của các con khác. Một số nạn nhân quay trở lại trở thành kẻ khiêu khích, đẩy nhanh vòng xoáy bạo lực trong cộng đồng chuột. Trong những nhóm chuột biểu hiện bất bình thường nhất, tỉ lệ chết của con non lên tới 96%. Trong môi trường bất ổn, rất nhiều chuột cái không thể thụ thai hoặc chết trong khi sinh. Số còn lại không hoàn thành chức năng của chuột mẹ và ruồng bỏ chuột con. Những con chuột không thể sinh con trở nên bất ổn hơn, và thường đứng lên thay thế vị trí của con đầu đàn.

Một thế hệ chuột con bị mẹ ruồng bỏ sẽ lớn lên mà không thể kết nối với xã hội, chúng sống tách mình, chỉ ăn uống khi những con khác đã ngủ. Chúng không sinh nở, đấu đá mà chỉ quan tâm tới ăn uống, ngủ và chăm sóc cho bản thân. Khi số lượng chuột trong quần thể suy giảm. Những con này không bị ảnh hưởng bởi bạo lực và sống sót, nhưng chúng không đi tìm bạn tình và cũng không chăm sóc con non. Toàn bộ cấu trúc xã hội của bầy chuột dần dần sụp đổ.

(Link chi tiết: http://www.physicsoflife.pl/dict/calhoun’s_experiment.html)

Những con người giận dữ

Hãy nhìn vào 2 thứ: đạo đức và pháp luật. Bạn sẽ tự hỏi tại sao không quy định các quy tắc đạo đức thành quy định pháp luật? Rồi bạn giật mình nhận ra là 1000 năm trước đạo đức là Tấm nấu Cám thành bánh bao hay anh nông dân lừa con hổ ham-học-hỏi vào gốc cây rồi châm lửa đốt. Hóa ra đạo đức là thứ thay đổi theo thời gian, và đáng ngạc nhiên hơn, nó phục vụ cho một thứ gì đó “lớn lao hơn”.

Nếu pháp luật là những thỏa thuận giữa người dân và chính quyền, cả 2 bên đều được lợi thì việc giữ đạo đức giúp gì? Lòng yêu nước giúp gì? Tình cảm gia đình giúp gì? Sự tôn trọng giữa người với người giúp gì? Bạn sẽ nhận ra ngay, đó là cảm giác. Chính xác hơn, đó là cảm giác được thuộc về. Cảm giác thấy mình tốt đẹp. Cảm giác thấy mình có ích. vv và vv…

Theo thang nhu cầu Maslow, loài người đang đi lên. Và giống như mọi thứ đi lên, chúng ta tiếp tục yêu cầu những thứ khác. Hãy nhìn kĩ hơn vào thang nhu cầu Maslow này:

Có bao giờ bạn muốn mình khác biệt không? Tức là khác người. Hoặc đơn giản là hơn người. Nhưng bạn hơn được ai? Bạn không hơn được ai và không khác được ai. Bạn có thể hơn bạn bè vài điểm số và tích góp dần những cái hơn nhỏ bé ấy thành những cái hơn to lớn, như cách những người thành đạt làm. Nhưng bỏ những người thành đạt đó ra một bên, chúng ta đang nói về những người bình thường, không hơn ai cả và không khác ai cả. Họ có được tôn trọng không? Họ có quyền bày tỏ, thể hiện và tự quyết định không?

Ở tuổi 18, bạn thi đại học được 20 điểm. Nhưng bạn muốn học trường 22 điểm. Nhưng nhà bạn nghèo, bạn không hơn ai cả và không khác ai cả, nên bạn phải học ở trường 20 điểm. Trong trường hợp này, bạn không có tiền trả cho “chi phí cơ hội” bản thân. Bạn chấp nhận học ở trường 20 điểm, nhưng bạn cảm thấy có gì đó không ổn. Và bạn giữa cái không ổn trong lòng và thói quen chấp nhận như một cách để tồn tại. Đến một lúc nào đó, bạn cảm thấy mình vô dụng và hoài nghi chính bản thân.

Ở một góc độ khác, một đứa bạn có điều kiện với sức học 20 điểm nhưng đủ chi trả (học thêm, chạy chọt…) để vào học ở trường 22 điểm, bạn sẽ coi rằng đó là sự bất công. Nhưng bất công gì ở đây khi bố mẹ người đó đã vất vả vãi linh hồn để tích góp được chút “điều kiện” đấy, thậm chí đã hi sinh nhiều cái mà bạn không thể hiểu được, trong khi bố mẹ bạn vui vẻ bên nhau 20 năm cạnh khóm tre làng. Sẽ nhanh thôi bạn hiểu rằng chẳng có bất công nào cả, đất nước sẽ không bao giờ chi trả các “chi phí cơ hội” cho bạn, và các chi phí đó đã được trả trước, hoặc trả sau, bởi bố mẹ hoặc con cháu của bạn.

Người thất bại không biết nói cảm ơn và xin lỗi

Tại sao những trò chơi competitive ngày càng đông người chơi? Tại sao mạng xã hội đang thay thế báo chí truyền thống? Bởi vì ngày càng có nhiều người mang suy nghĩ của kẻ thất bại. +25 mmr hay 100 like có thể là cách họ tự hài lòng hay tự tôn trọng bản thân, và họ bảo vệ mình trong những quy tắc đạo đức mù mờ của xã hội. Tôi là người thế này, tôi là người thế nọ, xã hội phải như này, anh phải như họ… Họ vin vào khía cạnh đạo đức và nói thế. Thế giới số cho chúng ta quyền lực và sức mạnh của sự tức thời, từ đó dễ làm chúng ta tự mộng mị bản thân trong những quy chuẩn riêng. Ta cảm thấy khi ta lên tiếng về một vấn đề nào đó thì sẽ có người để ý ta, và vì thế, ta được biết đến và (viển vông thay) được tôn trọng.

Thứ đạo đức/văn hóa mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta đại diện, nó giống là thức ăn mà Calhoun mớm cho mấy con chuột. Luật pháp là cái lồng. Bạn nghĩ bạn là chân lý, và mọi thứ tồi tệ thế này chỉ vì bạn không sống ở Utopia?

Không. Chúng ta là những con chuột, đang ăn cơm và ăn đạo đức. Sống trong cái lồng chuột nơi mọi thứ được phân bố rõ ràng. Và để tránh cho chúng ta cắn xé lẫn nhau (aka: làm cách mạng) loài người đã phát minh ra một thứ: game và mạng xã hội.


Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


6 cụng ly

  • Nam - 23.05.2018

    Bài này hay quá. Rất đúng với cảm giác của mình. Đoạn giữa là hay nhất, đoạn học Đại Học. Đoạn sau cùng hơi khó hiểu. Tôi hỏi bác thế này, khi chưa mua được bàn phím cơ thì ao ước có được bàn phím cơ. Khi đã mua được K70 lux RGB dùng một thời gian vẫn cảm thấy không hạnh phúc, vì người khác có K95 Platinum. Ai cũng biết K95 đương nhiên cảm giác ” sướng hơn ” K70, không biết khi có K95 rồi thì mãn nguyện hay vẫn không hạnh phúc ?


    • Đăng Bông - 24.05.2018

      Lâu lắm mới thấy lại bác Nam


  • Giang Hoang Nguyen - 24.05.2018

    Cái khái niệm hạnh phúc nó hơi mù mờ. Các bác có thể đọc truyện tranh này: http://theoatmeal.com/comics/unhappy. Truyện rất hay! (Pr cho họa sĩ mình hâm mộ tý 😀 )


  • Nam - 28.05.2018

    Cảm ơn bác Đăng Bông. Bác thiết kế web rất đẹp và ấn tượng. Bài viết trên của bác Giang Hoang Nguyen đọc thích ở chỗ là người đọc có thể thấy một phần của mình ở trong đó. Nó có thể lý giải những thắc mắc lâu nay của một ai đó. Chúc trang web của bác Đăng Bông có nhiều người đọc hơn nữa.


  • Minh Nguyen - 02.10.2018

    Bài viết rất hay!!