Kiến thức cơ bản về Gwent

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Chủ quán

Gwent là một online card game dựa trên dòng game cực kỳ nổi tiếng The Witcher của nhà phát triển CD Projekt RED, thực chất là ban đầu nó là một mini game trong game luôn sau đó dần dần thấy dân chúng cuồng quá nên anh RED quyết định tách thành một game độc lập.

Gwent hiện đang trong giai đoạn close beta. Để đăng ký code bạn có thể vào link sau https://www.playgwent.com/en/faq. Gwent sẽ có mặt trên PC, Xbox One và PlayStation 4 ( tuy nhiên PS4 chưa nằm trong chương trình Close Beta).

Một điều cần lưu ý là sau khi ngưng chương trình beta để chạy chính thức thì tất cả bài sưu tầm cũng như rank của bạn sẽ bị xóa làm lại hết. Tuy nhiên nếu bạn bỏ tiền thật trong quá trình chơi beta thì bạn sẽ được trả lại số keg tương đương số tiền đã mua.

Cách chơi

gwent-the-witcher-card-game-beginners-guide-deck-building

Cách chơi của game tốt nhất là bạn cứ vào game làm tutorial là dễ hiểu nhất. Nói ngắn gọn: Mỗi trận sẽ có 3 vòng chơi (3 rounds) và ai thắng 2 trận sẽ là người thắng chung cuộc. Người thắng ở mỗi vòng chơi là người có tổng số điểm cao hơn đối thủ, tổng số điểm được cộng từ điểm mỗi lá bài đặt trên ván đấu.

Hiện tại Gwent có 3 chế độ chơi:

  • Casual Match (Đánh Online với người thật).
  • Ranked Match (Leo rank. Đánh Online với người trên trái đất)
  • Friend Match (Online, đánh với người mình biết ngoài đời hoặc trong game)

Sau này sẽ có cả chế độ chơi Campaign nhưng được cho là chỉ xuất hiện khi game chính thức phát hành. Hiện tại bạn cũng có thể đánh với AI (không phải người thật) thông qua chế độ Practice.

Tui có đính kèm đoạn video tutorial dưới đây cho bạn nào cần:

Về Card

Mỗi card (lá bài) trong game có nhiều thông số bạn cần biết. Card trong Gwent được phân biệt qua các nhóm:

Factions

cards-flags-1024x460

Phân biệt faction của bài thông qua “khăn choàng” của nó

Như hình trên từ trái qua phải” Neutral (deck nào cũng dùng được), Monsters, Northern Realms, Scoia’tael, Skellige.

Neutral: Là các lá bài mà các nhà phát triển không biết đặt nó vô faction nào cho phải đạo (hehe), nó có thể là những lá bài Weather, witcher, dragon, mage, ngựa, người lùn…

Group

Bao gồm 3 loại Bronze, Silver và Gold. Gold là quý nhất.

cards-groups-1-1024x460

Bạn có thể phân biệt nhóm bài qua viền màu viền của lá bài

Card Rarity (phân biệt trên độ hiếm)

card-rarity

Từ trái qua phải, Bạc là Common, Xanh là Rare, Tím là Epic, Orange là legendary (cũng là quý và đắt đỏ nhất)


Card Position (phân biệt theo vị trí trong game)

Trong game có 4 vị trí Melee, Ranged, Siege và Event. Trong đó Event đa số là các lá phép thuật cho phép sử dụng trên bất kỳ lane nào còn lại phải được đặt đúng chỗ của nó. Một lá Melee không thể đặt vào lane của Ranged và ngược lại. Kiểu như mình không thể kêu một đầu bếp nấu cà ri đi làm bánh ngọt vậy. Đâu phải ra đó.

Từ trái qua phải: Kiếm là Melee, Cung là Ranged, Xe là Siege, 2 mũi tên là Event

Từ trái qua phải: Kiếm là Melee, Cung là Ranged, Xe là Siege, 2 mũi tên là Event

Card Icon (ý nghĩa của các icon trên lá bài)

card-icons

Từ trái qua phải:

  • Đầu lâu: Kích hoạt sau khi lá bài “ngủm củ tỏi”
  • Lửa: Ý là lá bài có hiệu ứng đang được kích hoạt
  • Đồng hồ cát: Ám chỉ còn 2 turn nữa hiệu ứng sẽ được kích hoạt. Tuyệt chiêu sẽ được tung ra
  • Con mắt đỏ: Ám chỉ đây là lá bài “Disloyal”. Trong Gwent những lá bài Disloyal là những lá có thể đặt bên phần sân của đối phương (ghê không?)

Về Deck Building

gwent-the-witcher-card-game-beginners-guide-deck-building


Khi mới bắt đầu chơi game sẽ cho bạn một số deck sẵn gọi là Starter Deck, chơi các deck này trước để hiểu game và biết mình hợp với lối chơi nào nhất, sau đó hãy quyết định tạo deck cho riêng mình.

Mỗi deck (bộ bài) mang đi đánh chỉ có thể bao gồm từ 25 đến 40 card (lá bài). Mỗi deck chỉ có thể chọn một faction (và các lá neutral cards), không trộn nhiều faction với nhau được, nước sông không phạm nước giếng.

Trong mỗi deck bạn có thể chọn một leader, leader cũng là một lá bài nhưng có khả năng đặc biệt hơn các lá thông thường. Mỗi faction có nhiều leader khác nhau để chọn.

Quy định khi xây dựng deck:

  • Chỉ có thể có tối đa 4 Gold Cards
  • Chỉ có thể có tối đa 6 Silver Cards

Về 5 factions

Lưu ý: Về điểm mạnh của từng Factions sau này tui sẽ có một bài nói chi tiết riêng, hiện tại sẽ tập trung vào việc giới thiệu cơ bản.

Monsters

Gwent-Basic-Overview-of-all-5-Factions-Monsters

Đây là faction của binh đoàn Wild Hunt, nếu có chơi game The Witcher bạn sẽ rất quen thuộc với cái tên này. Monsters có thể bao gồm Golems, Griffins, Cranes, nói chung là những sinh vật ghê gớm nhất trong vũ trụ được gom vô faction này.

Faction này chuyên về việc sử dụng các điều kiện Weather (nghĩa là thời tiết) theo hướng có lợi cho mình, breeding, consuming cũng là hai đặc tính quan trọng của nhóm này.

Nilfgaard

Gwent-Basic-Overview-of-all-5-Factions-Nilfgaard

Faction bao gồm những người hùng đến từ Nilfgaard, các cỗ xe, ngựa chiến…

Spies (nghía bài của đối phương) và Buffing (nước tăng lực cho đồng đội) là hai điểm mạnh mấu chốt của team Nilfgaard.

Northern Realms

Gwent-Basic-Overview-of-all-5-Factions-Northern-Realms

Mã ngoài cũng tương tự Nilfgaard. Khác cái..tên.

Ba điểm mạnh chính của faction này là Control, Reinforcements và Promotions.

Scoia’tael

Gwent-Basic-Overview-of-all-5-Factions-Scoiatael

Faction này thì đầy elf, nếu những người anh em là fan của chàng tiên trong Lord Of The Rings thì chọn ngay không phải nghĩ. Vô ngắm thôi là được thắng thua không quan trọng nhé.

Linh động, traps là hai điểm mạnh chính của Scoia’tael.

Skellige

Gwent-Basic-Overview-of-all-5-Factions-Skellige

Cướp biển là chính, “đạo cụ” chiến tranh nhiều như xe, tàu. Skellige có lối đánh “lùi một bước tiến hai bước”, chịu đấm ăn xôi, càng ăn nhiều damage càng mạnh lên. Có nhiều lá có cơ hội hồi sinh.

Cách kiếm bài mới

gwent-the-witcher-card-game-beginners-guide-the-rulesTrong game bạn có 3 cách kiếm bài:

  • Thông qua các event, khi lên level (được tặng bài)
  • Mở Keg (kiểu như mở pack trong Hearthstone), Là “thùng phi” trong đó cho phép bạn mở ra 5 lá bài một cách ngẫu nhiên.
  • Craft bài

Có ba loại “nguyên liệu” để bạn kiếm được bài:

1. Ore (dùng để mua Keg)

Một đơn vị tiền tệ bạn thu thập được trong quá trình chơi game.

2. Scraps (dùng để craft cards)

Dùng để craft cards. Ngoài việc được thưởng trong quá trình chơi bạn cũng có thể kiếm Scraps bằng việc mill card (kiểu như bán những lá bài trong collection để đổi Scrap) hoặc được thưởng trong quá trình chơi thông qua việc lên level.

3. Tiền thiệt! (hihihihi)

Người đời hay nói “The best card is the Credit card” quả không sai. Bỏ tiền thiệt ra để mua Keg, muốn nhiêu bài có bấy nhiêu!

Lên level và chế độ thưởng trong Gwent

Gwent-progression-and-leveling-explained-GG-reward

Một điểm dễ thương trong Gwent là dù thắng hay thua bạn cũng có cơ hội kiếm được điểm kinh nghiệm, ore, scraps. Và điểm thưởng được tính bằng round (vòng đấu) chứ không phải cả trận. Tùy vào số vòng thắng mà bạn được tặng thưởng số ore khác nhau.

Một điều cần lưu ý là sau mỗi trận đánh nếu bạn gửi thông điệp “GG” đến cho đối thủ bạn sẽ được tặng thưởng một cách ngẫu nhiên 5 ore hoặc 5 scraps. Cho nên đừng tiếc gì một cử chỉ đẹp dù mình thua sấp mặt nhóe!

Mỗi lần lên RANK trong game bạn sẽ được tặng thưởng riêng, kiểu như là một dạng “bằng khen hiện vật”.

Tham khảo

Một vài website tui thấy nhiều thông tin cơ bản cũng như share các meta decks hay cho người mới chơi:

PS: Bài sẽ được cập nhật mỗi khi có gì mới. Hình ảnh trong bài được tổng hợp từ nhiều nguồn.

Cùng tác giả

HSBT x Design (P.1): Lớp lang mồi màng

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Chủ quán

Chào mừng bạn đến với kênh Youtube của Hiệp Sĩ Bão Táp

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Chủ quán

G về Hà Nội

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Chủ quán

Donate cho HSBT

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Chủ quán

Cùng tác giả

HSBT x Design (P.1): Lớp lang mồi màng

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Chủ quán

Chào mừng bạn đến với kênh Youtube của Hiệp Sĩ Bão Táp

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Chủ quán

G về Hà Nội

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Chủ quán

Donate cho HSBT

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Chủ quán
ĐB

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★ ★ ★

  Chủ quán
Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


3 cụng ly

  • Như Hiếu - 18.05.2017

    Viết thêm đi ad. Bài viết hay quá


    • Đăng Bông - 18.05.2017

      Cảm ơn bác đã động viên, em sẽ viết thêm!


  • salforis - 25.05.2017

    hôm nay đánh thử, nhiều cái deploy, veteran gì gì đó mình đọc ko hiểu hết được. Chờ bài viết giới thiệu các cái đó


Đọc thêm