Mobile Game ký sự – Phần 1: Rầu ơi là rầu!

Chủ xị

  

Mobile là một platform vô cùng màu mỡ cho việc phát triển game, do thời đại hiện nay thì ngay cả thằng con nít mồm hôi sữa béo ị cũng đã sở hữu một cái iPad Air của riêng mình để quẹt quẹt bấm bấm con mèo Tom hay Angela (trong khi tui đang xài con iPhone 4 bể mặt kiếng). Thường thì tui rất là thích khám phá về game mobile, bởi lâu lâu lựa được một hòn ngọc là như uống được rượu tiên. Mà có một chuyện làm tui rầu. Rầu lắm. Rầu là vì bởi cái mobile platform nó bị coi là một con gà đẻ trứng vàng hơn là một cách đơn giản hơn cho mọi người thưởng thức những trò chơi họ yêu thích trên một nền tảng khác, tiện lợi hơn và nhanh hơn. Không tin tui hả, thì quý vị thử nhìn coi. Quý vị có thấy rầu không khi cái trò quỷ quái nào nằm trên mục Ứng dụng thịnh hành trên Google Play Store và Bảng xếp hạng của App Store đều chứa một dòng chữ nhỏ đầy âu yếm “Chứa quảng cáo – Mua hàng trong ứng dụng”?

clash-of-clans

Đầu đề nhảm ruồi xong rồi, tui sẽ vào luận điểm chính. Đa số, hay nói chính xác hơn là gần 90% “gamer” của game mobile toàn chơi game vì “Ai cũng chơi mà, tui chơi có sao đâu, game vui chớ có gì mà ngại.” Dù muốn hay không thì, thật không may, điều đó cũng chính là một lí do rất lớn cho sự phủ nhận từ cộng đồng gamer của các nền tảng dành cho mobile gamer. Mobile gamer chơi game KHÔNG CÓ CHỌN LỌC.

Hổng có chọn lọc là sao? Là ai cũng giữ cái kiểu suy nghĩ “Game chơi cho vui thôi mà, chọn lọc khỉ gì, thấy nhân vật đẹp thì lựa ‘đao’ về chơi thôi.” Đó, vì cái lí do đó mà game dở lại được tung hô đó. Nào là Lords Mobile, nào là Liên Quân, nào là Clash of Clans, nào là My Talking Tom. Đó đó, lí do nằm ngay trước mặt quý vị đó. Mấy cái game đó nó không phải, và không thể được xem là game chính thống vì nó quá sức, QUÁ SỨC CHÁN ĐI. Liên Quân thì tướng mới nó hoàn toàn outclass tướng cũ, và Lords Mobile thì P2W.

Có rất nhiều game indie tuyệt hay trên mobile đáng để thử, như Thomas Was Alone

Có rất nhiều game indie tuyệt hay trên mobile đáng để thử, như Thomas Was Alone.

Gần như mọi game trên mobile mà thuộc thể loại social game hay game xây dựng nền văn minh đều y hệt nhau, và tui chán ngấy điều đó. Cái game nào cũng có chính xác một cái icon của một thằng nhân vật đần độn nào đó đang la hét, và, may thay, nếu quý vị là một cựu binh mobile, thì quý vị sẽ rất là dễ dàng nhận ra icon kiểu đó là dấu hiệu đầu tiên minh chứng cho một trò chơi hút máu hơn cả Kotex trong ngày ấy. Trò nào cũng là một sự xào xáo lại của mô típ “Móc cái phôn ra bấm bấm chút rồi nhét lại vô túi quần và cứ 10 phút làm lại thao tác này một lần.” Nè nè, có bao giờ quý vị nghĩ rằng tại sao mấy cái trò nhảm với pay-to-win này lại đầy rẫy trên mục ứng dụng thịnh hành vậy không? Tại vì nó được quảng cáo tốt, độ bao phủ của nó rất rất là cao, nên nhiều người chơi, mà tui, tui á, tui cực kì cực kì ghét chuyện này. Các studio nhỏ hơn, dĩ nhiên là hổng có chuyện ganh đua kịp với mấy ông lớn trong khoản này.

Đó, bởi vậy các studio indie tuyệt vời bị giảm thiểu tối đa năng lực cạnh tranh. Các ông lớn to bự biết điều này, và dần dà khi họ chiếm hữu đại đa phần thị trường, họ sẽ bắt đầu làm mấy trò hút máu, và tệ nhất là ai cũng sẽ chơi nó, vì chả ai buồn tìm hiểu sâu hơn về cái platform tuyệt vời này hết. Từ đó game hay bị chìm vào quên lãng.

TL;DR: Game dở phổ biến do marketing tốt, thành ra game hay nghẻo hết do không có tiềm lực cạnh tranh.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


2 cụng ly

  • Thanh - 16.09.2017

    Chuẩn rồi. Quảng cáo thì hoa mĩ thế nào chứ vô game thì nhạt vl thua xa các game offline cùng thể loại. Nhưng cũng nhờ xem quảng cáo của nó mà chơi mấy game off có gắn quảng cáo dễ hơn 1 chút.


    • Đăng Bông - 18.09.2017

      Hiện tại game mobile ngon lành cho anh em vẫn chưa nhiều…