Non-stop: Đội xanh và đội đỏ

Khách quen

  

Nội dung: Tường thuật và phân tích khách quan cuộc chiến của đội xanh và đội đỏ

Từ bé…

Từ thuở đầu của nền tin học, luôn có một cuộc chiến trong ngành phần cứng, giữa hai ông trùm nắm thị phần lớn nhất trên thế giới trong sản xuất vi xử lí (CPU) là Intel và AMD. Hãy bắt đầu nói về cuộc chiến từ năm 1976, khi Intel và AMD kí thỏa thuận cùng chia sẻ sáng chế.

Liên tiếp sau đó là các thỏa thận trao đổi công nghệ, nâng tầm cao hơn cho thỏa thận, bla bla,… cho đến năm 1991, AMD châm ngòi chiến tranh bằng cách tách khỏi liên minh với Intel và cho ra mắt sản phẩm bộ vi xử lý Am386 đầu tiên, tích hợp 200.000 transistor trên công nghệ 0,8 micro mét. Mãi đến 6 năm sau, Intel mới có bước nhảy vọt của mình khi đưa ra Pentium II với xung nhịp cực lớn 300 MHz @@ vào năm 1997. AMD càng công kích Intel mạnh nữa khi liên tục nghiên cứu và chế tạo thành công AMD Athlon với tốc độ 700MHz vào năm 1999 và 1 GHz vào năm 2000. Hay không bằng hên, năm 2001, Intel đã tung một cú đấm chí mạng khi đưa ra bộ vi xử lí Pentium IV với xung nhịp 2 GHz, lật kèo và tiếp tục dẫn đầu về thị phần CPU trên thế giới.

Kết quả hình ảnh cho intel vs amd

… giờ thì sao?

Buồn thay, Intel và AMD vẫn không tái hợp, mà mâu thuẫn càng sâu sắc, và may thay, mâu thuẫn là nguyên nhân của vận động, và từ vận động đi lên thành phát triển (Triết học 10), cuộc chạy đua về công nghệ của Intel và AMD lại chính là cái đà cho những sự phát triện vượt bậc trong lĩnh vực điện tử- tin học.

AMD đa tài hơn Intel, đúng vậy. Trong khi hộp xanh da trời chỉ tập trung vào nghiên cứu và chế tạo vi xử lí thì hộp đỏ còn nhảy vào thị trường card đồ họa (VGA ) trong khi phần lớn thị phần vẫn nằm trong tay NVIDIA. Có thể nhận thấy rằng AMD “tốt” hơn Intel bằng mắt thường, từ nhân, luồng nhiều hơn trong tầm giá, bộ nhớ cache lớn hơn, giá main rẻ hơn, đến cả cái tản nhiệt stock còn ngon hơn, phải chăng người dùng sẽ quay sang AMD vì những lợi ích “nhìn thấy được” này?

Người dùng thấy, Intel cũng thấy. Và Intel đã rất sáng suốt khi lôi kéo được NVIDIA (vỏ hộp màu xanh lá) thành lập “đội xanh” (dù chưa chính thức), hợp tác chống lại “đội đỏ” bên AMD. Tất nhiên Intel và NVIDIA vẫn có lợi thế nhất định về thị phần mà họ nắm giữ, nhưng người dùng bây giờ đã thông minh hơn để biết được đâu mới là lựa chọn tốt nhất của mình.

Kết quả hình ảnh cho đội xanh và đội đỏ intel amd

Hay là chưa đủ thông minh nhỉ?

Với những gì nhìn thấy được hiện nay, người dùng sẽ có phỏng đoán rằng, vâng, nhấn mạnh chỉ là phỏng đoán chứ không phải suy luận, người đùng sẽ phỏng đoán rằng AMD đang là sự lựa chọn hợp lí hơn, đơn giản vì P/P (Hiệu năng/ Giá thành) ngon hơn, sản phẩm hợp lí hơn,… và ngày càng ghét Intel và NVIDIA vì những phỏng đoán về cách thức moi tiền của họ.

Đội đỏ rất được lòng người dùng, đội xanh thì không, nhiều người cho rằng họ đang phải “cắn răng” sử dụng sản phẩm của đội xanh vì không có điều kiện để ủng hộ đội đỏ, sản phẩm của đội đỏ không phổ biến, … AMD đã rất thành công trong việc xây dựng tâm lí này trong mỗi người hâm mộ, bằng cách điều chỉnh giá tốt nhất cho các sản phẩm VGA, tạo ra những con CPU bá đạo như dòng Theadripper với 1 đống nhân luồng, Ryzen G với VGA tích hợp ngang 1030; cho phép ép xung trên tất cả CPU;…; những điều mà ai cũng thấy và”phỏng đoán” được. Về bên đội xanh thì NVIDIA vẫn giữ được phong độ với thị phần lớn và nhiều tính năng hay ho cho VGA của mình( một số người có chứng cứ khá thuyết phục rằng NVIDIA “đi cửa sau” với nhều nhà phát hành game khi các nhà phát hành thường xuyên tối ưu phần cứng tốt hơn với sản phẩm của NVIDIA). Còn Intel thì sao, tiếc thay Intel không làm tốt như NVIDIA.

Intel luôn có những bước đi dài về công nghệ, và có khi họ cho rằng mình luôn dẫn đầu và bỏ xa AMD, nhưng AMD còn nhảy xa hơn, và tát vào mặt Intel một cái thật đau khi ra mắt dòng CPU Ryzen vào năm ngoái, với Ryzen 3 4 nhân 4 luồng, Ryzen 5 4 nhân 8 luồng, 6 nhân 12 luồng, Ryzen 7 8 nhân 16 luồng, ăn đứt Core i3, i5 và i7 của Intel (đời Kabylake) và Intel nhận thấy họ cần có một thứ gì đó mới, đột phá để kéo lại những người dùng trung thành của mình. Và Intel đã cho ra mắt Coffeelake với i3 4 nhân 4 luồng, i5 6 nhân 6 luồng, i7 6 nhân 12 luồng, và cho cả thế giới thấy những gì họ làm được. Những tưởng rằng bước nhảy vọt này sẽ là gáo nước lạnh dội lại vào mặt AMD, nhưng không, Intel không chỉ biến CPU Kabylake thành đời chip có tuổi thọ ngắn nhất và nhiều hàng tồn kho mà còn gây ra sự phẫn nộ của người dùng, khi ai cũng có thể thấy và “phỏng đoán” rằng Intel đang cố móc túi của người tiêu dùng khi đổi chân socket mới, không tương thích ngược với mainboard cũ và giá mainboard mới quá đắt, lại còn sản xuất số lượng có hạn, và đa số “phỏng đoán” rằng động thái này của Intel chỉ nhằm bác bỏ niềm tin của họ với AMD, còn việc gây khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng là để xả hết kho Kabylake cũ. Rồi bao nhiêu câu hỏi đầy nghi người khác như “Tại sao không đưa ra bước nhảy vọt sớm hơn?”, “Tại sao không cho tương thích ngược với socket cũ?”,… biến Intel trở thành một nhà sản xuất “vì lợi ích cá nhân”, còn vị trí của AMD ngày càng cao trong lòng người hâm mộ. Có thể suy luận( chứ không phải phỏng đoán) rằng Intel đã làm rất tệ trong việc chạy đua công nghệ và dẫn tới gậy ông đập lưng ông.

Cũng như bao thị trường khác, thị trường phần cứng máy tính cũng có rất nhiều sự cạnh tranh, và nhờ sự cạnh tranh đó ta mới có được những bước nhảy vọt về công nghệ( hay ít ra là khiến các nhà nghiên cứu phải đưa nó ra sớm hơn). Thị trường này cũng rất khó nói, không thể cho rằng ai tốt ai xấu, ai đúng ai sai,… chỉ có để phỏng đoán và suy luận được ai đang thành công, ai đang thất bại, mà nhiều khi những phỏng đoán và suy luận đó cũng không chính xác. Dù sao thì cũng không nói trước được điều gì.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


6 cụng ly

  • Hoa ThiPhuongLuong - 24.02.2018

    🙂 Tuyệt vời 🙂 Giỏi lắm cháu tao 🙂


  • Dấu Tên - 27.06.2018

    Hmm! Sai chính tả kìa bác, thỏa thuận chứ


  • Cường - 15.10.2018

    Vậy mà vẫn khối người chạy theo đội xanh. Do quan niệm mỗi người thôi


    • Sayzero - 15.10.2018

      Đội xanh cũng có vài thứ hay ho :v nhưng năm 2016 thị phần của Intel là 91%, 2018 tụt còn 69%, bay hơi hơn 20% cho AMD. Đợi sự chênh lệch rõ rệt chút nữa rồi tớ sẽ viết bài về sự lên ngôi của AMD <(")


  • Jing Ngô'k Cute - 27.10.2018

    Mình đang định build 1 case PC sử dụng, định mua i7-8700k bạn ạ. Thấy bạn viết bài này thì theo bạn nên mua chip intel hay ryzen? Theo mình check ở link này: userbenchmark thì họ so sánh cái 8700k có vẻ hơn 1 cách đáng kể. Giá chênh lệch không nhiều.


    • Sayzero - 27.10.2018

      Còn tùy nhu cầu bạn à, nếu nhu cầu đơn giản, không muốn dính líu lằng nhằng thì chọn Intel, nhưng nếu đã học chút kiến thức về phần cứng để tối ưu, không ngại vọc vạch thì chọn AMD Ryzen 7 2700x, giá tốt, đa tác vụ tốt, hỗ trợ tốt luôn.
      Benchmark không so sánh 1 cách triệt để đâu, đấy chỉ là thông tin tham khảo, đem so sánh 2 con CPU cùng đời, cùng công nghệ thì hợp lí hơn.
      Funfact: Benchmark đã từng kêu i5 7400 mạnh hơn i3 8350k