Persona 5 – Có thực sự P5 là một game JRPG thuần túy ?

Khách quen

  

Đây sẽ là một bài review rất dài, và một phần nào đó là mang ý kiến chủ quan quá cao vì đơn thuần nó được viết bởi một Fanboi của dòng Persona này. Vì Persona 5 chỉ mang lại được trải nghiệm tốt nhất nếu tự chơi, tự xem và tự hiểu cốt truyện, để giữ lại hoàn toàn cảm xúc đó cho các bạn đang và sẽ có ý định chơi thì mình sẽ không đi sâu vào cốt truyện trong bài viết này, mà sẽ được mình nói trong 1 bài viết sau, cũng dài không thua gì bài viết này.

Okay. Persona chỉ đơn thuần là một nhánh Spin-off của Shin Megami Tensei, bản đầu tiên được ra mắt cách đây chính xác là 22 năm và từ thời gian đó nó, cùng với các tên tuổi cùng thời đã tạo nên định nghĩa và thành công cho dòng Turn-based RPG, hay còn được gọi là RPG. Sau từng ấy thời gian với 6 chính bản và kha khá các phụ bản, Persona vẫn giữ cho mình những thành công nhất định. Nó đã tồn tại qua 3 thế hệ gaming, qua từng thế hệ nó lại chuyển mình một bước, bắt kịp được với nhu cầu và xu hướng của gamer các thời kì. Nói cách khác, Atlus biết cách để cho tựa game con cưng của họ đạt được thành công ngay từ khi nó còn chưa được phát triển.

Với một người theo Persona từ bản P3 Portable tới giờ, dù là một khoảng thời gian không quá lâu nhưng thực sự với mình đây vẫn là game JRPG nói riêng và RPG nói chung tốt nhất cho tới bây giờ.

Các game JRPG vốn rất hardcore và “tốn nhiều não”. Đặc trưng thường thấy của các game này là người chơi (với một save game không dưới 200 giờ playtime), điều khiển 1 Party đi qua các Dungeon khác nhau với các skill, vũ khí cũng như chỉ số khác nhau, farm hàng triệu hàng tỉ con quái để up level, tìm drop giáp, vũ khí, mục tiêu cuối cùng là để không sợ bố con nhà thằng nào hết và băng băng đánh boss cuối để clear game. Mỗi game đều sẽ có mechanic tính damage, skill, item hay rất nhiều yếu tố khác lẫn nhau để không khiến người chơi cảm thấy bị lặp lại, nhưng kiểu gì cũng sẽ có những vấn đề cơ bản mà bất cứ ai từng chơi các game RPG như Final Fantasy, Dragon Quest, Fire Emblem,… đều sẽ biết. Điều thú vị và cuốn hút của các game RPG này hầu hết nằm ở việc khiến người chơi phải định hướng xây dựng team, tự tay phát triển team đó và tự chứng kiến thành quả mà công sức bản thân bỏ ra. Chính vì với lối chơi nặng tính cày kéo như vậy, mà không ít người chơi sẽ dễ nản và chóng chán qua mỗi playthrough. Rất nhiều game RPG đã cố gắng mix rất nhiều yếu tố từ các thể loại khác để khắc phục vấn đề nêu trên và đã rất thành công, ví dụ như The Witcher 3 là sandbox, hệ thống story-telling, đặt nặng tính khám phá để người chơi có thứ trải nghiệm nếu họ đã chán với việc chém quái lên Level. Điều đó cũng tương tự với Persona 5.

Nếu ai hỏi “Persona 5 có phải là một game thuần RPG không?” thì chắc bản thân mình sẽ phải đưa ra một câu trả lời khá sida và thảo mai rằng “Đúng, và sai”. Vì bản chất P5 còn lai thêm 1 thể loại khá là lạ nữa, “Social Simulator”, tiêu biểu của thể loại này là dòng “The Sims”. Nhưng, điều thú vị khiến P5 “lai như không lai”, là các yếu tố RPG được lồng ghép cực khéo vào mọi khía cạnh của phần “social simulator” của game. Khá khó hiểu nên mình sẽ lấy ví dụ thực tế thế này.

Sau khoảng 2-3 tiếng mò mẫm trong Dungeon và bạn bắt đầu cảm thấy chán với việc cast skill vào từng con quái. Bạn cần một thứ gì đó để giải trí. Và bạn bỗng chốc nhớ ra rằng, bạn không đơn thuần chỉ là một vị anh hùng tay cầm kiếm đi đánh quái để giải cứu thế giới, bạn còn đang nhập vai một cậu học sinh cấp 3 nữa. Và tất nhiên bạn có thể làm mọi thứ mà một học sinh cao trung đang sinh sống ở Tokyo làm. Bạn có thể đi làm part-time kiếm thêm tiền tiêu vặt và “nâng cao năng lực bản thân”. Bạn có thể vào thư viện ngồi học như một con mọt sách chăm chỉ để “nâng cao kiến thức bản thân”. Bạn có thể hẹn bạn bè hoặc đơn thuần là đi uống cafe một mình để “nâng cao sự thu hút của bản thân”. Hoặc bạn có thể đi xem một bộ phim kinh dị để “nâng cao can đảm của bản thân”. Hay thậm chí là thằng bạn có vấn đề với cuộc sống của nó, bạn đi nghe nó tâm sự, an ủi nó và “nâng cao sự thấu hiểu của mình với người khác”. Đúng rồi đấy, game cho bạn giới hạn rất rộng để bạn có thể giết thời gian, và mọi thứ bạn làm đều có mục đích của nó như mình vừa liệt kê ở trên. Tất cả những điều mình viết trong ngoặc kép ở trên lần lượt là các chỉ số xã hội của game (social stat), lần lượt là “Proficiency – Knowledge – Charm – Guts – Kindness”. Mỗi vấn đề trong cuộc sống bạn gặp phải, tùy vào khả năng xã hội của bạn tới đâu thì bạn mới có thể giải quyết được nó.

Nhưng chờ đã… Nếu như vậy thì chẳng phải đây là 2 game khác hoàn toàn nhau sao? Ồ không phải, Atlus rất tỉnh và khá là đẹp giai khi đã gài ngay một đường link để link 2 mặt của game vào với nhau. Ví dụ nhé.

Đằng sau ngõ hẻm nhà bạn có một hiệu thuốc tư nhân, nghe đồn là thuốc khá là tốt, có thể vác vào trong dungeon để sử dụng như một item hồi máu và chữa các trạng thái bất lợi cho bản thân và các thành viên của team. Nhưng giá thuốc đắt vờ lờ, rõ ràng là tiền nào của nấy, học sinh cấp 3 thì đào éo đâu ra tiền mua thuốc bây giờ. Cơ mà… chủ hiệu thuốc lại là một cô bác sĩ “khá là ngon nghẻ và ngọt nước”, nếu làm thân được với cô bác sĩ này thì biết đâu có giá người quen. Nhưng làm thế nào để “thiết lập quan hệ” và “làm ngoại giao” với cô bác sĩ này bây giờ? Đúng rồi. Y như bạn đang tán gái ngoài đời vậy. Bạn muốn tán được gái thì phải có đủ “Charm” để thu hút các ẻm, có đủ “Kindness” để kiên nhẫn ngồi nghe các ẻm kể lể, có đủ “Knowledge” để giải đáp cho các ẻm mọi vấn đề từ trên trời xuống dưới đất, hay là phải có đủ “Guts” để đấm vỡ mặt thằng nào định nhảy vào tán mục tiêu của bạn, hay đơn thuần là có đủ “Proficiency” để có thể tự làm cho Crush của bạn một món quà handmade cho sinh nhật của ẻm.

Và cứ như vậy, 2 yếu tố của game bổ sung và tương trợ lẫn nhau, khiến cho người chơi không bị cảm thấy chán nản trong quá trình chơi và quan trọng nhất là khiến trải nghiệm của game không bị đứt quãng, hết sức tự nhiên và quan trọng nhất là rất phù hợp với cốt truyện để người chơi không bị cảm thấy gượng ép khi chuyển đổi giữa 2 yếu tố. Đó là một trong những lý do chính khiến game thành công.

Bên cạnh đó thì chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố khác để góp phần tạo nên sự hoàn hảo cho Persona 5. Nhưng có vẻ như là bài post đã khá dài rồi. Nếu viết hết toàn bộ chắc có lẽ gấp 5 lần phía trên mất. Còn quá nhiều thứ mình chưa thể nói. Như về dungeon gameplay, âm thanh, đồ họa, thiết kế và design style cho game cũng như nhân vật và ảnh hưởng của nó tới tổng thể cốt truyện,… Nên mình quyết định chia phần review ra. Một trong những điều mình cực kì không nên làm cho một bài review. Nhưng biết sao được, game hay mà.

Cảm ơn page Nghiện Game đã cho phép đăng lại bài viết.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện