Beatdown: Fist Of Vengeance – Bạn thích làm dân anh chị?

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Beatdown: Fist Of Vengeance là một nỗ lực của Cavia trong việc tạo ra một trò chơi lai giữa Sandbox và Beat Em’Up. Đội ngũ giám sát bao gồm Keiji Inafune ngồi ở hàng ghế sản xuất và Tatsuya Minami là đồng phụ trách sản xuất, đồng thời Yasuhiro Seto từ CAPCOM PRODUCTION STUDIO đảm nhận chức vụ giám đốc sản xuất. Ý tưởng kì quặc của game được miêu tả là: Beat Em Up lai Semi Open World. Có nhiều cái hay cũng như nhiều cái dở, mỗi khi nhắc đến Beatdown thì người ta nhớ đến một tựa game nửa vời như thể cả studio đang hùng hục phát triển thì bỗng bị rút vốn hay ép ra mắt sớm dẫn đến tình trạng của nó như bây giờ. Tuy nhiên, sau khi đích thân tôi chơi, tôi khá ngạc nhiên bởi nhiều khía cạnh của game. Cùng đi sâu hơn vào Beatdown chứ nhỉ?

Như một tựa Beat Em Up tiêu chuẩn đương thời, góc camera ngôi thứ ba thẳng chính giữa và bạn chạy tung tăng, đấm bất cứ tên nào gây sự với bạn. Có hai kiểu mechanic chính – 1 là lối chơi Sandbox tiêu chuẩn và 2 là ở trạng thái Solo. Bạn có thể sử dụng cả tay chân không lẫn những vũ khí vứt lăn lóc các góc, nền đất hoặc kể cả là đồ chơi mà bạn tự mang theo. Bạn được chọn 1 nhân vật trong 5 nhân vật chính thuộc một nhóm tay chân của một tổ chức Mafia khét tiếng nhất vùng. Rắc rối bắt đầu là khi cả 5 người này đều được gặp riêng với Eugene – tên phụ trách họ. Eugene cho mỗi người biết một kiểu kịch bản và không hề có sự chuẩn bị trước, cả 5 kẻ này đều bị gài bẫy là phản bội, phải chạy trốn khỏi băng đảng, sống sót và tái thiết lập lại thế lực của mình trên phố, cố tìm cách trả thù…

5 kẻ này bao gồm:

  • Raven – trưởng nhóm kiêm tên côn đồ nhất trong cả 5. Eugene miêu tả hắn là: “Một con chó hoang ngông cuồng”. Raven đánh bật bất cứ thứ gì cản đường hắn bằng nắm đấm mạnh mẽ
  • Gina – hàng thải của Eugene, cô ta tưởng rằng mình thật sự có thể có kết quả với hắn cho đến khi rơi vào tình huống này, cô ta nhận ra rằng mình cũng không kém gì một món đồ bỏ và quyết sẽ trả thù cả Eugene và tổ chức. Gina có tốc độ đánh nhanh nhạy kèm những combo hất và lật người rất điêu luyện
  • Jason G đô con cốt đột cho những ai thích Full Strength build và đấu vật
  • Lola có những combo chân khá tuyệt và khiến bạn nhớ đến Eddy từ Tekken.
  • Và dĩ nhiên, game đối kháng thường luôn có ít nhất 1 gã biết đánh Kung Fu tàu và trong game này thì đó là Aaron – con trai ngoài giá thú của ông trùm.

Mỗi nhân vật đều khá độc đáo so với nhau và được xây dựng hoàn chỉnh xuyên suốt game. Với từng segment playthrough khi mà phần lớn mọi thứ đều khá là lặp lại thì tùy vào từng người, vẫn sẽ có những sự thay đổi và xáo trộn nhất định trong game để khiến cho bạn cảm thấy mới mẻ một chút ở mỗi lần chơi.

Về mặt core gameplay: Bạn dành phần lớn thời gian lang thang trên đường phố của một thị trấn giả tưởng tên là Las Sombras. Sau một màn presentation và mở đầu tốt, quán bar The Hole trở thành đại bản doanh chính của bạn. Trên đường phố semi Open World của Beat Down, bạn tập trở thành một tay dân anh chị thứ thiệt bằng những trận đánh đấm dữ dội với người của các băng đảng khác nhau đủ thể loại từ những tên tép riu vặt vãnh cho đến những tay máu mặt thật sự. Bạn được dạy rằng cách duy nhất để điều tra chuyện gì đã xảy ra và trả thù đó chính là tự trở thành một ông trùm để đối đầu với kẻ hiện tại.

Các nhiệm vụ chính của game rải rác từ việc thu thập thông tin, đánh hay giết kẻ nào đó, cho đến các nhiệm vụ phá hoại quấy rối kẻ địch… Và mỗi một chapter của game là một nhiệm vụ chính duy nhất với một màn đấu boss hoành tráng. Trong khi đó các tuyến nhiệm vụ phụ lại cực kì đa dạng thập cẩm từ những vụ bảo kê, hộ tống, kiếm chác, các vụ thanh toán, phá hoại danh tiếng của các băng nhóm khác, đóng giả, thâm nhập… Tựa game tỏ ra rất sáng giá ở những chuỗi này nhưng dĩ nhiên, một nhược điểm đó là mọi thứ sẽ sớm trở nên lặp đi lặp lại nhiều (repetitive), và một cái kì lạ đó là bạn sẽ khó mà để ý được mình đang làm gì khi cứ vèo cái là đánh nhau. Vì Game được build để cho bạn khả năng đánh đấm ở bất cứ nơi nào, bất cứ thời gian nào, ngõ xó nào…

Thậm chí một trong những yếu tố hài hước mà tôi đánh giá cao ở game đó là mỗi khi mọi thứ chuyển mình thành những trận combat, ngay cả dân thường từ cao thấp, béo gầy, nam nữ đủ thể loại bắt đầu thế đứng và biết đánh đấm từ Kung Fu cho đến Võ Tự Do… Lol. Las Sombras tuy bé nhưng vẫn có bố cục khá cụ thể từ khu bến cảng, khu phố chính, khu mua sắm, đồn cảnh sát, khu công viên, khu tổ hợp công nghiệp và nhiều phân khúc khác. Bạn sẽ cần ghi nhớ chúng bởi các tuyến đường liên kết và shortcut cũng là kha khá, ngoài ra có các địa điểm như chỗ buôn lậu (giúp bạn mua thuốc hồi máu giá rẻ), bệnh viện hay phòng khám (để hồi phục và chữa trị trạng thái), đồn cảnh sát phòng trường hợp bạn phải đi bảo lãnh đồng bọn hay shop quần áo…

F*** The Police – Ice Cube

Điểm sáng tiếp theo của game đến từ một mechanic khá hay của game. Bạn có một hệ thống Team – Partybase 3 người tiêu chuẩn như game đối kháng (Bạn đâu thể chống lại tất cả một mình được chứ nhỉ?) và bạn sẽ kiếm đâu ra những companion này? Đơn giản thôi, sau khi clear chapter 1 thì bạn được cung cấp trước một blacklist nhỏ trong đó có sẵn vài kẻ có thể trở thành chiến hữu với bạn. Và sau đó trên các con phố, bạn tiếp tục tìm kiếm nhiều nhân vật khác nhau đủ thể loại thập cẩm để mà bạn có thể thách đấu hoặc thỏa thuận.

Với những người dễ thỏa thuận thì tôi sẽ không nói nhưng có những kẻ thật sự rất gan góc và mặt dày. Bạn sẽ bước vào trận solo với chúng, bạn không nhất thiết phải đánh đến trọng thương mà thay vào đó, chỉ cần làm chúng thật nhục nhã. Có thanh Pride trong game như là thước đo tiêu chuẩn và nếu như bạn có thể làm thanh này của chúng cạn kiệt, dòng chữ Negotiation hiện lên, bạn tóm lấy chúng và thế là coi như chúng ta đã khá thành công rồi. Sau khi tóm lấy chúng, có các khả năng cho bạn từ Recruit để chiêu mộ, Rob để lột sạch tiền chúng có, Interrogate để tra hỏi thông tin của chúng hay Beatdown để đơn giản là đập chúng nhừ tử cho đã tay…

Tuy nhiên, mấu chốt quan trọng nhất lại vẫn là nằm ở chữ Recruit bởi khi chiêu mộ chúng, blacklist của bạn càng ngày càng dài hơn, bạn có thể hẹn gặp và mang bất kì ai mà bạn muốn. Và như tôi đã nói rồi đấy, mỗi kẻ này đều có các phong cách chiến đấu hay kĩ năng khác nhau mà bạn luôn có thể tận dụng. Và cũng là để đề phòng khi 1 nhân vật của bạn thất bại trong trận chiến solo, bạn vẫn có thể sử dụng 2 kẻ còn lại để tiếp tục cuộc chiến… Có một vài yếu tố phụ ở Companion mà bạn có thể tận dụng như là có tên có thể pickpocket – móc túi lấy tiền cho bạn hay car stolen – cướp xe để cho phép bạn travel nhanh hơn đến các địa điểm xa xôi và sau đó hắn sẽ bán chiếc xe đi chia tiền cho bạn và có nhiều chức năng khác nữa. Bạn cũng có thể lợi dụng hệ thống này ở game như một dạng cày cuốc luôn bởi các nhân vật sau khi bị đánh bại sẽ không biến mất hẳn hoàn toàn mà vẫn có thể xuất hiện lại ở khu vực đó trong các lần chuyển cảnh tiếp theo nếu như bạn chưa Recruit họ.

Một vài điểm trừ, như thường lệ sẽ nhắc đến việc mọi thứ có thể lặp lại khá dài và nhiều lần. Chức năng Interrogate cũng hoạt động rất bi hài bởi thông tin khai thác được có thể là hướng dẫn một chiêu thức combo mới (Cực kì hiếm), mở khóa các chức năng khác của các khu vực bệnh viện, đồ mới ở khu mua sắm (Không hẳn là quan trọng với tôi lắm nhưng vẫn khá hiếm), chủ yếu là các thông tin nửa vời hoặc vớ vẩn là nhiều… Ngoài ra các nhân vật bí mật của game cũng là rất nhiều, bạn sẽ không thể nào nắm được hết bởi họ luôn có thể xuất hiện ở những chỗ oái oăm từ đâu, không hề có điều kiện cụ thể nào được nói rõ để làm vài người xuất hiện, mà bạn chỉ biết đó là tùy vào điều gì đó thì họ sẽ xuất hiện. Và khi họ làm thế, đừng bỏ qua cơ hội bởi có một vài nhân vật thật sự rất Op và Imba đến break game nếu như bạn biết cách chơi…

Yếu tố RPG của game cũng khá nửa vời, cái được cái mất – hệ thống leveling up đơn giản hơn bạn tưởng, cứ cày đủ 100 Exp cho 1 level và bạn có 3 điểm + skills cho ba kĩ năng chính từ Attack, Stamina và Technique. 3 chỉ số giải thích cũng khá khó hiểu và chưa thật sự rõ ràng, và càng lên cao thì điểm để nâng chúng cũng sẽ càng ngày càng tốn kém hơn. Đồng thời, bạn có thể mở khóa chiêu thức mới nếu như chúng đạt các yêu cầu nhất định để ông lão quản lý của The Hole dạy võ cho bạn. Tiền nong để bao mọi thứ sớm trở thành một thứ khó để kiếm, kể cả khi bạn làm tất cả mọi phi vụ mà bạn có thể nhận được, trấn lột cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Lượng Exp cũng có thể giảm xuống khi bạn đã đạt đến 1 level cao nhất định.

Một mechanic quan trọng của game đó là thời trang được thiết kế khá dở tệ. Phân tích nghiêm túc một chút: thay đổi thời trang hay phong cách của nhân vật có thể giúp làm giảm sự chú ý xuống, phòng trường hợp bạn đang có một nhiệm vụ time attack và mọi thứ ngầm cản đường bạn. Nhưng vấn đề là cứ càng tiếp xúc hay vì một lí do khó hiểu nào đó mà cả 2 chỉ số phát hiện cứ liên tục tăng lên. Không quan trọng việc bạn thay đổi ra sao hay bao nhiêu quần áo, nó vẫn cứ chỉ đơn giản là tăng lên và cái mechanic này sớm trở thành một thứ gì đó chỉ để trưng ra do quá tù túng.

Một điểm nổi bật mà tôi lưu ý ở game đó là hệ thống chấn thương và hiệu ứng – sự chấn thương khá đa dạng, cho dù bạn là nam hay nữ. Khi bị dính sát thương đến các mức độ nhất định, cơ thể của các nhân vật trở nên bầm dập, tím tái, máu me nhoe nhoét đến mức biến dạng, thậm chí hành động của bạn cũng có thể ảnh hưởng chẳng hạn như đứng dậy chậm hơn, tốc độ ra đòn và khả năng hạn chế hơn chút…

Lượng content mà game có kể ra ở một mức rất tuyệt vời, nhưng cái kìm hãm nó lại vẫn chủ yếu đến từ yếu tố Repetitive và một điểm cực kì hỏng đó là Loading Screen. Bởi khi bạn đang muốn nhập vai một cách nghiêm túc nhưng loading screen và tốc độ xử lý mọi thứ khá là chậm chạp, chạy qua một khu vực mới = 5 giây loading screen, rồi lại như thế, như thế trong suốt một thời gian chơi dài… Đồ họa của game cũng không hẳn là thuộc hàng đẹp hay tiêu chuẩn gì kể cả so với thời kì của máy PS2, họ thậm chí vẫn dùng khá nhiều phông 2D pre-rendered để bù cho một số khu vực hay 8-bit textures sẽ trở nên rất nhiều với một vài khu vực dày đặc assets và objects. Họ thậm chí downgrade cả chất lượng model và facial details của các nhân vật ở bối cảnh sandbox bình thường và phải đến khi vào mechanic solo – thách đấu thì chất lượng Model mới trở lại bình thường. Nhưng cũng may là việc này chỉ xảy ra chủ yếu với NPC chứ nhân vật chính là bạn luôn mặc định không bị ảnh hưởng.

Dẫn dắt cốt truyện là tốt nhưng mô típ câu chuyện tất yếu không phải là mới. Tôi cho rằng cái plot twist 2 lớp của game không tồi nhưng cũng không hẳn là tốt bởi cách họ chọn đối tượng cho nó ở đây. Đúng lý ra nó đã hoạt động hiệu quả hơn nếu như họ thay đổi lại nhân vật hay ít nhất là cho người chơi 1 cú bất ngờ cực đại hơn là lồng ghép 2 cú gài ở đây. Thoại và kịch bản trong game như thể được viết bởi các Edgy Lord vậy, nó vẫn đúng context nhưng thật sự rất cringe. Chẳng hạn như Raven có cái giọng khàn khàn cool ngầu nhưng hắn cứ thích nói kiểu Shite Shite hay Ya Piece Of… Và tôi kiểu như Raven Bro? Chú đâu phải người Anh? Hay Jason G với lối nói Homie đúng ra phải đậm chất táo bạo nhưng nghĩ đến thì lại khá hài hước ở một số khúc. Gina có voice cực kì quyến rũ trong các trường đoạn thế nhưng… cái câu Hey Yaaa phát ra từ miệng nàng nghe giống như nàng mắc hen suyễn vậy =)))). Có rất nhiều ngôn ngữ mạnh và chửi thề kiểu gượng ép trong game như thể ai đó đang cố gào thét thật to rằng mình rất cringe vậy.

Tạo hình của các nhân vật chính thì khá tốt nhưng cũng có nhiều nhân vật trông hơi vô hồn với một mớ assets được xào, nhưng tôi thật sự thích cái style Hip Hop và Rock n’ Roll tồn tại ở vài thứ trong game, chẳng hạn như Aaron mặc quần bó sát thỉnh thoảng trông giống như một gã sad emo boi bất cần đời hay Raven với phong cách cục súc và violent của những đứa trẻ lớn lên từ đường phố…


Độ khó của Beatdown có thể nói là ở mức trung bình nhưng tôi xin thề là nó lại khiến tôi nhớ đến Urban Reigns hơn bao giờ hết. Bởi cho dù bất kể cấp độ Normal hay Hard mà bạn chơi ở Beatdown, A.I luôn có những pha không thể hiểu nổi. Có những lúc chúng rất yếu rất chậm và gần như là vô hại, nhưng Bùm một cái, chúng tự nhiên có thể spam combo một cách chóng mặt và không dấu hiệu nhận biết, chúng thậm chí có thể không có Delay hay Cancel Action mà cứ lao thẳng vào bạn và đánh dập bạn, đến mức nếu như bạn đỡ đòn chúng cũng sẽ nhanh chóng đoán được và tung đòn ôm hay biết phải đánh cao thấp để phá phòng thủ… Hệt như A.I của Urban Reigns ở nhiều tình huống. Nghĩ đến điều này nó khá giống trolling bởi vì bạn chẳng bao giờ hình dung được nếu cái tên đô con với thanh máu dài kia lại gục nhanh thế hay một ả drug dealer có thanh máu thấp lại có thể tung combo 12 hit thẳng mặt bạn một cách không có kiểm soát =)))) Không tính Boss Battle ở đây vì mặt bằng nhìn chung thì Boss thiết kế khá tốt và ổn rồi, tôi không mong chờ nó sẽ dễ hơn.

OST của game tuy ít nhưng bù lại, chúng khá là có chất lượng. Tôi khá thưởng thức chúng và thậm chí lúc đầu game, tôi thường xuyên lao mình vào đánh bất cứ ai hay cái gì có thể chỉ để nghe nhạc combat:

Đánh giá chung: Thời lượng để hoàn thành Beat Down sẽ rơi vào tầm 3 đến 4 tiếng tiêu chuẩn để clear game nếu như bạn muốn Speedrun thật nhanh. Dĩ nhiên là game có Multiple Ending đấy cho nên bạn có thể sẽ muốn cân nhắc chơi kiểu gì để ra được ending bạn muốn đấy. Gameplay tuy Repetitive và khá nửa vời ở một số khúc nhưng nó vẫn rất là vui, nhất là ở khoản cợt nhả hay Reference của game. Và dĩ nhiên: Ai cũng sẽ muốn chơi lại game ít nhất lần thứ 2 để có thể Recruit … Micheal Madsen =))) Đúng vậy, họ đưa cả Micheal Madsen vào game chỉ vì tôi đoán ai đó trong team phát triển rất thích phim Resevoir Dog vậy =))) Nếu như bạn Clear game với rank Governor thì Madsen sẽ tự động Join Blacklist của bạn ở lần playthrough sau và bạn sẽ chỉ phải mất thêm ít xèng để gọi lão lười này đến và đi quẩy cùng bạn.


Đó là chưa kể đến viên thám tra viên đáng kính Chester được tạo hình dựa trên phong cách cool ngầu của Russel Crowe thời trẻ nữa.


Cho nên nếu như bạn tìm kiếm thứ gì đó không quá mạnh nhưng cũng không quá nhàm mà vẫn có thể vui tùy lúc thì BeatDown chắc chắn vẫn đáp ứng được. Kể cả nếu như bạn quá chán đời và quyết định đánh bất cứ thứ gì bạn nhìn thấy trước mặt, và Beatdown chỉ đơn giản là: Ok bro.

HenryMason AKA TranVietBach
As your service.


Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện