Blood: kẻ nằm dưới cái bóng của anh em của mình

Chủ xị

  

“Hahahahaha”

Trong bài lần trước, em đã nói về Duke Nukem 3D và các anh em tứ trụ của nó, lần này em đi đến người bị chúng che mất, Blood. Blood là một trong những game “look/play a like” ra đời sau sự bùng nổ của DOOM, giống Duke và Lo Wang nó cũng là một game cải tiến dựa theo công thức của DOOM và thành công nhưng lại nằm dưới radar của nhiều người.

Blood được phát triển bởi Monolith Studio, vào năm 1997 một studio khá nổi bây giờ với các game như Xenosaga(Tóc Vàng, Hải Stark triggered) và Shadow of Mordor/War, Blood là một trong những game tiên phong của họ, tạo tiền đề cho những dự án sau này. Blood là một game rất đặc biệt, nếu phải gọi Blood một tên khác thì sẽ phải chọn tên “JoJo’s bloody adventure” vì cả game này chứa nhiều reference về Culture lúc ấy đến mức có thể chơi trò này chỉ để xem các easter egg này, nó thậm chí còn đá xéo các anh em tứ trụ của nó. Điển hình là cái xác nát báy của Duke bị treo lủng lẳng trong một cái easter egg nhỏ ở đầu game, mới đây đã thấy game này sẵn sàng phá luôn cả cái giới hạn bạo lực mà Duke Nukem 3D làm ra. Đó mới là easter egg về game còn phim thì Blood đi theo một hướng khác, có phần tôn trọng hơn, hầu hết đều là phim kinh dị nổi tiếng. Các phim kinh dị như là phim The Shining, cái xác đông lạnh của Jack có thể được tìm thấy và vẫn còn ôm cây rìu, bộ đồ và mũ của Freddy Kruger trong phim Nightmare on Elm street, vân vân và vân vân. Vâng như em đã nói “JoJo’s bloody adventure”.

Giờ đến phần thịt mọng nước của game, phần gameplay. Vì đây vẫn là thời gian đấy khi mà cốt truyện không quan trọng bằng gameplay nên cốt truyện thật sự rất là trơ xương. Bạn là một người tên Kalym, bị phản bội bởi giáo phái tên là Kabal, đừng nhầm với Kebab, chúng chôn sống và giết bạn bè của bạn, như một kẻ may mắn sống sót cuối cùng trong phim kinh dị bạn sống lại, thèm khát trả thù bọn Kabal và làm rất nhiều adult Jokes và… CỨ GIẾT HẾT LÀ ĐƯỢC RỒI KHÔNG AI CHƠI BLOOD VÌ CỐT TRUYỆN ĐÂU. Gameplay thì nó giống y như các game lúc ấy vậy, game cho bạn vũ khí melee và súng, chuyển sang melee khi hết đạn, nhiệm vụ là giết với giết nhưng khoan các bạn có thể đang hỏi “thế khác gì so với DOOM và Duke Nukem?, Haha retard haha,…”

Well đúng là chúng đều rất giống nhau nhưng ở đây là sự khác biệt rõ rệt. Như mọi người thấy physics trong Blood rất khác biệt, Gore của nó nâng cấp hơn từ Duke Nukem, cái đầu của quỷ có thể bị đá bay sau khi cho nổ tan xác, những phần cơ thể của chúng trải khắp nơi, máu tung toé, có thể không gory như brutal DOOM nhưng khác với DOOM là game này chẳng cần một mod để làm game hay hơn vì bản thân nó hay rồi *apply cold water to burned areas*. Vũ khí cũng rất khác biệt, thay vì phong cách hiện đại/tương lai thì vũ khí khá là hoài cổ như là TNT, Tommy gun, pitchfork,….

Nhưng vũ khí bạn sẽ thấy mình dùng nhiều nhất chính là TNT, nó có khả năng crowd control rất cao vì tầm nổ của nó khá là rộng với lại trong game thì kẻ thù thường đi theo nhóm đông nên dùng nó sẽ cho bạn lợi thế khá lớn nhưng như vậy không có nghĩa là những vũ khí khác tệ, những thứ như sawed off rất là mạnh và dùng rất là kích thích, Tommy gun thì xả đạn mạnh mẽ như cậu bé 14 tuổi trong nhà vệ sinh lúc 12 giờ đêm nên cứ chắc chắn kho vũ khí của Blood sẽ không làm bạn thất vọng.

Đến với câu hỏi quan trọng, game có giữ vững sau ngần ấy năm không? Có và không. Gameplay của game thì vẫn giữ vững do sự đặc biệt của nó và độ vui nhộn của nhân vật chính. Nhưng vì nó không có được sự nổi tiếng nó xứng đáng có nên nó như nhiều tựa game hay khác bị cuốn trôi theo thời gian. Và cũng như số phận của nhiều game DOOM play/look a like thì nó cũng chịu chung số phận ở dưới cái bóng của người anh em này kể cả Duke cũng ở trên nó. Hãy mua Blood trên Steam để giữ game sống sót và “shake it baby”

Đến đây là kết thúc, lần sau em sẽ quay lại với một tựa game retro bất ngờ khác.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện