D2 – Pha hack não thần thánh của Kenji Eno (P.1)

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Như đã hứa, tôi phải viết bài review D2 riêng vì bản chất của game nó đã là quá đỉnh – nó không phải đỉnh theo kiểu bạn nghĩ nó là cool game hay whatsoever. Also nó cũng không cố để trở thành kiệt tác hay bất cứ cái quái gì khác… Nó chỉ đỉnh vì đơn giản là nó thật sự khiến tôi phải ngồi chơi, tôi chơi, chơi và tự hỏi: WHAT THE HELL I JUST PLAY???

Như đã nói ở bài trước thì bản thân việc D2 ra đời trên máy Dreamcast đã là một biến cố và cộng thêm cái cách thiết kế và làm game của Eno: “Who give the ****… Just DO IT” và thành quả đó là một xấp design và brainstorm lại tiếp tục được mang ra và dồn vào game… Kenji được gặp và được truyền ảnh hưởng bởi cả một tấn các thiên tài thời đó như Yu Suzuki, Hideo Kojima cũng như vô số người khác ở SEGA… Nhưng nói gì thì nói chứ game vẫn có khá nhiều khuyết điểm và outdated đối với phần lớn giới modern gaming, thậm chí người ta còn tự hỏi liệu bản D2 gốc cho máy 3DO M2 kia có “hoàn hảo” hơn so với phiên bản này… Tin tôi đi, tôi sẽ thật nghiêm túc về phần này.

Để bắt đầu thì như thường lệ sẽ là với gameplay: Nếu các bạn nhớ ở D phần đầu thì mọi thứ vốn là một cuộc cinematic adventure với một vài yếu tố tương tác, Enemy Zero đưa vào một hệ thống combat độc nhất và tiếp tục nhấn mạnh vào bầu không khí… Bạn chắc đang nghĩ D2 sẽ là tổng hợp và tinh hoa của cả 2 người anh đúng không? Xin thưa! KHÔNG! Kenji thật sự bay bổng đến mức sau khi scrap phiên bản ban đầu cho máy M2 ra thì ông quyết định chơi lớn, nếu không muốn nói là cực lớn – thay đổi toàn bộ cho game!

Để giải thích cho đơn giản và dễ hiểu thì bạn hãy thử tưởng tượng một tựa FPS tiêu chuẩn nào đó chẳng hạn như Half Life nhưng bây giờ, bỏ hết cả cốt truyện gốc lẫn các phong cách gốc hay bất cứ cái gì đó khiến bạn nhận ra game… và biến nó thành một cái gì đó khiến bạn tự hỏi: What The F***? Chẳng hạn như FPS nhưng đổi genre thành RPG chẳng hạn… D2 đi theo đúng phong cách này: Không còn Laura Harris hay Laura Lewis, không còn một lâu đài nào đó ở Transylvania hay một trạm vũ trụ ngoài không gian, cũng không còn những con quái vật kiểu âm thanh, cũng không còn những settings như của D, thậm chí bạn còn chẳng biết đây là cái quái gì nữa…

Bạn chỉ biết, bây giờ ông Kenji sẽ ném bạn vào phía Bắc của Canada hay đâu đó, và bây giờ đã chính thức trở thành ngày tận thế, bạn và một vài người khác may mắn sống sót nhưng bạn bị mất trí nhớ với một vài khoảng ngắt và kí ức mập mờ… Bạn chẳng thể lí giải nổi tất cả mà mồm sẽ cứ chỉ lặp đi lặp lại: What The Hell?


Hey, you’re finally awake! (đùa tí thôi)

Người đàn bà sẽ tự giới thiệu mình tên là Kimberly, cô ấy nói về việc bạn bị mất trí nhớ ra sao và cách mà cô ấy tìm thấy bạn… Laura là tên của bạn. Sau đó một tên mutant trá hình sẽ tấn công căn nhà và chơi trò Deep Throat với Kimberly, Laura vớ được khẩu súng săn và cố gắng cứu Kim… May mắn là một người khác là Parker đã có mặt để giải vây cho cả hai – tuy nhiên cái mà anh ta nhận được lại là thái độ lồi lõm của Kimberly, người đang hét loạn lên và đuổi anh đi… Sau đó Kimberly tỉnh táo chút thì cô ấy sẽ dạy bạn nhìn xung quanh căn nhà – đây là segment khám phá của game: Khi ở trong các công trình hay nhà cửa thì bạn có thể nhìn xung quanh các góc nhất định, có thể thay đổi góc dựa vào việc chọn một hướng và di chuyển (bạn đang tự hỏi cái quái gì đây: Well, với những ai đã chơi D gốc thì không còn quá xa lạ), qua đó bạn tương tác với môi trường như là kiểm tra các tủ đồ, sự vật… nói chuyện với NPC nếu có và dĩ nhiên, giữ nút Y để quan sát tự do và tìm kiếm các item ẩn…

Môi trường bên ngoài là một dạng Semi Open World – qua đó, bạn tự do đi khám phá những ngọn núi, đồi, vùng tuyết rộng lớn mênh mông, có các yếu tố như chụp ảnh, săn thú và như thường lệ, item lại vứt rải rác ở các khu vực này. Các yếu tố design về mặt lí thuyết là khá tốt so với mặt bằng của những năm cuối 9x đấy nhưng bây giờ nhìn lại thì cũng đã outdated khá nhiều rồi. Và dĩ nhiên một cái mà bạn chắc chắn lưu ý – game có 35 đến 40% yếu tố WALKING SIM, bởi vì ít nhất là những lúc đầu bạn sẽ đưa Laura cuốc bộ qua một số địa danh và học dần dần mechanic của game cho đến khi sang Disc 2 là bạn có xe trượt tuyết nhằm hạn chế di chuyển đường dài…

Các cơ chế RPG được thêm vào chẳng hạn như lên level – tăng máu và tăng điểm skill cho Laura (thứ mà không hoàn toàn được giải thích, tất cả những gì tôi biết đó là nó có vẻ như làm cho Laura trông trụ vững hơn trước các đòn tấn công mạnh của quái vật và giảm độ rung và độ run… Không hẳn là những thứ gì đó cho lắm kể từ khi bạn cứ cầm khẩu TMP mà xả đạn liên tục). Bạn cũng nên thường xuyên chú trọng đến việc săn bắn bởi các item hồi máu vứt rất rải rác và vẫn là có giới hạn nhưng thịt thú thì không… Cứ việc săn từ những con chim, thỏ, tuần lộc… và kể cả… GẤU – rất nhiều thứ kì quặc ở game.

Hệ thống combat đơn giản nhưng thực hành lại rối rắm – ngay sau khi vào battle thì màn hình sẽ chuyển sang trạng thái FPS, Laura bắt đầu với một khẩu TMP lấy từ tủ đồ trong căn cabin của Kimberly. Nó là một dạng guncon khi mà màn hình đứng yên lại và bạn phải ngắm bắn, triệt hạ các kẻ địch thật nhanh trước khi chúng có thể lao đến và chộp lấy bạn – pretty damn annoy còn quá cả The House Of The Dead. Ông Eno cũng không hề chuẩn bị cho bạn bất kì cái kĩ năng hay quy tắc nào ở những segment này đâu, bạn chỉ biết bắn bắn bắn, nếu đứa nào đến gần bạn hơn thì bắn chặn – phần lớn điểm yếu của những con quái vật nằm ở cái mắt trố lồi lên của chúng (tôi biết bạn đang nghĩ gì, ông Eno có vẻ cũng khá thích Resident Evil).

Sở dĩ nó khó là vì tốc độ di chuyển của tâm bắn cảm tưởng vẫn chưa được như ý muốn, chưa kể những con quái vật còn tự tấn công bất ngờ và không hề theo quy tắc hay chỉ đơn giản là chúng lao lên đồng loạt khiến cho bạn lúng túng – tối đa phải combat là ít nhất 3 kẻ địch. Chưa kể hiệu ứng còn rất ấn tượng khi môi trường là vùng lạnh lẽo và bạn có thể cảm thấy đôi tay của Laura cầm súng hơi run rẩy.

Ah yes, đây là một tựa game nặng về cốt truyện hơn gameplay dù bản chất thì vẫn có cả núi Fault ở đây. Tôi không biết bạn nghĩ sao nhưng tôi dám cá là việc làm quen với những người như Yu Suzuki hay Hideo Kojima đã tác động khá nhiều đến lão Eno để làm ra một tựa game với phong cách kì quặc thế này. Bất chấp phần gameplay đã outdated cũng có thể gọi là 2 thập kỉ. Oh và dĩ nhiên so với một game RPG hay Survival Horror thì game cũng mix thập cẩm giữa cả tấn thứ lẫn lộn dẫn đến những gì mà chúng ta gọi là bad design choices nữa.

Thế nhưng đánh giá cụ thể về D2 thì cá nhân tôi tin nó vẫn là một tựa cinematic adventure lôi cuốn, tiếu tấu cũng bất ổn và thường là hơi chậm – tôi mới nói lôi cuốn chứ chưa dám nói nó đủ tốt hay make sense đâu nhé! Bạn biết đấy, một cốt truyện tốt thì có thể rối rắm hay hack não người chơi, tùy theo cách mà bạn gọi, nhưng cá nhân tôi tin là nó vẫn nên make sense ở một góc hay một khúc nào đó, hay ít nhất cho người chơi hiểu được mục tiêu cuối cùng, câu chuyện thật sự… Chứ nếu không sẽ lại giống như Takayoshi Sato nói rồi đấy: “Một gánh xiếc thập cẩm nhưng thiếu chiều sâu”  – yeah yeah Kojumbo. Và cứ yên tâm là ít nhất gameplay outdated nhưng nó vẫn sẽ cố ăn khớp với cốt truyện đến cùng… Có lẽ đây cũng là một kiểu “so bad that make it’s good” kì quặc.

Vậy đến đây thì tôi có nên spoil hay không? Chắc spoil một tí cũng chả sao đâu, vì đằng nào bạn cũng sẽ chả hiểu nổi cái quái gì đâu, lâu lắm rồi tôi chưa spoil cho nên hôm nay mạnh dạn bật lại ông Chủ Quán và lại mở mồm – à và dĩ nhiên thì đoạn phim cắt cảnh tiết lộ phần mở đầu thực chất ra sao sẽ nằm ở Disc 4 của game… Mọi thứ khởi đầu là như thế này, bỏ qua yếu tố logic trong đầu đi nhé vì cốt truyện của D2 chả có tí logic nào đâu =))) Oh và dĩ nhiên tôi cũng có khám phá ra một sự kì quặc là như thế này, nếu như bạn để ý kĩ thì có vẻ D2 sẽ khá là gợi nhớ đến tiểu thuyết Dreamcatcher của Stephen King, mặc dù nhiều người thời đó cho rằng vì sự kì dị trong những thiết kế và ý tưởng nên D2 gần giống với The Thing nhất. Song khi tôi đọc cuốn Dreamcatcher của Stephen King thì tôi đã suy nghĩ lại, nhất là ở việc tại sao có vô số thứ quái quỷ lại diễn ra cũng như việc mix cả một tấn chủ đề lẫn lộn và thập cẩm vào với nhau.

Và nếu chơi thì tôi thành thật khuyên bạn đó là chơi bản Nhật nếu có thể. Vì tôi đã chơi qua một lần bằng bản tiếng Anh cho nên khi quay lại chơi bản Nhật tôi không hề gặp nhiều khó khăn hay rào cản ngôn ngữ khi tôi đã biết phải làm gì và nhớ nội dung của các phân đoạn… Tôi kì quặc thế là bởi vì phiên bản Nhật của game sẽ là UNCENSORED và UNCUT một số phân đoạn bạo lực, ghê tởm hay nội dung phản cảm – trái với bản tiếng Anh đó là họ censored một số thứ cũng như cố tình thay đổi góc camera của một vài phân cảnh đi khiến cho bạn không thể tận hưởng chúng. Và về yếu tố Gore, Blood hay Disturbing thì nó sẽ là Full Set B-movie Style của thập niên 8x và 9x. Trong game cũng có một vài yếu tố hình ảnh gây ám thị cực mạnh, ngầm liên tưởng.

Âm nhạc trái lại là một điểm khá mạnh của D2, ông Eno lần này đích thân sáng tác cũng như tự collab với một vài nghệ sĩ khác để cho ra các bản soundtrack cho D2. Chất nhạc như thường lệ là nhạc điện tử, song cũng có những khúc những giai điệu chuyển thành nhạc cổ điển. Một vài thể loại khác như Jazz hay Soul được đưa vào… Những bản theme kể ra lại rất cảm xúc, vẫn cho bạn một cái Vibe quen thuộc từ Enemy Zero khi mà Micheal Nyman sáng tác vậy…. Và vì trò chơi là Tuyết và nỗi buồn cho nên những khúc giao hưởng cũng sẽ cực kì trầm lắng và súc tích…

Sự thay đổi trong cốt truyện có lẽ là kì quặc nhất. Cốt truyện gốc ban đầu đã bị cancelled đó là D2 sẽ giữ nguyên là một sequel của D trước đó. Laura Harris tiếp tục trải qua một thời khắc ác mộng khác sau khi giết cha cô ở phần 1. Lúc này cô đang mang thai song ai là chồng cô hay bố đứa bé thì không được tiết lộ, cô lên chuyến bay San Fransico 1998 và cả chuyến bay gặp nạn. Tuy nhiên, điều kì quặc là trước khi chuyến bay lao thẳng vào một vùng khoảng không và mất tích… Laura thấy một ảo ảnh và cái ảo ảnh đó cướp mất đứa con trong bụng của cô – D2 mở đầu với việc bạn sẽ là ” Đứa con chưa chào đời ” của Laura đó – lớn lên trong một vùng không gian giả tưởng và anh ấy sẽ phải tiếp tục cuộc phiêu lưu của Laura, khám phá thực hư về mọi thứ cũng như giải cứu mẹ của mình… Và D2 Dreamcast thì Cancel luôn một cốt truyện tiềm năng như thế này để hướng tới những thứ còn điên rồ hơn ( Ý tưởng The Unborn khi đó vẫn còn khá mới mẻ với ngành game )

Và plot thì dài quá nên tôi sẽ tách ra thành một bài riêng =))) Cứ yên tâm là có spoil bạn cũng chưa chắc đã hiểu gì đâu =))) Mạnh dạn thử bật lại chủ quán xem spoil thế nào


Hình ảnh: Tạo hình và design của nhiều thứ rất kì quái, nếu như không dám nói là có vẻ bọn họ dành khá nhiều thời gian để trau chuốt những khâu này… Thậm chí cái khó tin đó là một số tạo hình cho thấy những giới hạn cũng như đột phá mà vẫn có thể tồn tại đến được bây giờ. Quái vật trong D2 bao gồm những con quái vật na ná thực vật, động vật lai tạp với tạo hình luôn đi kèm xúc tua, các cánh tay đột biến cũng như điểm yếu chí mạng luôn là những con mắt lồi ra của chúng. Tạo hình của những con Boss lại càng ấn tượng hơn, cảm tưởng như những cái thiết kế tốt nhất và hay nhất lại đi vào những trận Boss fight từ hình ảnh đến âm nhạc. Song một số tạo hình thì thật sự dị hơn so với mức mà tôi tưởng tượng… Vì đây là một trong những tựa game đầu tiên showcase cho máy Dreamcast nên chất lượng đồ họa thật sự khá tốt – tôi dám nói đồ họa này vẫn có thể giữ đến được ít nhất là năm 2002 và 2003 của PS2 ( Game làm trong những năm 97-98 và phát hành năm 99 )…

 

Đánh giá chung: Cách mà Kenji làm tựa game này cũng phải nói thật là rất kì quặc, mặc dù tôi đã chơi đến 4 lần nhưng nói thật là tôi còn chẳng dám chắc liệu mình có Thật Sự hiểu =))) Trò chơi đưa vào rất nhiều chủ đề, xã hội học, con người, tâm thần học. Và như tôi tổng kết lại cho đơn giản thì – A F***ING MESS.

Con cháu của Poison Ivy, máu Edgy và Emo của tất cả mọi người, ngày tận thế, giây phút của thiên niên kỉ…bla bla… Tôi dám cá lúc hoàn thành xong game ông Eno đã cười sặc sụa…Một số chủ đề, tiết tấu và diễn biến trong game kể ra xây dựng rất được, nó chỉ có lẽ là…um… ở hơi không đúng chỗ vì có rất nhiều thứ lẫn lộn vào nhau và cái nào cũng muốn tranh Spotlight – dẫn đến việc não bạn đã đang đau và bạn cũng chẳng thể nói nổi chuyện quái gì đang diễn ra.

Một trong những cái hay của D2 đó là âm nhạc của nó. Nghiêm túc đấy, sountrack lần này do chính Eno tự ngồi và tự sáng tác, ngoài ra ông cũng collab với cả một vài nghệ sĩ mà ông ưa thích – nhất là chất nhạc Jazz và Soul ở trong game. Và để kết thúc cho đẹp thì Arto Lindsay sẽ lại hát Counting The Roses.

HenryMason AKA TranVietBach
As your service.


Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện