INSIDE: Chàng trai mặc áo đỏ bỏ cả thế giới nhỏ để giải đố

Khách quen

  

Khỏi phải nói lại là le my mother: “game này nhìn có vẻ dễ nhỉ dạy mẹ chơi lúc mẹ ở nhà một mình chán!”. Le tui: “thui mà mẹ khi khác nha mẹ iu”. Thú thực tui không dạy mẹ tui chơi trò này thì hơi phí thật. Mà thui lan man thế đủ rồi tui đến đây để giới thiệu về cái thằng ở trên tiêu đề nè. Thằng này là anh em cùng cha nhưng cũng giống mẹ với thằng Limbo và được đẻ ra với cùng bộ mã ADN với nhau.

Inside là phiên bản tiền nhiệm thừa kế hoàn chỉnh bộ mã ADN: “Puzzle thuần chủng – lối kể chuyện không giống ai – và atmospheric”. Nếu để nói về độ tuyệt vời của hai đứa này thì chả khác gì “một con ca sĩ hát hay” với “một con ca sĩ hát hay như điếu đổ được giải Oscar vậy”. Trước tiên cái tên game đã là 1 quả Easter Egg nho nhỏ. Màn hình lờ mờ hiện ra, dòng chữ “Playdead inside”. Đúng kiểu hãng game hòa vào game là một. Kiểu đó là một thông điệp hoặc một sự thông báo trước những thứ xảy ra trong game “con người mục rửa từ bên trong sâu thẳm”. Inside còn pha tạp sự lai giữa 2D và 3D. Hiển nhiên nó vẫn là một tựa game 2D truyền thống nhưng sự kéo dãn về góc nhìn + 3D nên nó sẽ cho người chơi có một cái nhìn đa chiều hơn giúp bạn có thể vừa “bách bộ ngắm cảnh” vừa trải nghiệm cái sự mập mờ có thể đến từ bất cứ đâu trong khung hình mà nhà sản xuất ngồi cười khà khà “chết mẹ mi đê sắp sửa có biến”. Điều này làm tăng sự kịch tính hơn trong trò chơi rất nhiều lần. Inside vẫn giúp người chơi phát hiện ra bằng màu sắc nhưng lần này bảng màu đã rộng hơn rất nhiều. Với Limbo màu trắng là sự sống – màu đen là những sự nguy hiểm, cái chết rình rập thì Inside cũng như vậy. Những thứ có màu sắc tươi sáng là những biểu hiện của sự sống, những sự giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn. Còn những thứ đen tối, luôn rình rập bạn trong bất cứ bóng đêm sẽ luôn muốn lôi bạn vào cái chết và sự đau đớn. Sự phân hóa về màu sắc cũng là một ý đồ của Dev game.

Game áp dụng đúng tiêu chuẩn SGK “atmospheric + vagueness”. Atmospheric là cái không khí trong game. Nó u ám đến mức đáng sợ. Bạn luôn phải kéo căng cái brightness nhưng cái bạn nhận được trong game vẫn là sự lờ mờ,tối tăm đến khó chịu. Bạn chỉ biết khi bạn đi đến đâu bóng tối bao trùm từ nhiều phía và chỉ có những thứ tương tác, có sự sống mới không ám cái màu đen xám xịt. U ám nặng nề, đó chính là Inside. Những âm thanh “slam the fucking door”, cuộc rượt đuổi, những ánh đèn truy sát bạn luôn giúp bạn có một nhịp tim vừa đủ để có thể lên cơn trụy tim-bất-cứ-lúc-nào. Con người ta luôn sợ những cái gì họ không hiểu, họ không thể biết hoặc nằm ngoài sự suy nghĩ an toàn của họ. Và Playdead đã vận dụng tốt cái cơ chế đó để giúp bạn có một cuộc sống khó khăn hơn. Bạn không biết có gì chờ đón mình tiếp theo, hay những chướng ngại vật trên đường có làm nguy hiểm đến bạn không? Có Chúa mới biết. Tui là nạn nhân của sự hù dọa kết hợp trên. Có ai nghĩ rằng vào đầu game mọi thứ sẽ dễ thở và từ từ mới guồng xoay không? Không!! Tui đã có một vài chục giây để tự trải nghiệm cảm giác rượt đuổi và phải tập trung cao độ khi mới vừa bước vào cái game đầy ma mị này. Nhưng đôi khi tôi lại có những khoảng lặng để nghĩ cho những phương án đối phó với puzzle tiếp theo. Nhanh và chậm – Inside luôn điều khiển bạn theo một nhịp độ chết người khiến bạn phải tập trung 80% công lực vô.

Inside đúng kiểu straight-to-point. Vô là chơi không cần hướng dẫn gì nhiều. Puzzle luôn là điểm nhấn của game này. Có thể khó nhằn, nhưng có thể là điều gì đó quá dễ dàng hết mức đến lúc bạn ngoảnh lại ” Ơ? Tao vừa qua màn đó hả?”. Puzzle không quá tiêu tốn nhiều calories của bạn nhưng đôi khi nó lại giúp bạn có tư duy logic móc nối lại những thứ nhỏ nhặt với nhau khiến bạn dần dần hé mở các nút thắt như bạn đang xem một phân cảnh nhỏ của một bộ phim khó hiểu vậy. Những vật cản của bạn đôi khi lại trầm lặng suy nghĩ, đôi khi khiến bạn dồn dập. Nó có thể là một con smiledog.jpg hoặc có thể là một con thủy quái nhỏ bé với hình thù dị dạng nhưng đã đều được thiết kế để bạn “úi giời tao không sợ đâu” và 2 minutes later “má dai vậy tao lại phải retry”. Không hầm hố, nhỏ-gọn-vừa đủ nhưng khiến bạn có những màn làm bạn phải “Chờ chút tao thay quần đã”.

Lối kể chuyện của Inside á? Trời ạ tui phải nói là nếu một số game có lối kể chuyện như kiểu bạn mở cuốn truyện đọc từ trái sang phải là hiểu nhưng… Inside khác. Nó là một bức tranh u tối nhiều chiều mà mỗi khi bạn hay một ai đó sẽ xoay nó theo một chiều khác và hiểu nó theo một chiều khác. Nhưng nó vẫn có một số chi tiết chính để tui có thể mường tượng ra cái nội dung sâu xa của nó. Tui sẽ giải thích nó ngay dưới thôi

[friendly reminder + spoiler alert: chơi đi rồi quay lại đọc nhaaaa]

Inside là một thế giới cyberpunk – nơi những thứ công nghệ hiện đại lên ngôi và con người dần dần máy móc hóa. Một cuộc đại thanh trừng xảy ra. Một tổ chức săn lùng con người và tẩy não biến họ thành những nô lệ vô tri vô giác. Cậu bé áo đỏ (xin phép được gọi là Inside) là một trong những người đã trốn thoát khỏi cuộc thanh trừng đó. Trong một thế giới ẩm ướt và tối tăm, cậu liên tục trốn thoát khỏi cuộc truy lùng của những người trong tổ chức, những con quái vật kì lạ,… Sau tất cả cậu cũng tìm thấy và nằm lại nơi ánh sáng cuối chân trời.

Inside như một tiếng lòng của những con người chạy trốn khỏi một thế giới điên loạn tối tăm. Hình ảnh cuối game là một hình ảnh ẩn dụ mà khiến tôi vẫn không khỏi băn khoăn đó là gì? Đâu đó trong những nơi tối tăm đó vẫn có những ánh sáng mờ nhạt xuyên qua những căn nhà ẩm thấp và bẩn thỉu .Đâu đó vẫn có những con người đang chạy trốn như cậu bé này? Dù chạy đi đâu thì cũng đừng quên mua quốc game kèm theo anh em cùng cha nhưng giống mẹ là Limbo nhé!

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện