Đánh giá Nectaris: Military Madness

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Và một huyền thoại bị lãng quên của làng chiến thuật theo lượt – con cưng của Hudson huyền thoại, người đã mang đến cho chúng ta các tuyệt phẩm như Bomberman, Bloody Roar… – Nectaris: Military Madness thuộc series Nectaris đình đám một thời 9x, với vô số phần game và vô số phần port. Bạn có thể cảm thấy rất khó tin khi tôi nói rằng tựa game Turn Based Strategy này vẫn rất vững vàng trước năm tháng cho dù cái thể loại của nó bây giờ thì có vẻ đã khá kén người chơi.

Nectaris: Military Madness
Phát hành: Hudson
Phát triển: Hudson Software
Hệ máy: Phát hành lần đầu năm 1989 cho máy Turbo Grafx-16, năm 92 thì được port lên PC9800 và sau đó tiếp tục chuyển lên các hệ DOS, Window 95 và Window 97. Trong các năm tiếp theo làm lại trên PS1. Đến năm 2006 thì chuyển lên dạng kĩ thuật số để tiện cho lưu trữ và Virtual Console, sau đó tiếp tục port cho mobile. Năm 2009 tiếp tục được làm lại thêm một lần nữa cho console hiện đại từ PS3, XBOX360 và Nintendo Wii… Đến các giai đoạn 2012 đến 2017 thì các server online của nó cũng như bản thân game lần lượt bị khai tử. Press F to pay Respect.  Nếu như bạn thật sự nhớ thì Hudson cũng là một anh tài bạc mệnh như thế nào và sau khi nó bị KUNTNOMEY thâu tóm thì… Sob Sob… Một vài series của Hudson cũng đã phải chịu chung số phận với các series khác của Konami cũ. So Press F to F*** KUNTNOMEY!

Gameplay: Theo thể thức truyền thống nhất thì Nectaris sử dụng các phương thức chia ô theo khối lục giác quen thuộc mà bạn có thể bắt gặp trong nhiều game chiến thuật của những năm 8x và 9x. Game đặt nặng vào yếu tố địa hình của map cũng như chiến thuật cá nhân, chẳng hạn như phe tấn công lúc nào cũng phải xác định áp đảo phe phòng thủ, địa hình càng hiểm trở càng gồ ghề thì phe phòng thủ được cộng thêm lợi thế. Một cơ chế độc đáo mà tôi thấy ở game đó là cơ chế vây hãm – giống như môn cờ vây, nếu như một đơn vị bị bao vây từ cả đằng trước lẫn đằng sau thì bảng sơ đồ chiến thuật sẽ cho thấy nó bất lợi như thế nào – giảm một nửa cả khả năng tấn công lẫn phòng thủ và qua đó nó dễ dàng bị hạ hơn. Đồng thời, nếu như tấn công hay phòng thủ mà bạn có thể lập được đội hình hay dàn hàng đầy đặn thì sẽ tiếp tục được cộng lợi thế cho các khả năng tấn công và phòng thủ.

Tuy nhiên, mọi thứ sẽ sớm không hề dễ dàng và đơn giản như vậy vì chủ yếu, Nectaris thường bắt bạn chơi Handicap nhiều hơn trong các scenario của nó cho dù bạn đang đại diện cho bất cứ phe nào đi chăng nữa (cứ yên tâm là kể cả có màn dễ đi chăng nữa thì chỉ sau khi bạn beat nó xong thì sẽ đến phần khổ sở). Đồng thời, với một số lượng các đơn vị quân đội cực kì đa dạng, bạn sẽ phải check rất kĩ các chỉ số và mô tả của chúng để có thể làm đúng các chức năng. Chẳng hạn như các đơn vị thiết giáp từ đất đối không, pháo kích, tăng hạng nặng, bộ binh cơ động cho đến các đơn vị không chiến như tiêm kích phản lực, máy bay vận chuyển hay tiêm kích đấu không… Rất đa dạng và khiến cho quy mô trận chiến trông hoành tráng hơn.

Luật chơi như thường lệ cơ bản thôi: loại bỏ toàn bộ các đơn vị địch có mặt trên bản đồ (bất cứ cái gì không phải màu của bạn thì san phẳng ngay và luôn), hoặc đơn giản hơn thì là chiếm được nhà chính của đối phương. Với cách chiếm nhà chính thì dành cho những ai ưa thích chiến thuật chớp nhoáng và chính xác bởi bạn sẽ cần có một đơn vị có khả năng chiếm đóng (cụ thể ở đây là lính bộ binh, xe máy…) chạy được thẳng vào nhà chính của đối phương. Dĩ nhiên thì A.I sẽ có để ý và chắc chắn khi nguy hiểm nó sẽ cử quân về canh gác nhà chính ngay và luôn để phá hỏng cơ hội của bạn. Luật tương tự cũng vậy đối với phe của bạn. Ngoài ra thì cũng có cả các công trình nhà máy có thể được spam ra giữa chiến trường. Các nhà máy này giúp ích cho việc sửa chữa các đơn vị bị thương và chúng cũng có sẵn một số lượng đơn vị nhất định nữa, hoàn toàn là của bạn nếu như bạn có thể chiếm được nó.

Như đã nói về yếu tố Handicap, khi quân địch trở nên áp đảo quân bạn và nó cố tình khiến cho mọi thứ trở nên vô vọng – chẳng hạn như team bạn lác đác 8 đến 10 đơn vị mà lại đang đứng cách xa nhau trong khi team địch đang có một sấp chực chờ để tóm bạn. Cái hay đó là đôi khi bạn có thể không để ý nhưng nó luôn cố tình để ngầm khoảng 1-2 cách cho phe yếu – tùy vào cách mà bạn nhận định tình huống cũng như cân nhắc các thứ. Chẳng hạn như một trận chiến mà cả hai bên đều toàn là các đơn vị đất đối đất và một nhà máy có các đơn vị không đối đất. Bạn biết tầm quan trọng của việc này rồi đấy và 99% như thường lệ là All In chiếm bằng được cái nhà máy và mấy cái máy bay kia (vì những cái xe tăng đất đối đất sẽ chẳng làm gì được máy bay của bạn đâu nhỉ?). Vì thế mà trận chiến trở nên cân bằng hơn, ít nhất là trong mắt của những ai thật sự nhìn. Đôi khi nó giấu kĩ đến mức bạn sẽ phải tự thí mạng bằng cách thử cả một tấn các chiến thuật khác nhau để xem sao và sau đó lại load lại hoặc chơi lại từ đầu trận chiến. Trận căng nhất mà tôi từng có là khoảng hơn 1 tiếng và trước đó là 4 lần thử chiến thuật fail.


Có một hệ thống lên cấp cực kì đặc tả được biểu diễn bằng số sao – cứ mỗi một cấp là 1 sao và tối đa cho đến khi bạn được hẳn 1 sao to đùng (tức là phải 8 đến 10 sao bé) – cứ mỗi một lần trải qua một trận chiến thì bạn được thưởng 1 sao nếu như diệt được ít nhất 1 đơn vị địch (diệt nhiều hơn vẫn không được tính) hay phòng thủ qua một đợt tấn công. Cái hài hước đó là nếu như bạn không diệt được 1 đứa nào bên 1 đơn vị địch thì cả 2 sao auto chuyển hết sang cho nó. Đồng thời bạn cũng nên để ý xem độ chênh lệch giữa chỉ số của bạn và chỉ số của quân địch có phần bất lợi nghiêng về bạn hay không, bởi nếu có thì sẽ mất mát oan đấy, mà có khi lại chẳng làm xước được tẹo nào của nó.

Khi vào Battle và hai đơn vị bắt đầu giao chiến thì bạn cũng sẽ lại khá đau đầu bởi sẽ có một số thứ không rõ ràng tiếp tục xảy ra – chẳng hạn như diệt được nhiều hay ít đơn vị hơn mà không giải thích nổi chẳng hạn (giả định đó là mọi điều kiện đều thuận lợi cho bạn và bạn đang chiếm phần ưu thế – diệt được 4 đến 5 đứa của đơn vị địch. Song cùng tình huống đó thì lại chỉ được có 2 – vì thế tôi cho đây giống một dạng đánh bạc mà chả ai lí giải nổi???).

Phần lớn các đơn vị quân đều được đặt tên theo động vật cũng như tạo hình và thiết kế dựa trên các mẫu điểm ảnh same same (vì game gốc là từ máy Turbo Grafx mà nhỉ). Với mỗi bản Nectaris, họ không chỉ nâng cấp đồ họa, nâng cấp Animation Fight mà thông qua đó họ cũng bổ sung thêm các đơn vị lính mới, thể thức chơi mới và kiểu chơi mới, nhiệm vụ mới.

Nhược điểm lớn nhất của Nectaris đó là cốt truyện của nó cực kì mập mờ – kiểu bạn sẽ phải thắc mắc nếu như không thể phát triển cốt truyện thì họ vẫn có thể lược bỏ nó đi nhưng việc cố đấm ăn xôi này khiến cho plot của Nectaris cực kì rối rắm và lộn xộn. Kịch bản tiêu chuẩn của Nectaris nói về 2 phe Liên Minh Union và Xenon – cả hai đều sẽ liên tục tham gia vào các cuộc chiến kinh thiên nhằm tranh giành lãnh thổ, kiểm soát tài nguyên cũng như mục đích chính trị.

Một trong những điểm mà phần lớn mọi người đều đồng ý và hứng thú nhất có lẽ là hệ thống animation của game – phải nói đây là khâu tiến hóa nhiều nhất bởi cứ qua từng hệ máy, họ cố gắng biểu diễn chúng dưới dạng simulation và đỉnh cao là ở hệ PS1, khi đó họ đã làm được model Polygon cho mọi thứ và bạn được chứng kiến trận chiến với vô số hiệu ứng. Bản 2009 là tập hợp đầy đủ các tinh hoa của các phiên bản trước và cố đưa nó vào thế hệ console hiện đại. Song có lẽ điều buồn đó là dường như đó không hẳn là cái thời mà người ta thật sự ưa thích thể loại Turn Based nữa – khi mà RTS đã dần dần lên ngôi.

Âm nhạc của game có lẽ không hẳn là một điểm mạnh cho lắm nhưng có lẽ nếu như bạn yêu thích những cái giai điệu kiểu Arcade thì Nectaris đi theo đúng phong cách này – ngoài ra voice acting cũng học tập game chiến thuật hiện đại với các thuật ngữ cũng như giọng trầm trầm, cool ngầu. Chẳng hạn như cái âm của tiếng súng và tiếng đạn cứ píu píu uỳnh uỳnh chẳng hạn.


Đánh giá chung: Nectaris: Military Madness có thể nói vẫn là một tựa Turn Based Strategy khá thú vị, dành cho những ai ưa thích thể loại này hoặc nếu như bạn đang định tìm một game chiến thuật để giết thời gian chăng? Có rất nhiều chế độ chơi trong game và với một số bản thậm chí còn có cả những bộ Map Editor và Unit Editor dành cho những ai thích nghịch ngợm. Cái tiếc của tôi đó là khi chế độ Multi của nó vẫn còn mạnh đối với bản Wii thì tôi lại không được thưởng thức do khi đó chưa biết đến nó. Thậm chí bây giờ muốn chơi game thôi cũng khó bởi nếu bạn định săn tìm game thì chủ yếu bạn tìm thấy bản PS1 là chính. Còn Rom cho máy Wii thì có thể nói là đã thất lạc cũng kha khá lâu. Nó trở thành hàng cực hiếm đối với phiên bản 2009. Ngoài ra còn một số phiên bản cực hiếm khác như bản PC9800 hay DOS hay Window 95 và 97 chẳng hạn. Vì như đã nói thì cứ mỗi một bản họ đều có chỉnh sửa cũng như thêm thắt, cắt bớt content. Cá nhân tôi muốn được thưởng thức hết toàn bộ content có thể cơ. Và bạn cũng không thể phủ nhận rằng nếu bằng một phép màu nào đó mà bạn sống sót qua được một scenario cực khó thì cái cảm giác vẫn cực kì là phê – I AM A GREAT GENERAL!

HenryMason AKA TranVietBach
As your service.

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện