Độ khó của game cũng là điểm đặc biệt tạo điểm nhấn

Khách quen

  

Có những tựa game được biết đến do cốt truyện, gameplay hoặc là concept đặc biệt. Nhưng cũng có những tựa game được biết đến chỉ do độ khó kinh hoàng của nó ví dụ như Dark Soul, Cuphead, Bloodborne,… Chính độ khó của game cũng góp một phần lớn mang lại trải nghiệm khi chơi game, cũng có thể là nó mang lại cho ta độ hardcore, kích thích tinh thần người chơi làm cho ta thể hiện và rèn luyện khả năng phản xạ, trình độ của mình nhưng ngược lại độ khó cũng làm cho ta ức chế muốn đập nát màn hình, bàn phím và Uninstall game ngay lực tức chẳng hạn.

Khi ta bắt đầu chơi trò nào đó lần đầu tiên thì hầu hết ai cũng chọn mức độ Normal để chơi vì nó là mức độ cân bằng tốt để vừa trải nghiệm cảm giác chơi game và tìm hiểu cốt truyện. Nhưng khi chúng ta đã chơi xong game rồi hoặc là chế độ Normal vẫn còn quá dễ thì hầu như sẽ chuyển sang mức độ Hard để nâng cao trải nghiệm của mình.

Độ khó khác nhau cũng thay đổi hoàn toàn trải nghiệm của người chơi ví dụ như Call Of Duty chẳng hạn, mức độ Regular tương đương như Normal, chế độ này vẫn quá dễ, kẻ địch như bị cận thị 5 độ, bắn bạn thì chỉ trúng 1-2 viên cho mỗi lần xả đạn và còn bản thân bạn thì như Wolverine cầm súng với khả năng heal cực nhanh, tạo cảm giác đã tay nhưng cũng mau gây nhàm chán. Hardened giống như Regular nhưng bắn đau hơn thôi nên chẳng có khác biệt gì nên mình sẽ không nhắc đến. Veteran thì là chế độ khó nhất, khi đó chỉ với 2-3 viên đạn là bạn lên bàn thờ ngắm gà rồi, mức độ này thể hiện một cảm giác chân thực y hệt như ngoài đời.

Chúng ta như là một người lính bước chân ra chiến trường ngoài đời thật, không thể nào cắm đầu vừa chạy vừa bắn như phim Mĩ hay phim Ấn được, chỉ có thể ngồi núp canh đứa nào lộ đầu ra là bắn liền, nếu như phản xạ kém hay quá chậm thì bạn sẽ chết, tất nhiên là chắc chắn không dành cho mấy người mới chơi hay mấy con gà. Ở chế độ Veteran thì COD dường như biến đổi từ game Shooter thông thường thành một game Survival vậy.

Nhưng cũng có tựa game không cho bạn chọn mức độ khó nào, Nhà sản xuất bắt bạn phải chơi đúng mức độ đó, mức độ mà họ muốn bạn chơi để thưởng thức đúng thành quả của họ xây dựng, trò đó khó ra sao còn phải phụ thuộc vào Dev “có tâm” ra sao.Có khi độ khó họ đặt ra trò này giống như giữa Normal và Hard, cân bằng hoàn hảo giữa mang lại thử thách và trải nghiệm game ít bị ức chế. Nhưng cũng có những game mà NSX muốn làm đúng theo bản chất concept của nó hoặc là tạo ra một sự khác biệt, phải làm cho nó khó tới mức kinh hoàng mới thể hiện được đúng cốt lõi của nó, không hề có easy mode để cho bạn giảm độ khó, giống như NSX muốn nói là “tụi tao muốn nó khó vậy đấy không chơi được thì dẹp”.

Tưởng rằng những game có độ khó khủng khiếp như vậy thì sẽ chẳng ai chơi được và dần dần nó sẽ bị lãng quên nhưng chính độ khó đó lại mang đến kết quả ngược lại tiêu biểu như dòng game Dark Souls nay đã trở thành một tượng đài trong giới game nhờ độ khó của nó hay là như series Ninja Gaiden tuy là thuộc thể loại Hack n Slash nhưng nó cũng có độ hardcore rất cao, game platform siêu khó như Cuphead mới nổi gần đây,…. Cứ chơi nhưng trò đơn giản và dễ dàng hoài thì riết cũng chán tại sao ta lại không thử chơi những trò nào căng thẳng hơn, hay là chơi với độ khó cao hơn chẳng hạn đâu thể nào cứ bám mãi mức độ dễ như streamer nổi tiếng nào đó ở Việt Nam, mình tin chắc là bạn sẽ nản lúc đầu nhưng càng ăn hành thì sẽ càng thấy nó thú vị ra sao, cái cảm giác đánh chết được con boss giết bạn 30 lần nó khác biệt lắm. Cố gắng tránh dòng chữ “YOU DIED” nhé.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện