Có nên nâng cấp Mainboard vào thời điểm hiện tại ( 8/2019 ) ?

Khách mới

  

Tiếp theo trong Series nâng cấp máy tính 2019 , ở phần trước ta đã nói về CPU thì ở phần này sẽ nói về Mainboard ( nếu chưa hiểu về mainboard thì hãy kham khảo bài viết này  Tất tần tật về Mainboard ).

Hầu hết bất cứ ai mỗi khi nhìn vào mainboard ta đều thấy nó là 1 trong những thành phần phức tạp nhất ( có lẽ chỉ sau cpu & vga ). Bao gồm khá nhiều transistor, cổng kết nối đủ loại và rất rất nhiều những chân cắm,…Nếu bạn đã từng thử mở thùng máy ra mà xem qua bên trong sẽ chú ý tới một bảng mạch rất lớn nằm ở giữa các bộ phận. Để ý hơn nữa thì thấy tất cả linh kiện đều kết nối với main qua nhiều hình thức khác nhau. Nâng cấp gì chứ nâng cấp main là một trong những điều khiến bạn đau đầu nhất. Tuy nó không ảnh hưởng quá nhiều tới sức mạnh máy tính như cpu, vga, ssd,… nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến sự tương thích và đồng đều trên từng linh kiện cũng như khả năng nâng cấp về sau này

Nguồn : Internet

Với Mainboard ta có những tiêu chí sau đây để mua & nâng cấp

Giá cả :

  • Như mình đã nói ở trên, chính vì không ảnh hưởng quá nhiều đến sức mạnh của máy tính như cpu, vga, ssd, ram,..Chính vì thế hầu hết những ai không rành về máy tính thường tập trung vào những linh kiện kia mà cắt bớt ngân sách dành cho main. Cpu và Main là 1 cặp đũa bạn không thể làm cho nó “ lệch “ được, lí do mình sẽ giải thích kĩ ở phần dưới. Chọn CPU như thế nào thì main phải tương xứng và hãy nhớ là xác định cpu gì rồi hả chọn main. Để xác định được cpu nào cần thiết, hãy kham khảo bài viết của mình tại đây
  • Dòng thấp ( low end ) : thường chọn cpu Celeron, Pentium, Athlon,..thì sẽ thích hợp với main H110, H310, A320,.. thường tầm 1 ~ 2 triệu ( mới )

Main MSI A320M PRO-M2 V2

Nguồn : MSI

Main GIGABYTE H310M H

Nguồn : GIGABYTE

  • Dòng trung ( mid end ) : I3, ryzen 3,.. phù hợp với main B360, B450. Còn cao hơn nữa là i5, ryzen 5,.. thì cũng dùng được với B360, B450 luôn. Tuy nhiên nếu bạn có thêm nhu cầu về ép xung, cổng kết nối,… ( mình sẽ nói rõ thêm ở phần sau ) thì nên lên Z370, Z390, X470,..

Main ASUS ROG STRIX B360-F Gaming

Nguồn : ASUS

 

Main AORUS B450M

Nguồn : GIGABYTE

Main ASUS Z390-F ROG STRIX GAMING

Nguồn : ASUS


  • Dòng cao cấp ( high end ) : i7, ryzen 7 ( nếu ép xung ), i9, ryzen 9… chỉ có thể dùng main Z trở lên vì chỉ có main này mới có đủ phase điện để cấp điện cho cpu hoạt động cũng như ép xung.

Main AORUS Z390 MASTER

Nguồn : GIGABYTE

Main MSI Z390 MEG GODLIKE

Nguồn : MSI

 


Main ASUS Z390 ROG MAXIMUS XI FORMULA

Nguồn : ASUS

 

Main AORUS Z390 XTREME WATERFORCE

Nguồn : GIGABYTE

  • Dòng siêu cao cấp ( god – thật ra cũng chẳng biết gọi sao cho đúng nữa 😂😂😂😂 ) : Thường thì dòng này số lượng người sử dụng chỉ đếm đầu ngón tay. Cpu dòng này thường là X series của intel hoặc Threadripper của AMD sẽ sử dụng main X99, X299, X399,…

Main GIGABYTE X99 ULTRA GAMING

Nguồn : GIGABYTE

Main MSI X299 GAMING PRO CARBON

Nguồn : MSI

Main ASUS X399 ROG ZENITH EXTREME ALPHA

Nguồn : ASUS

Gần đây AMD đã cho ra mắt ryzen 3000 cùng với chipset X570 kèm theo nhiều tính năng mới như PCIe 4.0,…Và một điểm đặc biệt là chipset này cũng sử dụng chung socket với các thế hệ chipset trước của AMD.

 

 

 

Main AORUS X570 XTREME

Nguồn : GIGABYTE

Nhu Cầu

  • Loại socket : Đây chính là thứ liên kết giữa cpu và mainboard. Phải cùng socket thì mới gắn được. Để xem có cùng hay không bạn hãy kiểm tra trên nhãn cũng như thông số của nhà sản xuất đề trên web.Trước đây, qua mỗi đời cpu đều phải thay đổi socket dẫn đến muốn nâng cấp cpu thì phải nâng luôn cả main. Điển hình cho việc này là intel, chắc hẳn mọi người đều nhớ khoảng giữa-cuối năm 2017 khi intel ra mắt thế hệ 8th thì intel thông báo rằng vẫn sẽ sử dụng tiến trình 14nm cùng với socket 1151 làm cho ai cũng tưởng rằng là vẫn có thể sử dụng main cũ mà không cần đổi main khi nâng cấp cpu. Nhưng hóa ra là cũng 1151 nhưng là 1151 v2 thì vẫn phải đổi main. Qua 9th thì đã dùng chung được socket nhưng 10th thì hên xui nha.Còn AMD trước đây mình ít sử dụng, tầm giữa năm 2017 trở lại đây khi AMD ra mắt chip Ryzen thì đã dùng chung một socket AM4 đến tận bây giờ. Thậm chí cả ryzen 3000 cũng sẽ sử dụng chung socket với thế hệ cũ.

Chân socket Intel 775

Nguồn : Internet

  • Số khe ram : Với những ai làm đa nhiệm thì ram nhiều sẽ tốt hơn. Thông thường thì các main giá rẻ & main có kích cỡ ITX sẽ có 2 khe ram. Còn hầu hết các main thông dụng hiện giờ sẽ có 4 khe ram. Những main cao cấp thì sẽ có 8 khe ram. Lưu ý ram nhiều chỉ giúp bạn làm đa nhiệm tốt hơn chứ không hế giúp máy bạn mạnh hơn, chỉ có bus & cas mới làm được điều đó

Nguồn : CORSAIR

  • Số cổng sata, m.2 : Lưu trữ có lẽ là điều bất cứ ai cũng cần tới. Với sata, thì đây là chuẩn ổ cứng khá phổ biến trong nhiều năm qua cho nên nó có mặt hầu hết ở mọi main và có số lượng khá nhiều nên bạn có thể tìm nó hầu hết ở mọi main từ cấp thấp đến cấp cao nên cũng không khó để kiếm đủ để các bạn có thể thiết lập RAID các kiểu. Ra sau và giá thành hơi khó tiếp cận hơn khi so với sata là m.2. M.2 thì có hai chuẩn khác nhau là sata và NVMe, với m.2 sata thì tốc độ cũng tương đương với sata thông thường. Còn với NVMe là một bước tiến vượt trội, khi tốc độ truy xuất lên tới cả GB/s và sau này khi ra mắt PCIe 4.0 thì tốc đô sẽ vượt trội hơn nữa ( bạn nào chưa hiểu PCIe 4.0 có tốc độ như thế nào thì hãy kham khảo bài viết mình đã có đề cập trước đây ). Số cổng m.2 thường sẽ chỉ có 1,2 trên các Main từ dòng B, Z. tuy nhiên ở dòng Z có những main chỉ có 2 cổng nhưng có những main lên tới 3 cổng và thậm chí là 4 cổng như main Asus dưới đây được cắm theo giao thức DIMM ( giống với ram ) giúp tốc độ truy xuất nhanh hơn. Ở những main cao cấp sẽ hỗ trợ thêm tản nhiệt cho m.2.

Cổng sata 3

Nguồn : Internet

Khe M.2

Nguồn : Internet

 

Khe M.2 ROG DIMM

Nguồn : ASUS

Vị trí cắm khe M.2 ROG DIMM

Nguồn : ASUS

Khe M.2 được trang bị miếng thép tản nhiệt trên bo mạch GIGABYTE Z390 AORUS ULTRA

Nguồn : GIGABYTE

  • Số cổng, loại cổng usb : Với những ai cần kết nối thiết bị ngoại vi thì đây là điều cần thiết hơn hết. Với Usb ta có type A, type B, type C.
  • Type A có lẽ là loại cổng thông dụng nhất và cho đến thời điểm hiện tại ta có 3 thế hệ ( gen ). Với gen 1 thì có lẽ lâu quá rồi giờ cũng chẳng ai xài nên mình sẽ không đề cập đến ở đây, còn gen 2 là loại được dùng từ nhiều năm về trước và đến tận giờ vẫn còn dùng. Tuy nhiên vì tốc độ truy xuất khá chậm nên họ đã cho ra gen 3 và mới đây là 3.1 gen 2 với tốc độ 10 GB/s.

Cổng USB Type A

Nguồn : Internet

  • Type B là loại cổng ít dùng để truy xuất dữ liệu thường sử dụng để kết nối máy in,.. Thường ít thấy xuất hiện trên main.

Cổng USB Type B

Nguồn : Internet

  • Type C là loại cổng mới nhất và cũng ít phổ biến nhất trong danh sách 3 cổng. Tuy nhiên với tốc độ truyền tải siêu khủng khiếp và độ đa dụng và với sự kết hợp của Thunderbolt 3 thì chẳng khác gì hổ mọc thêm cánh. Không chỉ truy xuất dữ liệu và kết nối các thiết bị ngoại vi mà còn kết nối với màn hình và có thể thay thế các kết nối khác. Điển hình là việc các dòng macbook của Apple gần đây hầu như chỉ cung cấp cổng Type C và nếu chịu khó tìm kiếm thì bạn sẽ thấy hầu hết các sản phẩm cao cấp hiện nay như main, laptop, màn hình,…đều phải bắt buộc phải có type C. Chưa kể các hub cổng kết nối hiện nay không chỉ là của usb riêng, ethernet riêng, cổng xuất màn hình riêng và nếu bạn muốn xài hub thì nó sẽ khá lằng nhằng vì độ rắc rối khi sắp xếp, đi dây sao cho hợp lý nhưng không sao tất cả điều đó đã được giải quyết khi có sự xuất hiện của type C. Khi bạn sử dụng hub có cổng type C thì hầu hết tất cả cổng kết nối sẽ có trên hub của bạn tuy nhiên mức giá của nó khá chát vài ba triệu cho một hub là chuyện bình thường.

Cổng USB Type C

Nguồn : Internet

Hub USB dùng kết nối Type C

Nguồn : Internet

  • Hỗ trợ nhiều card đồ họa : Với NVIDIA là Sli dành cho dòng gtx, NVI Link dành cho dòng rtx và với AMD là CrossFire. Hầu hết bạn sẽ bắt gặp CrossFire trên hầu hết các main từ rẻ tới cao nhưng đối với Sli hay NVLink thì đa phần nó sẽ thuộc phân khúc main tầm trung, cận cao cấp ( tầm 3~4 triệu là rẻ nhất ). Với việc sử dụng nhiều card đồ họa hãy cân nhắc nhu cầu sử dụng của bạn mà đưa ra những lựa chọn hợp lý.

Một bộ máy sử dụng đa card đồ họa

Nguồn : Internet

  • Cổng xuất hình ảnh : Theo như mình thấy, có 4 cổng xuất hình ảnh phổ biến trên thị trường hiện nay là VGA, DVI, HDMI, Display port. Dựa trên màn hình mà mình xài, mua mà hãy lựa chọn.
  • VGA, DVI : Với những ai xài màn cũ thường sẽ có những cổng VGA, DVI. Nhưng hạn chế của những cổng này là băng thông không cao và không thể xuất ra độ phân giải cao như 4k cũng như sử dụng nhiều màn hình, . Nhưng với những ai mà đã chọn cổng này thì cũng không có hầu bao quá nhiều. Với nhu cầu chơi game cũng như làm việc căn bản thì 2 cổng này cũng đáp ứng đủ.

Cổng VGA

Nguồn : Internet

Cổng DVI

Nguồn : Internet

Các phiên bản của DVI

Nguồn : Internet

Ngoài ra cổng DVI được chia làm nhiều loại khác nhau, tuy nhiên để có trải nghiệm tốt nhất các bạn nên sử dụng HDMI, DP ( mình sẽ nói rõ ở phần sau ) thay cho VGA hay DVI

  • HDMI : Ở thời điểm hiện tại thì HDMI có lẽ là cổng thông dụng nhất bởi lẽ không chỉ xuất hình ảnh mà còn kèm cả âm thanh chưa kể đó là có thể xuất độ phân giải cao hơn lên tới 4k 60Hz. Chính vì điều đó cho nên hầu hết các tivi, laptop, main hiện nay đều có cổng hdmi.

Cổng HDMI

Nguồn : Internet

  • DisplayPort ( DP ) : Cũng y chang như HDMI tuy nhiên lại có độ phân giải cũng như tần số quét cao hơn, thường những màn hình chuyên game người ta sẽ chỉ dùng DP vì chỉ có DP mới đáp ứng được tần số quét cao. Một lý do khác là vì DP được thiết kế dành cho máy tính còn HDMI thì sẽ thiết kế dành cho Tivi / Thiết bị giải trí gia đình.

Cổng DP

Nguồn : Internet

  • Ép xung : Tính năng này chủ yếu tập trung trên những mainboard tầm trung và cao. Tùy theo mức độ và cpu mà bạn muốn ép xung mà hãy lựa chọn main phù hợp. Theo mình thấy hầu hết ai đã mua cpu về ép xung thì họ sẽ nhắm đến những cpu như i7 hay ryzen 7, mặc dù i3, i5, ryzen 5, ryzen 3 cũng có những thường ít ai dùng hoặc chỉ ép xung cơ bản bởi vì giá của bản i3 K với i5 thường và i5 K với i7 thường chênh nhau chỉ có vài triệu. Thường những main dùng chipset cao cấp nhất Z của Intel hoặc X của AMD sẽ hỗ trợ ép xung tốt nhất. Ngoài ra, bạn còn phải chú ý đến tản nhiệt phần VRM cũng như phần cấp nguồn cho cpu trên main phải đảm bảo cung cấp đủ điện cho cpu.

 

Dàn VRM  “ xịn sò ” của mainboard Z390 AORUS MASTER, một trong những mainboard tốt nhất dành cho dân ép xung

Nguồn : Internet

  • Âm thanh : Nếu bạn không có nhu cầu quá cao cấp thì có lẽ chip âm thanh trên mainboard đã đủ xài. Chất lượng sẽ không chênh lệch quá nhiều trừ khi bạn là người có đôi tai nhạy cảm, dễ nhận biết được các dải âm treb, mid, bass còn nếu không sự khác biệt sẽ không quá đáng kể. Ngoài ra còn phụ thuộc khá nhiều váo thiết bị phát âm thanh như loa, tai nghe,..Với những ai có nhu cầu cao cấp hơn về âm thanh có lẽ nên đầu tư 1 tai nghe, loa tốt hơn hoặc 1 soundcard để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất.

Chip âm thanh trên main ASUS CROSSHAIR V FORMULA

Nguồn : ASUS

  • Đèn led : Cái này có lẽ tùy vào sở thích và gu thẩm mỹ của mỗi người nên mình sẽ không đi quá sâu vào phần này. Thường đèn led sẽ tập trung chủ yểu vào phẩn chipset, tản nhiệt VRM, khe m.2, ram,..Theo mình thấy đèn led trên phần cổng I/O sẽ bị che nếu dùng tản khí CPU lớn hoặc tản nước custom mà đi ống che luôn ,khe ram sẽ không thấy khi bạn gắn ram, phần chipset sẽ bị che nếu bạn dựng vga đứng hoạc dùng nhiều vga.

Nguồn : GIGABYTE

  • Kích cỡ : Việc chọn kích cỡ cực kì quan trọng, vì nó sẽ quyết định số lượng cổng kết nối cũng như một số tính năng có trên main. Để cho dễ hiểu “ càng bự càng nhiều cổng “. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào case mà bạn định lắp vào nữa, xem thông số trên case để coi nó hỗ trợ main kích cỡ nào để chọn cho phù hợp.

Nguồn : Internet

Sự tương thích với linh kiện

  • Cpu : Nói đến CPU thì chỉ có thể là socket, muốn biết tương thích hay thì bạn hãy xem trên nắp hộp hoặc lên trang chủ search tên mã sản phẩm, thấy socket cpu & main trùng là ok.
  • Ram : Hầu như những main hiện tại đều hỗ trợ ram chuẩn DDR4, cách đây khoảng 5,6 năm là DDR3. Tương tự như cpu, bạn phải xem kỹ main hỗ trợ loại ram gì rồi từ đó hãy mua ram.
  • Vga : Với Vga thì có lẽ không cần coi sự tương thích, bạn chỉ cần cắm đúng khe PCIe x16 là được, thường là khe dài nhất nằm trên cùng. Trên một số main từ tầm trung đến cao thì có bọc giáp để gia cố tránh hiện tượng cong, gẫy.

 

 

Khe PCIe x16 được bọc thép gia cố

Nguồn : ASUS

  • Cooling : để có thể sử dụng tản nhiệt phù hợp thì lúc này bạn phải coi trên hộp hoặc website TẢN NHIỆT mà bạn mua vì trên hộp tản nhiệt sẽ ghi những socket mà nó tương thích. Với tản nước thì có lẽ không sao vì kích thước nhỏ, chỉ cần socket có hỗ trợ là lắp vào xài thôi. Còn với tản khí dạng tháp nếu bạn mua kích thước to quá có thể sẽ bị cấn ram, bạn sẽ không sử dụng được khe ram nằm gần cpu nhất hoặc thậm chí là không gắn được tản luôn.

Hãy cân nhắc thật kĩ chứ mua về mà gắn không được là đắng lòng lắm 🙁 .Link video ở đây cho ai cần ( nhớ tua đến 1:27 )

Nguồn : TechSource

  • Storage : Với hầu hết các main hiện nay đều đã hỗ trợ cổng sata 3, m.2 nên cũng không khó khăn. Còn số lượng bao nhiêu thì tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, nếu bạn chỉ dùng đơn giản là lưu trữ thì mua 1 ổ lớn ( ban đầu chưa có điều kiện thì mua ổ nhỏ rồi nâng cấp sau ) còn nếu bạn cần tốc độ truy xuất dữ liệu thật nhanh thì lúc ấy bạn mới cần mua nhiều ổ và cho nó chạy RAID.
  • Case : Case thì chỉ quan tâm đến KÍCH THƯỚC. Hãy nhớ đơn giản thế này :“ Case càng to thì chứa được main càng to và ngược lại ”, còn nếu bạn muốn biết chính xác thì tương tự mấy linh kiện khác xem kích cỡ main như thế nào rồi xem thông số trên case là KÍCH THƯỚC main lớn nhất có thể lắp được là bao nhiêu.

Vì là nền móng cho cả bộ máy cho nên sẽ có rất nhiều thông tin được đề cập trong bài viết này. Nếu bạn có gì không hiểu hoặc thắc mắc thì hãy “ cụng ly ” bên dưới phần bình luận. Mình sẽ trả lời sớm nhất có thể.

Khoa

Khách mới

  
When you have nothing to lose, you will realize what you need to do

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


4 cụng ly

  • - 19.08.2019

    Theo tui nghĩ thì nhiều main dòng thấp vẫn có thể cắm chip dòng cao và ép xung được ngon lành, điển hình như con B450 Tomahawk, ép xung ngang cơ các main X470 tầm trung được. Nhiều tiền thì khả năng mở rộng và các tính năng đi kèm nhiều hơn thôi


  • Khoa - 21.08.2019

    Cũng có những trường hợp đó, nhưng không thật sự nhiều và tính năng ép xung còn bị hạn chế. Hầu hết người dùng main B đều là người dùng phổ thông hoặc chẳng cần đến tính năng ép xung


  • - 24.08.2019

    Dùng nhiều mà, mấy cái trên đúng với bên intel là nhiều thôi
    Mua main dù dòng B nhưng nghịch được thì vẫn nghịch, với cả mua dòng B để tiết kiệm tiền dồn vào gpu và cpu nữa


  • Xiang Yu - 23.05.2020

    Đọc mà tuổi thân qua đang cắm con i7 8700 trên main giga b365m d3h chạy tẹt ga