Giới thiệu về Pokemon TCG (P.3)

Chủ xị

  Hiệp Sĩ

Ở kì trước, chúng ta đã nói về artworkbasic rules của Pokemon Trading Card Gaming. Ở kì này chúng ta sẽ tìm hiểu về Rarity – hay độ quý hiếm và Card Type – hay tính trạng, đồng thời sẽ “đi một vòng” ngắm nghía những lá bài đẹp nhất của trò chơi này.

Đầu tiên là độ quý hiếm của một lá bài, xếp theo thứ tự từ trên xuống.

Secret cards

Là lá bài ở độ hiếm cao nhất. Có số thứ tự nằm ngoài danh sách của set đó, ví dụ như 115/114. (Set có 114 lá, lá này số 115). Thường kết hợp với một vài yếu tố “quý-đẹp-mạnh” khác để có giá trên trời.

Ví dụ dưới đây là lá Articuno và Moltres có stt 148/147 và 149/147 ở set Platinum Supreme Victors.

LV.X Cards

Là lá bài có thêm dòng chữ Lv.X cạnh tên. Thường đi kèm với tính trạng Holo Foil (mình sẽ giải thích sau) nên vừa đẹp, vừa mạnh.

Gold Star

Là là bài có dấu sao vàng cạnh tên trong set EX. Thường đi kèm với tình trạng Holo Foil. Không mạnh lắm nhưng thường rất đẹp.

Crystal Card

Là lá bài có Ability là Crystal trong set E-card. Thường đi kèm với tình trạng Holo Foil. Tương đối đẹp và có skill độc đáo.

Shining Card

Là lá bài có chữ Shining trong Neo Set. Thường đi kèm với tình trạng Holo Foil. Độ hiếm không bằng những lá kể trên. Có một một vài lá rất đẹp.

Ex Card


Là lá bài có chữ Ex cạnh tên và thuộc Set Ex. Thường đi kèm với tình trạng Holo Foil. Không hiếm bằng Gold Star tuy nhiên độ đẹp thì cũng một 9 một 10.

Trên đây là những lá bài đặc biệt. Tức là tỉ lệ có được một lá trong 1 pack bài bình thường không cao. Còn bây giờ là những lá bài “bình thường”, tức là mua pack thế nào cũng có.

Common card, không có gì đặc biệt.

Sau đó là Uncommon card.


Common card có dấu tròn ở dưới cùng góc phải, trong khi Uncommon card có dấu kim cương. Rare card sẽ có dấu sao.

Ultra Rare Card sẽ có 3 sao hoặc 1 sao và chữ H. Ultra Rare Card thường đi kèm với 1 số tính trạng khác để “nâng” giá trị lá bài lên nhiều lần.

 

Vậy một lá bài cơ bản sẽ là độ hiếm Common, Uncommon, Rare. Những lá bài thuộc những set đầu tiên (tầm những năm 2000) chỉ bao gồm những dạng này. Tuy nhiên về sau công nghệ đi lên thì các lá bài của chúng ta được nâng cấp thêm để đẹp và kì ảo hơn. Giờ đây ngoài độ hiếm chúng ta còn có tính trạng của lá bài!

Holo Card

Holo là viết tắt của Holographic – hiểu nôm na là độ bóng của lá bài. Khi bạn để lá bạn ở chỗ ánh sáng thì nó sẽ lấp lánh lên. Holo Card tức là lá bài bóng ở phần Artwork phía trên. Reverse Holo tức là lá bài bóng ở phần Textwork phía dưới. Ví dụ cho Holo card chính là các lá bài mà mình giới thiệu phần đầu. Một số lá bài đặc biệt như Shining Hooh “phát sáng” rất đẹp: Vừa “làm bóng” – Holo vừa “làm lấp lánh” – Shining,

Còn đây là Reverse Holo: lá bài bóng ở phần textwork.

Vậy lá bài có thể vừa Holo vừa Reverse Holo được không? Tức là óng ánh toàn thân, tự tin tỏa sáng mọi lúc mọi nơi?

Có, tất nhiên, việc của bạn chỉ là tốn tiền, mọi thứ đã có Nintendo lo.

Hình dưới giải thích khá kĩ về khác biệt giữa Holo và Reverse Holo.

Còn Foil có thể xem như một dạng lóng lánh đặc biệt dành cho các lá bài Gold Star, Shinning… Những lá bài này không chỉ bóng mà còn thật sự “tỏa sáng”.

Ngoài ra chúng ta còn một số dạng bài đặc biệt như Full Art Holo.

Hoặc các lá bài Supporter Full Art Holo Foil như lá Lillie này.

Những lá bài thuộc một số Set đặc biệt sẽ có design khá lạ lùng và thường mang tính sưu tầm, ví dụ như:

Cái đẹp thật tốn tiền!

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện