Map – Location – Mission – Level đáng nhớ ở những game tôi đã chơi

Chủ xị

  

Thực sự để mà nói, có quá quá nhiều game tôi chơi qua mà có Map – Level – Mission – Location đáng nhớ ở mỗi tựa game tôi đã chơi qua. Từ những game theo mission như Hitman cho đến game open world như Witcher 3. Vậy cho nên nếu bạn đủ rảnh rỗi, hãy cùng tôi nhìn lại chúng.

(SPOIL NẶNG: các game như The Witcher 3, Dishonored cả series, HITMAN 2016, What Remains of Edith Finch, Gone Home, cân nhắc kĩ trước khi đọc).

The Witcher 3: Crow’s Perch và Crookback Bog – Oxenfurt – Toussaint

Phillip và Tamara tại Crookback Bog

Crow’s PerchCrookback Bog, nơi có câu chuyện về gã Bã Tước Đẫm Máu (Bloody Baron aka Phillip Strenger), đang kiếm tìm con gái Tamara Stranger ở Oxenfurt và người vợ là Anna Strenger bị làm nô lệ cho 3 mụ phù thủy trong Crookback Bog, giúp chăm nhà trẻ trong đầm lầy để lấy chúng làm thức ăn cho 3 mụ phù thủy. Thực sự khi bạn càng tìm hiểu sâu cho nhân vật Phillip Strenger, bạn càng thương hại gã, nhưng rồi đến quest The Whispering Hillock, khi bạn đối mặt với Bóng ma trong cái cây, bạn phải lựa chọn giết cái cây hoăc tha cho cái cây để bóng ma đó đi trừng trị dân làng Downwarren vì đã tự dâng mình cho 3 mụ phù thủy, đổi lại cái cây sẽ cứu nhưng đứa trẻ. Nhưng bạn đâu có biết rằng, lựa chọn đó sẽ khiến 3 mụ phù thủy tức giận, biến Anna thành môt con quái vật vì đã để lũ trẻ chạy trốn. Và rồi nếu bạn có giải được lời nguyền đó, cuối cùng thì Anna sẽ chết, Tamara thì luôn theo The Eternal Fire, còn gã Bá tước nọ treo mình trên một cái cây lớn trước nơi ở của lão, Crow’s Perch và gã tướng tá của hẳn lên năm quyền và biến nơi đó thành 1 địa ngục trần gian. Hay bạn chọn giết cái cây, giết luôn những đứa trẻ (bị 3 mụ phù thủy ăn thịt) do Anna nuôi nấng và có khả năng cứu được cả Phillip lẫn Anna. Nếu như hoàn toàn cứu được Anna, Phillip sẽ giúp bà đi tìm cách hồi phục sức khỏe, còn Tamara sẽ mãi bị ép buộc theo The Eternal Fire. Gia đình Strenger hiểu theo một cách nào đó, họ vừa hàn gắn vừa tan rã, không có cách nào cứu vãn được. Chuỗi quest này đa phần sẽ là hành trình đầu tiên mà người chơi sẽ lựa chọn để chơi, để được trải nghiệm về sức nặng trong mỗi lựa chọn và để tự hỏi bản thân mình rằng: “Đâu mới là điều ít xấu xa hơn?”

Cổng Oxenfurt

Tiếp bước khỏi những nỗi đau ở Crow’s PerchCrookback Bog, khi bạn đến Oxenfurt, một thành phố tương đối đông đúc, cũng có buôn bán, nhưng ít tự do và trộm cắp hơn so với Novigrad (thì nó nằm trong vùng của Redenia mà). Nhưng tất cả ấn tượng bắt đầu từ DLC Hearts of Stone, bắt nguồn từ việc Geralt nhận được hợp đồng đi giết một con cóc khổng lồ đến từ 1 kẻ có tên là Olgierd von Everec, rồi nhận ra con cóc khổng lồ đó là 1 hoàng tử nước Ofieri sau khi giết con cóc đó và bị lính nước Ofieri bắt chuyển lên 1 con tàu đi về nước Ofieri đó. Đến lúc này Gunther O’Dimm xuất hiện giải cứu Geralt, đổi lại Geralt phải giúp hắn trả nợ Olgierd von Everec với 3 điều: giúp người em trai đã chết của Olgierd được hưởng niềm vui thêm 1 lần nữa, lấy “căn nhà Maximilian Borsodi” và đi lấy bông hồng mà Olgierd đã tặng cho người vợ trước đây của gã. Cái kết của câu chuyện, tất cả tùy thuộc vào tôi, bạn, những người chơi khác, còn tùy vào cách bạn nghĩ đâu mới là “điều ít xấu xa hơn”.

Toussaint toàn cảnh

Chán cảnh nắng mưa thất thường của Velen – Novigrad, vậy một chuyến chu du tới vùng đất của những hiệp sĩ thì sao? Toussaint là một vùng đất được mở ra nhờ DLC Blood and Wine, nơi nắng mỗi ngày, ít mưa và cơn mưa cũng chẳng như vũ bão lúc ở Velen. Nơi chúng người chơi nhập thân vào chàng Geralt đây gặp những chàng hiệp sĩ cao cả của Toussaint, và những ma cà rồng quanh vùng đất cổ xưa này. Đằng sau vẻ hào nhoáng của các hiệp sĩ, là mặt trái của những người tự xưng là hiệp sĩ, là nỗi đau khổ của kẻ bị ruồng bỏ, là nỗi oán hận của kẻ bị lừa. Thực sự để kể cả câu chuyện xung quanh Toussaint nó cần một bài rất dài, vì vậy tôi sẽ tóm gọn lại bằng những điều sau đây: Sympathy (Lòng trắc ẩn) – Honor (Danh dự) – Generosity (Hào phóng) – Valor (Dũng cảm) – Wisdom (Khôn ngoan) và Ma cà rồng. Mỗi câu chuyện sẽ liên quan ít nhiều đến những điều tôi vừa kể, còn Ma cà Rồng sẽ vừa là bạn đồng hành, vừa là kẻ thù của bạn, mọi thứ tùy vào lựa chọn của mỗi người chơi. Tôi có thể nói rằng cái kết tôi thích nhất là Bad Ending của DLC này, Quái thú Beauclair đã phải chết, còn xích mích giữa công nương Anna Henrietta và chị gái mình là Syanna được đẩy lên cao, dẫn đến nước mắt trào dâng, cả 2 đều chết. Tôi dành cho mình sự tiếc thương cả 2, cả Anna lẫn Syanna, Anna thì thiếu lòng trắc ẩn (một trong năm điều tạo nên 1 hiệp sĩ, từ đó mà bị đưa đẩy vào thành 1 nạn nhân của Syanna), còn Syanna thì bị hành hạ, cưỡng hiếp bởi các hiệp sĩ cô giết sau này, hoàn cảnh đưa đẩy cô thành một kẻ đầy hận thù với chính em gái mình, một người luôn bị nghi ngờ là dính lời nguyền Mặt Trời Đen (Mặt trời Đen ở đây ám chỉ hiện tượng nhật thực, và có một lời nguyền đồn rằng bất cứ đứa con gái  nào được sinh vào lúc này sẽ trở thành một người vô cùng độc ác, nhưng không gì có thể xác thực điều này trong thế giới của The Witcher). Vì vậy Toussaint có thể coi là 1 trong những vùng đất đầy kỉ niệm đáng nhớ nhất với tôi: Mơ mộng, rượu, máu, hiệp sĩ, bạn bè, bầu trời đầy nắng và một ngôi nhà.

Dishonored series: Lady Boyle’s Last Party – Delilah’s Masterwork – The Clockwork Mansion – A Crack in the Slab – The Bank Job

Để nói về Dishonored, tôi có thể nói cả ngày, từ level design cho đến world design, cho đến cách thức giải quyết vấn đề hay ho. Dishonored là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 series game immersive sim tuyệt vời khác là Thief gốc với Deus Ex gốc (Deus Ex 2000), bạn hoàn toàn chơi theo kiểu stealth non detected non-lethal như Thief, hoặc là theo kiểu stealth action – fps như Deus Ex, chỉ khác là Deus Ex là có nâng cấp augmentation thì Dishonored có các Power.  Nhưng gameplay sẽ để một bài viết khác bàn tời. giờ tôi sẽ quay trở lại với những mission hay nhất trong cả series Dishonored.

Bàn ăn trong bữa tiêc của quý cô Boyle – trong khi dân nghèo ngoài kia đang chết đói

Lady Boyle’s Last Party: mission thứ 5 trong phần 1 của Dishonored. Không chỉ có nhiều các giải quyết vấn đề, cái đặc biệt của nó là không khí của map. Bên ngoài là sự xám xịt, lính gác đang giết dân nghèo bệnh tật, bên trong biệt thự của Lady Boyle thì lại đang tiệc tùng tưng bừng, kẻ giàu ăn chơi còn chả hết. Nhưng để vào được bữa tiệc của Lady Boyle bạn cần gì: Phục trang: đã có, Mặt nạ: đã có luôn, Giấy mời: hmmmm kiếm đâu đây. Thực ra thì ban có thể trộm vé mới của khách ngoài cửa hoặc là… trèo hàng rào mà vào đương nhiên là không để bị lính gác nhìn thấy việc này. Thực tế mà nói, bạn thậm chí có cực kì nhiều cách để xâm nhập vào biệt thự của Lady Boyle. Nhưng xâm nhập là 1 chuyện, xác đinh được đâu là Lady Boyle bạn cần phải giải quyết mới là vấn đề. Có đến tận 3 Lady Boyle mặc 3 bộ đồ màu khác nhau bao gồm 1 cô mặc màu trắng, 1 cô mặc màu đen và 1 cô mặc màu đỏ. Để biết được người bạn cần giải quyết mắc đồ màu gì bạn phải đi hỏi thăm khách khứa ở đó, hoặc đột nhập lên tầng trên để tìm ra được những manh mối cần thiết. Và quan trọng nhất là không khí trong bữa tiệc, một cảm giác rất là Hitman, hay gọi chính xác là cảm giác trà trộn vào đám đông khách mời khiến cho mission Lady Boyle’s Last Party này trở nên cực kì đáng nhớ (mỗi lần chơi là bạn sẽ giết một cô có bộ đồ màu khác nên là khi chơi lại thì level nó không nhanh dễ dàng vậy đâu).

Có trốn cùng không thoát được mắt Daud

Delilah’s Masterwork: Bao trùm cả level là một màu xanh lá cây, màu của thiên nhiên, nhưng cũng là 1 màu của sự thối nát, như level The Flooded District. Level cuối của DLC The Brigmore Witches, mang đến cho tôi một sự ám ảnh sâu sắc về phù thủy nói chung và Delilah nói riêng. Rằng level lột tả được sự u ám đầy ma thuật, qua không khí bên ngoài game, đến khi gặp những bức tượng Delilah, một easter egg khác về Weeping Angel trong Doctor Who, và những lúc chiến đấu với đám phù thủy cũng vô cùng nhiều năng lực sẽ khiến người chơi gặp ít nhiều khó khăn trong việc chiến đầu nữa. Trong ngôi nhà bạn không chỉ trốn khỏi đám phù thủy, mà còn phải tìm được nơi là Delilah đang ẩn náu. Càng vào sâu vào biệt thự Brighmore, bạn trốn tránh đám phù thủy tay sai của Delilah đã đành, bạn còn phải tìm chỗ Delilah ẩn náu. Khi tìm được, bạn dần phát hiện ra rằng, Delilah đang chuẩn bị chiếm lấy cơ thể của Emily Kaldwin để trị vì Dunwall. Từ đó bạn có rất nhiều cách để giải quyết, chiến đấu trực tiếp với… mấy cái clone của mụ, tráo đổi bức tranh Emily Kaldwin thành bức tranh bức The Void là để mụ bị kẹt trong đó. Hoặc tự tay giết hết clone của mụ, đánh ngất mụ và từ tay thực hiện ma thuật đưa Delilah kẹt tại The Void. Lựa chọn sao là tùy ở mỗi người chơi.

Trong biệt thự Clockwork

The Clockwork Mansion: Căn biệt thự biến hóa khôn lường của thiên tài Kirin Jindosh là nỗi ác mộng của những người hay lạc đường trong game. Thực sự thì tôi tiếp xúc với Dishonored 2 chỉ ngay sau khi chơi xong Dishonored 1, không có 1 chút ý tưởng gì phần 2 sẽ có một level độc đáo đến mức mà level có thể thiên biến vạn hóa như biệt thự Clockwork của Kirin Jindosh. Biệt thự này thiên biến vạn hóa chỉ qua một cái cần gạt, bức tường, sàn nhà, trần nhà, mọi thứ đều di chuyển như thế biến thành 1 Transformer vậy. Kẻ địch ngoài lính gác, bạn cũng phải hết sức cẩn thận với những Clockwork Soldier vô cùng nguy hiểm, rất nhạy bén với tiếng động và rất khó khăn để hạ gục nếu người chơi bị chúng phát hiện. Khi bước vào biệt thực này, bạn có 2 nhiệm vụ, cứu Anton Sokolov và tiếp cận Kirin Jindosh. Cứu Anton Sokolov thì lại tương đối dễ, bởi canh giữ Sokolov chỉ có 2 lính và 1 Clockwork Soldier. Chỗ ở của Anton Sokolov phải nói là 1 mê cung để đi vào, các bức tường sẽ di chuyển nếu bạn đi đứng đúng chỗ có gạch lún xuống, và đối đầu với bạn chính là 1 Clockwork Soldier. Vậy Kirin Jindosh thì tìm sao? Luôn được canh chặt chẽ bởi 2 Clockwork Soldier, nếu bạn muốn giết Kirin Jindosh, lợi dụng cỗ máy bảo vệ hắn để khiến hắn phải chết dưới tay cỗ máy hắn tạo nên, headshot hoặc tự tiếp cận gã và giết hắn. Hoặc sử dụng chính cỗ máy hắn tạo ra để tước đi trí tuệ thiên tài của hắn. Nếu bạn là một người dễ lạc lối, thì hãy từ từ tìm hiểu các lối đi của game này, để sau này có chơi lại, bạn có thể lợi dụng các lối đi tắt để hoàn thành nhiệm vụ.

2 mốc thời gian khác biệt

A Crack in the Slab: tìm hiểu Delilah từ đâu mà ra, ta làm gì? Cho một đống giấy tờ để người chơi đọc trong màn chơi? Nahhhhhhh. Tại sao không dùng một biệt thự nào đó cùng với một cỗ máy thời gian? Đủ sự hay ho hơn, vừa có thể truyển tải story qua gameplay lẫn hình ảnh. Mission A Crack in the Slab là một màn như vậy. Bước vào căn biệt thự của Aramis Stilton, nơi mà đã diễn ra sự tái xuất của Delilah, nơi bị The Void ảnh hưởng đến 1 cách nặng nề, nơi mà Aramis Stilton hóa điên do sự ảnh hưởng này. Chính sự ảnh hưởng ma thuật nặng nề, vậy nên power của Corvo/Emily đều không thể sử sụng được khi bước vào trong căn nhà này. The Outsider đưa cho họ 1 thứ gọi là Timepiece, dùng để dịch chuyển về 3 năm trước khi mọi kế hoạch của Delilah xảy ra. Chính là vì dùng cái Timepiece này, ở mission này cũng có lắm lúc dở khóc dở cười vì độ ngố của AI khi mà người chơi nhanh trí dùng Timepiece chuyển qua lại giữa 2 dòng thời gian. Và quan trọng nhất. người chơi thậm chí còn có thể quyết đinh được số phận của Aramis Stilton để thay đối chút dấu mốc quan trọng trong thời gian hiện tại mà Corvo/Emily sống.

Dolores Michaels Deposit & Loan Bank

The Bank Job: Dishonored: Death of the Outsider là một game có story khá là… meh, cơ mà không phải game không có một level hay, và tôi sẽ dành sự hoanh nghênh đó cho The Bank Job, một big reference vể series Thief. Bỏ đi hệ thống Chaos, nhưng power của Billie Lurk trong game này lại vô cùng đặc biệt: Semblance để có thể lấy được danh tính của người khác. Displace thì hoạt động khá giống với Blink, nhưng lại có khả năng đánh dấu địa điểm và cần được nhìn thấy để có thể đến được chỗ đó và Foresight là thay vì để bạn như dạng Dark Vision như trước thì giờ đây Billie Lurk có khả năng hồn rời cơ thể để đi bay xung quanh, và tự đánh đấu những người quan trọng hay đồ vật quan trọng. Quay lại với mission The Bank Job, bạn có tất cả 3 lựa chọn để có thể đột nhập vào Dolores Michaels Deposit & Loan Bank: Đi cửa trên sân tượng. chui vào thùng rác và chui qua ống cống. Nhưng hay ho nhất là ở mission này một big reference về Thief series, đó là contract Quite as a Mouse. Người chơi sẽ phải lấy trộm thông tin mà không được giết người, để bị phát hiện hay knock out 1 ai hết. Nếu muốn hoàn thành được contract này theo kiểu bình stealth bình thường, tôi sẽ nói là nó khó, rất khó. Vì vậy để hoàn thành được, bạn sẽ cần đánh thuốc ngủ tên là Poppy Tincture mọi người bên trong Ngân hàng. Và bạn có thể tìm nó ở buổi đấu giá, nơi bạn có thể dùng Semblance để lấy danh tính vào mua bán, hoặc là trộm nó ở buối đấu giá, hoặc bạn rủng rỉnh túi tiền thì sẽ mua tại shop luôn. Một level phong cách rất Thief, không thể lẫn vào đâu được.

HITMAN: Paris – Sapienza – Hokkaido

Như trong bài viết trước của tôi là “Tui nghiền HITMAN”, tôi đã nhắc tới sự hay ho của của HITMAN ở gameplay, nhưng để nói sâu hơn về những level, về trải nghiệm của tôi ở mỗi màn chơi.


Paris luôn là nơi thời trang được yêu mến

Paris: Thủ đô hoa lệ nước Pháp, nơi mà cái đẹp lên ngôi. Và màn chơi này cũng không ngoại lệ. 47 (aka Tobias Rieper) bước thẳng vào toàn lâu đài cổ tráng lệ với kiến trúc quen thuộc của nước Pháp (ai ở Hà Nội sẽ khá quen với kiểu kiến trúc này, đặc biệt là Nhà Hát Lớn) với tấm vé V.I.P, nơi tầng trệt là sàn trình diễn thời trang Sanguine nhưng tầng 2 là nơi giao dịch, mạng lưới mua bán thông tin của IAGO hoạt động, được điều hành bởi Viktor Novikov và Dalia Margolis. Trong khi Viktor đi xung quanh giao lưu cho việc trình diễn thời trang được diễn ra suôn sẻ ở tầng triệt, Dalia lại đàm bảo việc mua thông tin của mạng lưới IAGO làm việc. Thực tế mà nói, camera của màn chơi này rất dễ để phá hủy, nhưng để giết 2 mục tiêu thì không hề dễ dàng chút nào. Tầng 1 thì Viktor được bảo vệ bởi đám đông, tầng 2 thì được bảo vệ bởi đám lính canh, càng lên cao, lính canh bảo vệ càng nhiều và nghiêm ngặt.. Thời cơ của Tobias Rieper chỉ là trong chớp nhoáng những khi mục tiêu ở một mình, khi mà đã lỡ là lại phải đi kiếm 1 cơ hội khác. Và đương nhiên để giết mục tiêu thì cũng phải có máu để liều 1 chút. Đánh lạc hướng lính canh nọ, đám đông kia, tiếp cận mục tiêu và giết. Nghe thì đơn giản, nhưng Hitman và đặc biệt ở màn chơi Paris, game gần như thuyết phục bạn rằng, đi kiếm trang phục phù hợp hơn để mà lẻn vào những lối đi cần thiết đi, chỉ bằng 1 tầm poster người mẫu Helmut Kurger ngay ngoài toà lâu đài. Bởi chỉ khi bạn biết cách sử dụng thay đổi trang phục hợp lý, bạn mới bớt bị bẽ bàng hơn được. Thấy trang phục mà sai sai chỗ, chả việc gì mà không bước vào, cùng lắm thì… tạch thôi mà. Nhưng từ đó bạn sẽ rút được kinh nghiệm và không dùng những phục trang ở sai chỗ nữa. Một trải nghiệm học tập tuyệt vời.

Màu vàng của nắng và đỏ máu của mục tiêu

Sapienza: Nghe cái tên thôi, bạn đã biết đây là một map ở Ý rồi. Mái ngói, màu sắc vàng của nắng và biển xanh ngất ngây. Map hay nhất của cả game, với vô số cơ hội rộng mở, và liên với nhau vô cùng chặt chẽ, không bỏ phí đi bất kì khả năng tai nạn nào. 47 có thể dụ mục tiêu của mình ra ngoài rồi sniper từ trên cao, hoặc cho nổ bằng bóng gôn hoặc đại bác, giả làm bác sĩ tâm lý, và nhiều cách khác nữa. Thực sự, nếu bạn không tìm hiểu hết cơ hội giết người của map này, Bạn sẽ chả bao giờ biết rằng Silvo Caruso đã giết mẹ mình ra sao, bị ám ảnh bởi mẹ mình ra sao, tuổi thơ hắn đầy đau đớn cơ nào, hắn mong chờ được ăn mì Ý ra sao. Chẳng nghe ngóng kĩ càng, có khi bạn còn chả biết được Francesca De Santis yêu say đắm gã huấn luyện viên golf của Silvo Caruso, chả biết được rằng có thể dụ dỗ Francesca De Santis được xuống phòng thí nghiệm dưới lòng đất nếu có gì xảy ra với virus mà cô ta đang phát triển, hay cô ta đang cố gắng moi các thông tin từ Silvo Caruso qua tay thám tử gã đã thuê đợt trước. Tận dụng các cơ hội, tôi dễ dàng kiếm được các thời cơ để triệt hạ mục tiêu. dù là tiếp cận xa hay gần.

Hokkaido: Khi công nghệ lên ngôi, là lúc 47 gặp rất nhiều khó khăn để xâm nhập những nơi quan trọng, Bệnh viện bí mật GAMA tại Hokkaido, Nhật Bản là một trong những nơi tôi gặp nhiều lần fucked up nhất. ở đó có 1 AI tên là KAI điều khiển các cánh cửa tự động trong bệnh viện đó, giúp cho việc kiếm trang phục thay thế khó hơn nhiều. Bạn cần đúng bộ trang phục thì bạn mới có thể đi qua những cánh cửa cần thiết. Quan trọng nhất, Bệnh viện này như một mê cung thực sự bởi chính những cánh cửa tự động nhân diễn trang phục đó, khiến mỗi khi thay trang phục, bạn phải tính toán xem, trang phục này có giúp bạn qua cảnh cửa tự động mà bạn muốn không, hay bạn phải tiếp tục tự bản thân tìm đến một lối đi khác. Dù đây là một bệnh viện, cơ mà tôi dường như một resort 5 sao tại Nhật thì đúng hơn, từ suối nước nóng, cảnh quan ngắm núi Phú Sĩ, cho đến phong riêng nghỉ ngơi, với màu sắc, ánh đèn vàng ấm áp khác xa hình ảnh thường thấy của các bệnh viện thông thường, xanh trắng lạnh lẽo hơn nhiều. Và đây cũng là map có rất nhiều Easter egg thú vị từ game, phim ảnh nữa, quá tuyệt cho một đứa nerd như tôi.

 


What Remains of Edith Finch – cái chết của Lewis Finch.

Lewis Finch

Câu chuyện về những cái chết trong nhà Finch đều có cách kể rất thú vị, từ biến thành Molly mèo đi kiếm ăn cho đến tiếng thét kinh hoàng của Barbara. Nhưng không gì ấn tượng bằng cách kể chuyện về cái chết Lewis Finch. Lewis vốn là một công nhân, chuyên xử lý chặt đầu cá tươi, một công việc tương đối nhàm chán. Nhưng vì đầu óc ông mơ mộng, bay bổng, hình thành dần câu chuyện đó trong đầu, dần dần cứ lớn dần lên. Cái hay là về cơ bản, game khiến bạn chơi 2 mini game cũng 1 lúc, một bên là tay chỉ có di chuyển xử lý đống cá, và 1 bên người chơi sẽ mất tập trung theo dõi và điều khiển nhân vật trong câu chuyện tưởng tượng của ông. Thực sự rất khó để não bạn tập trung vào cả 2 trò chơi, nhưng nhờ điều đó, game tạo ra một lối kể chuyện đầy mạnh mẽ cho người chơi, một bên là công việc chặt đầu cá nhàm chán, nhưng 1 bên là mơ mộng điểu khiển 1 gã trong cuộc hành trình thú vị đầy màu sắc. Giấc mơ đó cứ lớn dần lớn dần, rồi chiếm toàn bộ màn hình, không có việc chặt cá nữa. Và cuối cùng Lewis chết vì… chắc tôi nói ở trên bạn cũng bắt đầu rõ rồi nhỉ?

Gone Home – Căn nhà không người của gia đình Katie.

Căn nhà khá là creepy trong ngày mưa bão

Tựa game này chỉ cần hoàn thành trong vòng 2 tiếng, và bạn có thể khám phá đến 3 câu chuyện của 3 người trong nhà Katie, nhân vật bạn nhập vai. Nhưng câu chuyện về người em của Katie, Sam, người thân thiết nhất với với nhân vật chính, là đáng chú ý nhất. Nó nói về sống thật với bản thân, đi tìm hạnh phúc cho bản thân, và niềm tin vào điều đó. Sam sau khi chuyển đến căn nhà mới của gia đình (lúc này Katie đang đi du lịch Châu Âu và khi cô trở về là khi câu chuyện của game bắt đầu), chuyển đến trường mới, Sam cảm thấy lạc lõng vì bản thân cô khác người, yêu thích viết lách, yêu thích trò chơi điện tử và âm nhạc punk. Bản thân Sam có rất ít bạn nhưng rồi cô gặp Lonnie, một cô gái trong đám bạn, đó là lúc cô nhận ra mình là 1 người đồng tính. Cả 2 bí mật hẹn hò với nhau, nhưng vì nhiều biến cố, Lonnie buộc phải rời xa Sam, điều này khiến cô rất buồn, vì khi bố mẹ cô biết được mối quan hệ này, họ chỉ phủ nhận rằng cô chưa gặp đúng “chàng trai đời cô”. Nhưng rồi Lonnie nhận ra rằng cô cũng chẳng thể rời xa Sam và Sam cũng vậy.

Họ hẹn nhau tại bên xe bus ở Salem để bỏ trốn. Sam để lại cuốn nhật kí cho chị mình đọc, với một hi vọng rằng Katie không buồn hay giận dữ gì về điều mà Sam đã quyết định làm, và hi vọng môt ngày nào đó họ sẽ gặp lại nhau. Thực sự chơi xong, tôi cũng chỉ muốn có một cơ hội chúc Sam và Lonnie may mắn lên đường, tôi không buồn hay giận dữ, tôi chỉ mỉm cười vì ít nhất, Sam đã có 1 ngôi nhà của riêng mình, Lonnie. Trong căn nhà mới của Katie, tui còn có thể tìm hiểu câu chuyện của cả bố và mẹ Katie với Sam nữa nhưng tôi nghĩ rằng, đó là những câu chuyện bạn nên tự tìm hiểu, bằng cách khám phá ngôi nhà trong đêm đầy tối tăm của Gone Home.

Và còn vô số trải nghiệm khác mà tôi khó để kể ra được hết bởi chúng là cả quá trình chơi của tôi, như Prey, cả Talos I một trong những nơi tôi khó tách rời ra từng khu vực riêng rẽ nhất do mọi nơi là gộp lại tạo nên một trải nghiệm độc nhất có 1 không 2. Hay như Hyrule của The Legend of Zelda: Breath of The Wild, Twilight Princess, Ocarina of Time, A Link to the Past, đều có trải nghiệm khám phá Hyrule rất riêng biệt, mỗi phiên bản đều có đặc trưng riêng. Và ngay cả Super Mario series có level riêng rẽ, nhưng nói ra chúng, tôi cần 1 bài riêng biệt thực sự. Về cơ bản, ở trên đó là những Map – Level – Mission -Location đáng nhớ nhất ở những game tôi đã chơi qua và tôi cũng khuyên bạn rằng nên chơi qua những tựa game đó.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện