Một cái nhìn kĩ lưỡng về in-game lead trong CS:GO

Khách quen

  

Các mục dưới đây có tính liên kết với nhau, vì hiểu rõ hơn những gì cần thiết ở một in-game leader giỏi cũng sẽ giúp những player khác nắm được những gì có thể kì vọng một cách thực tế ở họ. Như vậy, tôi khuyên bạn nên đọc bài viết này kể cả khi bạn không có dự định call dù là chỉ một tactic – với nhiều player, sẽ có những điều mới mẻ cần ghi nhớ để cải thiện khả năng của họ trong vai trò của mình.

Một in-game leader thì làm gì? Đôi lúc một in-game leader (IGL) sẽ kiêm luôn nhiệm vụ của captain trong team, nhưng 2 vị trí này không nhất thiết cứ phải chung một người. Đây là việc thường thấy ở những team mà một player ít kinh nghiệm trở thành IGL của những player già dặn hơn: IGL sẽ là người đưa ra những quyết định in-game, nhưng có thể không có quyền lực cần thiết ở những việc khác. Tuy nhiên, với việc những quyết định hay chồng chéo lên nhau và chúng rất khó để thực hiện nếu không có info về ý kiến từ role còn lại, thường thì 2 role này cũng sẽ hợp nhất lại làm một mà thôi.

Nói về role in-game, có một số hướng dẫn cơ bản. Lời khuyên của tôi là IGL trong team không nên làm primary awper hoặc lurker. Việc leader làm star player của team cũng rất dễ gây ra va chạm nội bộ, bởi vì khi đó anh ta sẽ liên tục yêu cầu – hay nói cách khác, ra lệnh – được drop từ đồng đội ở pistol round và khi team không đủ tiền cho tất cả các thành viên trong đội hình. Nó cũng dễ dàng hơn khi call và thực hiện một số tactic nếu leader là người đóng vai trò quan trọng trong những tình huống fake, đó là lí do vì sao nếu như skill cho phép, tôi tin rằng entry fragger là vị trí tốt nhất dành cho một IGL. Nó cũng đặt ra một ví dụ tốt về việc tránh đi bait và tập trung vào bài đánh của team. Lẽ tự nhiên, có những trường hợp là ngoại lệ – ví dụ như Gabriel “FalleN” Toledo của SK Gaming hay Vincent “Happy” Schopenhauer của EnVyUs – nhưng điều thú vị là xuất phát điểm của họ khi đảm nhận vai trò này không phải star player, thay vào đó họ dần dần phát triển dưới tư cách player sau khi đã trở thành IGL của team.

Hiện tại, rất nhiều team sử dụng đến huấn luyện viên toàn thời gian, một việc ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò IGL. Không may, luật hiện tại không cho phép coach được call tactic trong freeze time hay hiểu nôm na là chiếm lấy phần lớn vai trò của một IGL trong trận đấu, điều này có nghĩa các HLV buộc phải chuyển sang làm những công việc mang tính hỗ trợ nhiều hơn. Nếu không, sẽ là rất logic khi để trách nhiệm call tactic cho HLV, ít nhất là vào đầu round, nếu không thì là mid-round. Ví dụ, những player được cho là skill yếu mặc dù sở hữu năng lực lãnh đạo tốt như Markus “pronax” Wallsten hay Mathias “MSL” Lauridsen, có thể mang lại giá trị tốt hơn với team như một HLV. Thêm nữa, chuyển sang vị trí huấn luyện cũng kéo dài thêm sự nghiệp của những player skill yếu như vậy. Tuy vậy, IGL và HLV nên chia sẻ cùng một triết lý tổng quan về Counter-Strike, nếu không họ sẽ đứng trên bờ vực rủi ro của những bất đồng quan điểm không ngớt, điều đã xảy ra với Peter “stanislaw” Jarguz ở Team Liquid.

Markus “pronax” Wallsten

Khâu chuẩn bị – Sử dụng thời gian trước khi vào server trận đấu

Khâu chuẩn bị trước nhất mà một team cần là thiết kế một nền tảng tactic và setup phòng ngự để dựa vào. Điều này có nghĩa ít nhất là set up một default tactic chậm bên T side, bằng lòng về role trong những tình huống đánh bài cơ bản, và làm rõ role của mỗi người khi chuyển về phòng thủ. Nhưng khi mà tactic đã hoàn thành và một team bắt đầu tập luyện, phát triển thêm tactic và setup mới để tăng cường sức mạnh của team ra sao? Nói cách khác, làm thế nào để liên tục bổ sung, ứng biến và cải thiện để không bị dậm chân tại chỗ và tránh việc sử dụng lặp lại những tactic và setup từ trước?

Nếu bạn biết đọc trận đấu, bạn hoàn toàn có thể chỉ ra tactic nào sẽ mang lại hiệu quả trong lúc bắn nhau, ngay cả khi team của bạn không nắm kĩ nó hoặc chưa thể thực hiện một cách nhanh gọn. Cách dễ nhất để quyết định nên thêm tactic nào là tìm ra, trong trận đấu hoặc sau khi xem lại demo, cái gì sẽ có hiệu quả hòng khi một tình huống tương tự diễn ra, bạn đã nắm sẵn một tactic được tập thuần thục để sử dụng thành công. Đương nhiên bạn không thể thêm 1000 tactic vì tập luyện toàn bộ chúng là điều bất khả thi, vì thế hãy đặt trọng tâm vào những cái quan trọng nhất – và nhận ra bạn có thể thêm vào nhiều thứ hơn theo thời gian. Thực tế, tôi cho rằng đây là điểm mạnh nhất của những team gắn bó với nhau lâu dài, điển hình như Virtus.pro chẳng hạn.

Thứ hai, thông thường các team – cố ý hay vô ý – đều tìm ra những tactic có thể đánh bại họ, và sau đó sử dụng chúng bên T side. Nói theo trực giác thì điều này có cơ sở: bạn đang cố gắng để phá vỡ một hàng phỏng thủ, và hàng phòng thủ mà bạn hiểu rõ nhất là của chính bạn. Lưu ý, hãy ghi nhớ điều này khi nghiên cứu những team khác. Ngoài ra, đôi khi bạn đơn giản là nhìn thấy một tactic đẹp mắt được sử dụng bởi một team nào đó và muốn copy nó. Thường thì đấy là một pha đánh bài, với set smoke và flash, nhưng có lúc bạn bất chợt nghĩ ra những ý tưởng mid-round, và ở những trường hợp đó, sẽ là bất khả thi để hạ thấp tầm quan trọng của việc không copy như đi học vẹt: hãy đảm bảo bạn hiểu bạn đang copy cái gì, nếu bạn vẫn chọn đi theo con đường đó. Hãy phân tích demo để biết được những khả năng khác nhau; làm gì khi sự cố diễn ra – hoặc lập nên những kế hoạch của riêng bạn. Chúng cần phát triển từ từ theo thời gian, nhưng player sẽ chấp nhận việc sở hữu một góc nhìn tốt hơn về việc có thể xảy đến, và tìm hiểu kỹ lưỡng những khả năng đấy sẽ cho họ cơ hội để phát biểu quan điểm riêng của bản thân.

Bạn cũng cần phải xem demo của cả đối thủ lẫn bản thân, trừ phi bạn đẩy được công việc này cho HLV hoặc analyst. Đặc biệt việc xem demo của team mình là một việc đang bị đánh giá thấp dù nó có thể khắc phục những vấn đề nhanh hơn cả việc tập luyện, đây cũng là lí do vì sao tôi khuyên bạn nên làm vậy như một team. Trong một team-setting, sẽ dễ dàng hơn nhiều để đồng thuận rằng vấn đề là gì, thay đổi cái gì, và ra quyết định về những hành động trong thời gian tới. Bạn cũng có thể clip lại những sai sót mà bạn thấy và cho từng player xem, nhưng trong bất cứ trường hợp nào, điều quan trọng là việc player thực sự nhìn ra cái sai, nếu không họ sẽ tưởng rằng bạn đang cố gắng đổ lỗi cho người khác. Theo thời gian, vấn đề này cũng dần dần mà phải bớt đi.

Về việc tìm hiểu đối thủ, tôi tìm ra cách tốt nhất đó là dùng cách tiếp cận theo kiểu brute-force, giống như cái cách tôi đã áp dụng cho ENCE eSports khi chuẩn bị cho họ trước trận chung kết IeSF với Tyloo hồi 2016. Nếu bạn xem năm demo tốt về từng map bạn muốn bắn, 90% là bạn sẽ biết đối thủ thích làm gì – và bắt đầu phát hiện ra những xu hướng rõ ràng. Tôi từng chia các round ra như round thứ 4, force buy, full buy và buy hoảng (desperation buy) để phân loại ý tưởng của team – điều này giúp việc ghi nhớ chúng dễ dàng hơn nhiều. Một cái quan trọng khác là bạn cần hiểu liệu tactic cụ thể nào đó có phải là sở trường anti-tactic của đối phương không, hay một điều chỉnh mid-game ít khả năng được dùng đối đầu với bạn, và bỏ qua hết sự tập trung vào chúng.

Một khi bạn đã sẵn sàng nhập trận, hãy lập ra một kế hoạch tâm lý cho trận đấu sắp bắt đầu. Từ nhỏ, tôi đã học từ những môn thể thao truyền thống sức mạnh của việc hình dung trận đấu trước khi nó diễn ra – cố gắng tưởng tượng mọi kịch bản bạn nghĩ có thể đến trong trận, và cách bạn ứng biến như thế nào. Điều này không chỉ làm những quyết định chớp mắt trông quen thuộc hơn khi chúng diễn ra, mà bạn còn biết cách nghĩ thông suốt rằng nên call team ra sao là hợp lý, đồng thời cải thiện khả năng ra quyết định trước khi tình huống xuất hiện. Tôi cũng đã phát hiện ra việc phổ biến càng nhiều tactic càng tốt trước khi trận đấu bắt đầu nhận được phản hồi tích cực từ chính những đồng đội của mình: tôi nói họ nghe pistol round nên bắn thế nào, làm gì sau khi thắng/thua pistol round trong những trường hợp khác nhau, và tôi định call tactic gì. Quãng thời gian đấy đồng thời đóng vai trò một cuộc thảo luận để thu thập ý kiến và suy nghĩ của mọi người, đặc biệt là nếu họ đã gặp đối thủ từ trước đó, không kể là đấu tập hay đấu chính thức, và cuối cùng là xem các tactic có liên quan thêm một lần nữa.

MSL ở North

Call in-game

Vấn đề rõ ràng nhất mà nhiều team không thể giải quyết được để cải thiện bản thân một cách đáng kể là tập luyện một cách sai lầm. Top player theo tự nhiên có tính cạnh tranh cao và ưa thích chiến thắng – nhưng mục đích của tập luyện là để cải thiện lối chơi và sau đó là thắng những trận đấu chính thức, chứ không phải là hủy diệt các trận đấu tập này. Trên thực tế, để thua khi tập luyện là tốt hơn cho bạn, nếu không bạn sẽ chẳng học hỏi được gì nhiều. Trước thềm những giải đấu lớn, tôi hay đặt notepad cạnh mình trong lúc tập luyện để chắc chắn rằng tôi luôn nhớ call những tactic quan trọng. Lặp lại những tactic đấy đủ nhiều là việc hệ trọng, vì những khác biệt nhỏ nhất về timing có thể là ranh giới giữa chiến thắng và thất bại, và cách duy nhất để rèn luyện tactic – trừ việc tập đi tập lại ở server trống (empty server) – là phải dùng thử chúng.

Thêm nữa, thường thì bạn sẽ học được chính xác làm cách nào để đánh bại đối thủ trong lúc đấu tập: viết ra, nhưng không dùng đến nó, ít nhất là nhiều hơn một lần. Đừng để lộ điểm yếu của đối thủ trong khi tập luyện, vì bạn có thể lợi dụng nó trong một trận đấu chính thức. Trong trường hợp ngược lại – một tactic không đạt hiệu quả như mong muốn – bạn nên hiểu vì sao: thua một round đấu vì đồng đội bắn lỗi khác hẳn với thua do timing không tốt – cái đầu tiên đơn thuần là lỗi cá nhân nhất thời, cái sau đó là vấn đề của chính bản thân tactic. Chỉ những cuộc thảo luận nghiêm túc mới giải quyết được các khúc mắc đấy trong tập luyện trước khi bạn được xem demo. Hãy đảm bảo mọi người đều cảm thấy thoải mái để nói chuyện khi họ phạm sai lầm. Cùng lúc đó, player sẽ phản ứng tốt hơn trước việc chỉ ra lỗi của họ ngoài lúc tập luyện và bắn chính thức khi mà không có bất cứ áp lực hay sức ép nào – sự cảnh giác của họ sẽ thấp hơn, vì vậy hãy đảm bảo việc ngầm theo dõi những gì bạn muốn chỉ ra về sau.

Một khi toàn bộ tactic đã sẵn sàng, bước tiếp theo là thực hiện chúng trong trận đấu. Nhưng làm sao để IGL biết đâu là tactic cần call, và call vào thời điểm nào? Đây là khi sự chuẩn bị cần được hoàn tất, và bạn cũng cần đến hỗ trợ từ đồng đội mình. Vì bạn chỉ có thể nhìn thấy những gì hiện lên trên màn hình của bản thân và nghe những âm thanh xung quanh bạn trong map đấu, bạn sẽ đòi hỏi những sự giao tiếp rõ ràng từ các thành viên – đặc biệt là ở phía đối diện của map – để hiểu chuyện gì đang diễn ra, và để nắm bắt những xu hướng. Nếu một team smoke alley năm round nhưng một round sau đấy thì không, đồng đội cần thông báo cho bạn biết: đấy là dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự thay đổi, có thể nó liên quan đến tình trạng tiền của đối thủ hoặc một sniper đang kê góc đấy. Tương tự, muốn hiểu rotation mà không dựa trên việc thu được thông tin phù hợp là bất khả thi. Một phần của nghĩa vụ này bao gồm dạy cho tất cả player biết đâu là thông tin hữu dụng cần trong lúc giao tiếp, và những gì có thể bỏ đi.

Đừng sợ hãi khi tìm kiếm chỉ dẫn trong lúc lắng nghe đồng đội – những gì họ thấy trong server gấp bốn lần so với bạn – nhưng hãy đặt ra ranh giới. Ở những team của tôi, tôi luôn luôn để mọi người đưa ra gợi ý và đảm bảo rằng sẽ call theo ý họ mong muốn nhằm làm rõ việc tôi đánh giá cao feedback của họ, nhưng đồng thời sẽ nói không nếu tôi cảm thấy phản đối nó. Đa phần những lần nói “không” là các lúc player yêu cầu được push hoặc peek một cách aggressive, và trong những tình huống đó, bạn nên giải thích lí do, hoặc bạn nghĩ đối thủ đang làm việc X, chờ đợi một pha push hay peek nhờ có Y, hay bạn muốn làm một việc Z khác hẳn.

Ex6tenZ xem lại note của mình

Kết luận

Nếu bạn đã tiến xa thế này, bạn hẳn đã nhận ra rất nhiều thứ được nhắc đến ở trên có liên hệ với nhau, nó cũng là lí do việc làm in-game leader có thể quá tầm đối với nhiều người: bạn không chỉ đối mặt với áp lực cao hơn với từng quyết định đưa ra và phải làm những nhiệm vụ không liên quan đến bắn nhau nhiều hơn, mà nó sẽ ngốn kha khá thời gian trước khi bạn thực sự hiểu được role này. Thú thực, tôi chỉ bắt đầu công việc leader sau nhiều năm chơi Counter-Strike, và chỉ vì tôi nghĩ tôi có thể làm được tốt hơn IGL của tôi ở thời điểm đó (tương tự như ave, cArn và walle khi họ bắt đầu đảm nhận role này). Dù vậy, tôi gánh vác trọng trách này một cách nghiêm túc và tiến bộ dần dần. Tôi mất rất lâu để trở thành một IGL toàn diện – một phần do tôi ít khi đổi team – và sự tiến triển của tôi không dừng lại cho đến ngày tôi ngừng thi đấu chuyên nghiệp. Role này yêu cầu một vòng tròn feedback liên tục, và học hỏi không ngừng. Nếu không, bạn sẽ bị tụt lại phía sau.

Bạn sẽ hưởng lợi từ việc suy nghĩ logic – theo nhiều nghĩa, call tactic tương đồng như giải phương trình toán học. Vẻ đẹp của Counter-Strike – hay rắc rối, tùy theo góc nhìn của bạn – là việc bạn có thể đưa ra những tình huống call chính xác 30 round đấu liên tiếp nhưng vẫn thua. Player sẽ gây ra sai lầm, không đánh bài chính xác, và bắn lỡ những kill đơn giản. Họ sẽ không đưa ra thông tin quan trọng khi giao tiếp, và bạn cảm thấy bạn đã tự thua những round đấu đấy sau khi xem lại demo: chuyện bình thường. Đôi lúc bạn call chả để làm gì khi bạn outskill đối thủ, và mọi công sức xem như bằng không. Làm một người theo chủ nghĩa hoàn hảo (perfectionist) hỗ trợ việc làm IGL, nhưng nó là một nỗ lực để giữ được sự tin tưởng trong nội bộ của team. Bạn không thể thắng tất cả trận đấu – chứ đừng nói là tất cả round – và giả vờ về mặt khác sẽ chỉ gây ra xích mích.


Làm IGL có thể là một công việc khá cô độc, nhưng nó cũng có thể đem lại phần thưởng cực lớn. Trong sự nghiệp của bản thân, tôi nhớ khá ít những trận đấu online, nhưng tôi hồi tưởng được một trận đấu phải thắng ở giải NGL ONE khi mà chúng tôi không những phải đánh bại đối phương, mà còn với tỉ số ít nhất là 16-6 để đi tiếp nhờ lợi thế hiệu số round thắng-thua. Tôi dành hơn 10 tiếng đồng hồ xem demo và đảm bảo rằng đối thủ – một trong những team có tactic mạnh nhất bấy giờ – không có bất cứ tactic nào mà tôi không để ý, và cảm giác như tôi đã call một game đấu hoản hảo. Trong khi đó, tôi nhớ chính xác những pha call ở các giải đấu nhỏ – đi apartment ở inferno một cách vô thức trong một round full gun khi đối đầu với Sean “seang@res” Gares – đấy là những điều đáng quên vô cùng.

Chốt lại, nếu bạn muốn trở thành một pro player ở CS, không gì được đòi hỏi nhiều hơn trên thị trường là một IGL. Nếu bạn là pro với skill ở mức trung bình nhưng sở hữu năng lực IGL tốt, bạn sẽ được chơi cho một trong những team hàng đầu – tiền đồ của công việc đơn giản là ngon hơn rất nhiều những fragger thuần túy. Cùng lúc đó, bạn vẫn cần giữ được phong độ cá nhân để tránh trở thành gánh nặng, và công việc cũng chẳng phải vui vẻ được mọi lúc mọi nơi. Nếu bạn quyết định muốn thực hiện điều này, sẽ có những lúc bạn hối hận về nó. Nhưng nếu bạn nghĩ việc này nghe thật thú vị, tôi hết lòng ủng hộ bạn. Ít nhất, bạn sẽ học được nhiều kĩ năng hữu dụng trong cuộc sống thực tế hơn việc chỉ tập trung vào crosshair cho bạn.

Chuyển ngữ từ bài viết gốc trên fragbite.

Bài được gửi bởi bạn Eco.RushB. Vô cùng cảm ơn bạn đã dành thời gian gửi bài.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện