Những chàng trai chơi đùa cùng máy móc

Huyền thoại ★ ★

  

Robocon… chắc ngoài các anh em 9x trở về trước ra thì không mấy ai nhớ đến cuộc thi này, gần 20 năm theo dõi từ hồi còn là thằng trẻ trâu lớp 1 cho đến bây giờ vẫn thỉnh thoảng mở lại mấy clip cũ, công nhận thời gian trôi nhanh quá. 

Dành cho ai chưa biết về Robocon, thì đây là cuộc thi dành cho các nhóm sinh viên cao đẳng, đại học đam mê công nghệ chế tạo Robot, cũng như các em học sinh cấp 3 muốn thử sức cùng lớp đàn anh. Về luật lệ, các thí sinh sẽ chia làm 2 đội, mỗi đội lại có 2 loại Robot: Tự động và điều khiển bằng tay, các bên có khoảng 60s để chuẩn bị. Trong thời gian khá ngắn (tầm 180-300s) thì hai đội phải cố gắng ăn điểm nhiều hơn đối thủ bằng cách bắn bóng hay khối nhựa ghi điểm vào đúng vị trí. Trận đấu sẽ kết thúc khi hết thời gian hoặc 1 trong 2 đội đạt được điều kiện “Chiến thắng tuyệt đối”. Đội giành được cái này, hoặc nhiều điểm hơn thì coi như thắng (mỗi năm có biến tấu đi đôi chút, nhưng cơ bản vẫn như vậy, mình nhớ năm 2004 có cả vụ xây cầu để Robot tự động vác hộp thả vào ô điểm).

Nếu Robot tự động của bên nào gặp trục trặc thì được quyền khởi động lại, nhưng khá hạn chế (Hồi đó chương trình chủ yếu là mấy con Bot được lập trình sẵn nên nói thật bọn này còn ngu hơn cả A.I hạng bét bây giờ, chuyện khởi động lại thường xuyên như ăn cơm), thường thì những trường nổi tiếng như Bách Khoa hay Lạc Hồng là các ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch.

Năm 2002, mùa đầu tiên, mấy bô lão Telematic thuộc Bách Khoa TP.HCM vô địch thế giới luôn, hồi đó còn chiếu trực tiếp trên VTV2, team Nhật Bản chơi trội đến mức tạo hình con Robot như cái đèn lồng vuông á, mà chả hiểu tại sao nước mình bá đạo ở mấy cuộc thi, vậy mà áp dụng vào cuộc sống thì như dở hơi (Cơ mà bài hát chủ đề “Một chân trời mới” nghe háo hức thật, hồi xưa xem TV mà ước ao mình chế được như các anh, chán nhất là ko có gan tháo tung máy móc trong nhà vì sợ bố mẹ, hậu quả là đến giờ vẫn chưa biết lắp PC, chứ đừng nói đến Robot, ôi ước mơ xa vời… 20 năm rồi mà mình vẫn thế. Đáng lẽ ra phải cố gắng thi vào CNTT, nhà có bố với anh họ là dân công nghệ, thế mà cuối cùng vẫn chỉ biết cài Win, Ghost máy và chọc ngoáy mấy thứ linh tinh trong Registry, thêm chút ít kiến thức về phần cứng PC và Console, cũng như Gaming Gear đi kèm. Mà thôi, cái máy laptop ông cụ giữ như vàng, léng phéng cắm linh tinh là vỡ mồm ngay, 60 tuổi mà vẫn uy thật, trưởng khoa có khác).

Khoản linh kiện thì kiếm cũng không đến nỗi, vì nước mình mở cửa rộng rãi cho nên ở các khu chợ luôn sẵn hàng.

Từ dây điện, bóng LED, IC, mạch… nói chung các gian thương thời đó kiếm được mớ tiền to mỗi khi có giải, mặc dù có vài tay buôn bỏ hàng kém chất lượng vào bán. Mình có nghe kể lại là hồi xưa, có một trường gọi đặt hàng vài chục cái bóng LED, thêm mấy cái bo mạch, lúc thử thì ổn nhưng vừa đấu vòng loại cấp trường thì quá nửa số Robot gặp trục trặc, hoá ra đụng phải đồ Tàu, khốn nạn nhất là lúc đó chỉ còn vài tuần là vòng chung kết quốc gia khởi tranh, vậy là cả trường rút lui trong lặng lẽ (mình không nói tên trường đâu, không muốn đụng chạm mà).

Phần điều khiển thì chủ yếu tận dụng các thể loại công tắc, tay Dualshock, bộ nút máy xèng gắn trên miếng gỗ cố định, hay thậm chí nguyên cái bàn phím Mitsumi cũng được trưng dụng. Lý do đơn giản lắm, đồ chuyên dụng nước ngoài vừa hiếm vừa đắt, ai mua? Có khi, à không, chắc chắn mấy cái điều khiển tự chế này còn tốt hơn đồ xịn, các hãng game thời đó bố trí nút hợp lý, chỉ cần cầm vào đã biết mình phải làm gì, cộng thêm việc chịu được áp lực bấm cường độ cao, nồi đồng cối đá, nên các trường đại học rất ưa chuộng mấy món này.

Cơ mà phần mềm điều khiển thì phải tự viết, hoặc đem ổ cứng sang trường bên cóp nhờ (mà không phải trường nào cũng có, nếu có thì cũng là đối thủ thôi, ai cho cóp chứ). Internet lúc đấy toàn Dial-up, xem báo cũng giật tung a** rồi chứ đừng nói tải phần mềm trên mạng. Đã thế bản đồ thi đấu của từng năm là duy nhất, sang năm sau vẽ lại nên mỗi năm đi thi là phải è cổ ra viết phần mềm mới, hoặc chỉnh sửa phần mềm cũ để sử dụng cho Robot tự động (vì phần mềm chỉ dùng 1 năm, tối ưu chỉnh lỗi không kịp, trong khi phần mềm cũ tân trang thiếu cực nhiều thứ quan trọng, thành ra khi vào trận có rất nhiều tình huống trời ơi đất hỡi. Chẳng hạn như hồi 2003, mấy con Bot cứ trơ thổ địa, chẳng chịu bắn bóng vào khe điểm, di chuyển thì loạn xị ngầu. Hồi đấy Việt Nam bị loại, để mấy thằng Thái Lan vô địch mới đau, còn nước mình thì đồng hạng 3 với Nhật Bản. Lúc bé không hiểu gì chứ lớn lên mới thấy bọn Nhật vượt xa mình rất nhiều ở khoản Robot, mấy cuộc thi này bọn nó chỉ đấu để cọ xát thôi, nhớ chó AIBO và người máy ASIMO không các đồng chí?).

Sàn đấu năm 2002, mùa đầu tiên…

…năm 2003

…và 2019

Mình thích xe cộ, máy móc, nhiều khi cuồng đến mức lúc TV chiếu Robocon (hồi bé) thì cứ la ầm lên, cảm tưởng như game bom tấn ra trailer bây giờ vậy. Xin lỗi các anh em là mình chả có cảm xúc gì với bóng đá cả, trừ lúc tuyển Việt Nam đá thôi (hồi xưa cũng cố thử chơi rồi nhưng mà không được, kết quả là chuyển sang Bowling, môn này chơi một mình, rèn luyện sự tập trung tốt, không làm phiền ai, chắc cô độc quen rồi nên ở cạnh tập thể nó cứ thế nào ấy. Cơ mà lại học ngành nhà hàng, cần ý thức, kỷ luật, mấy cái ấy mình thiếu thì làm sao làm được chứ, haizz…).

Bản thân mình cũng từng mơ chế tạo được những thứ hay ho, tất nhiên xe đua công thức 1 thì không dám nghĩ đến rồi. Chỉ riêng cái xe được tích hợp nhiều công nghệ tối tân nhất, nhanh nhất, cho nên cũng đòi hỏi tay đua có tinh thần thép mới cầm lái được. Ấy thế mà số tay đua tử nạn không hề ít, điển hình như Ayrton Senna, tông vào lề ở chặng San Marino chẳng hạn, Michael Schumacher vô địch 7 lần liên tiếp còn lâu mới được gọi là ăn may (xin lỗi chú, cháu nói thật ạ, mong chú phục hồi sức khoẻ nhanh chóng để còn gặp mặt người hâm mộ, ai mà ngờ được huyền thoại một thời lại ngã đập đầu vào đá khi đang trượt tuyết, mãi mới giao tiếp được bằng bảng điện tử, tình trạng y như Stephen Hawking thế này bảo sao người nhà giấu thông tin kỹ thế. Nói ra thì hơi bất lịch sự nhưng mà hồi còn tỉnh táo thì Michael cho ông em Ralf hít khói sơ sơ vài chục chặng rồi, nhà này có truyền thống đua xe, anh em họ hàng ai cũng có dây mơ rễ má với F1, thằng Mick con chú Michael đang đua giải F2 đấy).

2 bố con nhà tổ lái…


Giờ vẫn mong Việt Nam đuổi kịp công nghệ các nước lớn, mấy chục năm chiến tranh bị tàn phá kinh quá (GDP đến tận bây giờ mới gọi là thoát nghèo, tiền của mình hồi xưa lạm phát không thể tả nổi, mấy công ty như GlassEgg, Gears thì chủ yếu đi gia công cho các hãng chứ tự thực hiện một dự án lớn vẫn khó, trước có cái Flappy Bird nhưng do áp lực xung quanh nên lão Đông dẹp cmnr).

Nuông chiều bản thân vậy là đủ rồi, giờ có lẽ phải nghiêm khắc hơn mới được, nếu cứ dậm chân tại chỗ thì làm sao đuổi kịp được các đàn anh chứ. Tuy sức khoẻ chẳng bằng ai nhưng ít ra cũng tạm gọi là ổn nếu so sánh khả năng cầm bút với người khác (viết để thoả lòng đam mê chứ mấy cái to tát không quan tâm lắm, trên thế giới nhiều cây bút tài ba như vậy mà phần lớn đã có gì đâu, huống chi một cây viết mới vào nghề như mình?). Giá như mà thời gian quay trở lại, từ hồi học lớp 1 thì mình chỉ muốn sửa sai những lỗi lầm tích tụ suốt 12 năm phổ thông mà thôi, viết lan man quá, có lẽ lần sau không nên thức đêm gõ thế này nữa, cám ơn các anh em đã đọc.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


1 cụng ly

  • 阮得全 - 29.06.2020

    Mình cũng là lứa đầu 9x cũng một thời hào hứng với Robocon lắm. Sau này thấy có vẻ các trường không đầu tư nhiều chất xám nữa, giang hồ đồn đại một số trường có nguồn lực khủng mua luôn bộ kit mần sẵn các kiểu…nên chán bỏ theo dõi luôn.