Những điều cá nhân ưa thích và ưa không nổi của series Metro

Huyền thoại ★

  

Nếu như phải nói về những series game mà tui đã “late for the party” – hay là biết về nó quá muộn và nó làm tui cảm thấy cực kỳ “ân hận” là mình không biết về nó sớm hơn, cái tên đầu tiên hiện lên trong đầu tui chính là Metro. Thật lòng thì tui đã biết về nó từ rất lâu rồi, phải từ khi Last Light mới ra mắt kìa, nhưng tui lại bị “sợ” do bản tính không thích mấy cái gì… dơ dơ hay kinh kinh, dẫu cực kỳ thích không khí hậu tận thế. Nhưng rồi từ năm ngoái đến năm nay sau khi đã trải nghiệm cả 3 tựa game Metro 2033, Last Light và Exodus thì tui rút ra được những điều tui thích lẫn khó chịu về một trong những series game tui thích nhất từ trước tới nay.

Note: List sẽ theo thứ tự thích và không thích xen kẽ nhau, đánh dấu bằng xanh và đỏ

Khả năng tạo không khí và immersion cho người chơi

Rất nhiều người so sánh giữa Metro và S.T.A.L.K.E.R về mảng này, và thật lòng mà nói thì cả hai cũng xem như là liên quan với nhau về mặt nhân sự. Chỉ nói về mặt cá nhân của tui, Metro series có lẽ chính là nhà vô địch về việc tạo ra không khí khi mà những đường hầm metro tối tăm, một Moscow hoang tàn trong mùa đông u ám rình rập đầy hiểm nguy kể cả từ con người lẫn các sinh vật đột biến cư ngụ, chưa kể đến cả những yếu tố tâm linh siêu nhiên nữa. Qua đến Metro Exodus thì điều này được nâng cấp lên một bậc với sự thay đổi xuân, hạ, thu, đông với yếu tố thời tiết và quang cảnh riêng biệt của từng khu vực khác nhau. Hình ảnh, và đặc biệt nhất chính là âm thanh là những tác nhân hết sức tuyệt vời để tạo ra sự run sợ và hồi hộp mỗi khi Artyom đi khám phá ở bất kỳ một khu vực nào đó trong series Metro.

Sự immersion thì được thể hiện xuất sắc nhất xuyên suốt cả series có lẽ chính qua những gì thể hiện bằng đôi tay của Artyom. Nó rất rõ ràng và được thể hiện hẳn ở trên màn hình, như việc cầm cái bật lửa quẹt lên với ánh sáng le lói và đốt các mạng nhện dày đặc, là lôi cái máy phát điện ra để sạc ánh đèn pin yếu dần qua thời gian, hay thậm chí là cầm cả những tờ giấy note khi chúng ta muốn xem nhiệm vụ là gì. Qua đến Exodus nó lại còn lên một bậc khi xem bản đồ là một bản đồ cầm tay chứ không phải là một màn hình riêng biệt, cả trên bản đồ cũng có những đánh dấu rất thủ công, là những trường đoạn tương tác uống rượu, hút thuốc hay ôm ấp Anna mỗi khi nghỉ ngơi trên con tàu Aurora. Cái đó sẽ nói rõ thêm ở phần tương tác với NPC.

Hệ thống đạo đức “nhiêu khê” và ẩn… quá đáng

Đây có lẽ chính là cơ chế khét tiếng nhất của cả Metro series, vì nó sẽ ảnh hưởng đến cái kết cuối cùng của game, nhưng nếu như chỉ nói qua những hành động như giết người hoặc không kiểu như Dishonored thôi thì cũng chẳng có gì để bàn, vì nó còn… buồn cười hơn như vậy rất rất nhiều. Trừ một số đoạn có thể hiểu được như tha chết cho những kẻ đã làm lỗi với mình như Pavel chẳng hạn, hay là cho những người ăn xin một viên đạn vàng để tỏ lòng trắc ẩn, thì có những cái khá trời ơi đất hỡi như… gảy đàn một phát là có điểm thưởng, đứng nghe những người xung quanh nói chuyện thì có điểm thưởng, nhưng trả tiền cho… gái nhảy thoát y thì bị mất điểm. Nói như Raycevik, “Vâng, vận mệnh của cả thế giới chỉ thông qua việc bạn có gảy đàn guitar hay không” thì đúng thật là chỉ có lắc đầu mà cười trừ thôi. Cũng may là khi qua đến Exodus thì hệ thống này có phần “dễ chịu” hơn trong việc giải cứu tù nhân và không giết người vô tội thôi, chứ ở 2033 và Last Light thì muôn màu muôn vẻ.

Sự đặc biệt của súng ống

Súng của Metro, chỉ nói riêng cá nhân trải nghiệm game FPS của tui, cho tui một cảm giác “cực kỳ tệ hại” theo một cách vô cùng tích cực lẫn là có hạn chế riêng của nó. Súng của Metro, dẫu là ở bản redux đã làm lại cả 2033 và Last Light, có một độ giật và không chính xác rất dị biệt và nó không hề phù hợp cho việc chiến đấu rambo một chút nào – thế nên những đoạn bị “ép” phải chiến ở một không gian lớn chứ không phải là những đường hầm hẹp hoặc có lựa chọn stealth thì đúng là một cực hình (cả Exodus cũng giảm một chút thôi chứ vẫn còn). Đó là chưa kể về mặt ngoại hình thì súng của Metro đa số…. xấu tàn bạo vì toàn là súng tự chế như khẩu Bastard, hay khẩu Shallak bắn đạn bi sắt bằng hơi gas thần thánh, mấy khẩu Kalash thì cũng cũ kỹ v.vv… Nhưng như vậy thì cũng hoàn toàn hợp lý với bối cảnh hậu tận thế với mọi thứ không hề hoàn hảo, cũ kỹ và chẳng thể nào trơn tru.

Bù lại cho những thứ đó lại chính là việc đúng nghĩa đen “từng phát đạn chính là mạng sống”, khiến cho việc bắn kẻ thù cực kỳ mang sức nặng, phải làm quen với súng và chọn những khẩu phù hợp lối chơi của mình, chế tạo và chăm sóc nó (đặc biệt ở Exodus) để súng là bạn chứ không chỉ là vũ khí.

Spiderbug……

(Cái này là ghét theo nghĩa tốt của in-game mechanics… Và hình ảnh cấm chỉ định ai bị sợ nhện)

Tui thì nói thiệt tui không có bị bệnh sợ nhện, nhưng BEEP TUI GHÉT MẤY CÁI CON SPIDERBUG TRONG METRO KINH KHỦNG!!!!! Miêu tả chính xác về mấy con nhện đột biến này là chúng thường hay sống trong những căn phòng ở dưới lòng đất, như khu vực văn phòng hay trạm điện của các trạm metro ở Moscow hoặc trong boong-ke ở Caspian Sea, và có một đặc điểm rằng chúng rất sợ ánh sáng và lửa, cứ chiếu ánh sáng là chúng sẽ rút lui hoặc bị cháy và lật ngửa rồi cứ thể mà xả vào phần mềm dưới bụng chúng.

Nếu tui nhớ chính xác thì chỉ bắt đầu gặp nó là ở Last Light thì phải, và tui đã bị mai phục theo cách không thể bực mình hơn khi đang đi khám phá vài góc phòng trên đường đi về Polis. Điều bực mình đó chính là những cái hố chúng làm tổ hoàn toàn có thể khiến Artyom lọt xuống và game over, thêm nữa chính là cách thức tấn công trong những khu vực tối của chúng vô cùng khó đoán, vì hoặc chúng sẽ đột ngột nhảy xổ vào từ phía sau hoặc tấn công theo đàn lúc nhúc vô cùng khó chịu (đặc biệt ở cái boong-ke trong Exodus). Không chỉ vậy thôi, chúng lại còn xuất hiện trong đường ống thông gió chật hẹp xoay sở khó khăn, chơi cấp khó chết không biết bao nhiêu lần lãng xẹt mà nói.
Tuy nhiên, sự đáng ghét này âu cũng chỉ tô điểm thêm cho việc tạo không khí nói trên thôi. Nhưng mà vẫn ghét thật.

Bonus thêm về những con quái khó chịu đáng ghét chính là những con tôm ở khu đầm lầy và Volga, cùng con đỉa dưới đường cống ngầm ở Novosibirsk.

Sự tương tác với NPC + cách dẫn dắt nhân vật tạo nền câu chuyện

Như đã nói ở trên, việc tạo không khí để người chơi hòa mình vào thế giới của series Metro là rất tuyệt vời, và phần lớn công của việc đó chính là thông qua các NPC. Những người (hoặc sinh vật như The Little Dark One) đồng hành với Artyom ở các nhiệm vụ khác nhau thì góp phần làm những “công cụ giải thích” cho những điều về Metro cũng như là tạo ra các tình huống diễn ra trong chuyến phiêu lưu, cộng với đó là những hình ảnh âm thanh về cuộc sống ở những đường hầm tối tăm và những người dân địa phương trên đất liền tại các khu vực khác nhau. Cứ như thể Metro đang ngầm muốn nói rằng chính sự sống mới có thể tạo nên cả một thế giới có ý nghĩa, và họ cho chúng ta sống cùng ở trong đó với các NPC, khuyến khích chúng ta hãy tương tác thật mạnh, hay cứ lắng nghe và hãy nhìn mà cảm nhận cho hết ý nghĩa của sự sống.

Metro Exodus nâng việc này lên một tầm còn cao hơn nữa khi mà Artyom giờ đây có sự gắn bó hơn rất nhiều với đội của mình do bọn họ đang trong một chuyến du hành đi tìm miền đất mới cho tất cả những người dân tại Moscow. Mối tình vốn dĩ awkward và gấp rút giữa Anna và Artyom vì không thể nào khiến cho người chơi có thể thật sự đầu tư vào được giờ đây cũng trở nên đáng tin, mạnh mẽ và gắn kết rất nhiều thông qua những biểu hiện của Anna rất đúng với tinh thần của một người vợ yêu chồng lẫn một người đồng đội chiến đấu sống còn cùng nhau. Ngoài ra thì mỗi nhân vật khác trong đội thì mỗi người mỗi tính cách, mục tiêu nhưng vẫn luôn quan tâm lo lắng cho nhau, họ thậm chí còn phản ứng với từng hành động của Artyom (tùy theo bạn làm việc tốt hay việc xấu) càng khiến cho cách dẫn dắt của Metro nổi vật hơn.


Sự im lặng “cổ điển” của Artyom

Sự tương tác với xung quanh “nhộn nhịp” và sâu sắc là vậy, thế nhưng Artyom thì lại là một dạng nhân vật “câm như hến” điển hình của game ngày đó, tựa như Gordon Freeman của Half-Life vậy. Những điều này vô tình làm cho một vài phân đoạn trở nên khá là… buồn cười và awkward khi xây dựng các tình huống. Dẫu cho Artyom cũng không hẳn là im hoàn toàn suốt game khi mà ở các loading screen là nhật ký của Artyom với chính giọng đọc của anh góp phần giúp tạo bối cảnh và giúp người chơi nhập tâm hơn vào màn chơi tiếp theo, nhưng mà rồi khi “vào trận” thì Artyom ngoại trừ đôi bàn tay và chính lựa chọn, hành động và cả trong cutscene thì Artyom… gần như chẳng thể nào làm cho chúng ta thật sự có thể có cái gì đó để kết nối với anh ngay khi ở trong tình huống đó.

Buồn cười hơn, đặc biệt ở Exodus, sự im lặng này của Artyo còn bị châm chọc là kiểu phản ứng passive agressive, và tin chắc chúng ta thì sẽ ngồi nói chuyện trong tâm thế Artyom còn nhiều hơn. Dẫu rằng cũng có những nhân vật mà sự im lặng của họ là một điều tốt để rồi khi họ mở miệng nói quá nhiều ở hậu bản làm chúng ta bị có phần lạ lẫm (như Corvo Attano của Nhục 2), nhưng Artyom lại là một kiểu khá khó chịu khi chúng ta chỉ thường nghe ở intro một màn nào đó rồi cứ im bặt suốt, đặc biệt khi ở Exodus tương tác NPC lớn hơn hai bản trước rất nhiều.

Sự dàn xếp của những phân đoạn chiến đấu tạo sức nặng

Cái này có lẽ đôi khi là một điều vừa hay vừa không hay, nhưng với cá nhân tui thì nó lại đáng để thích. Thế này, bố trí của Metro series đa phần là theo công thức: Đi qua một hành lang, vào một phòng lớn có người để stealth (lỡ xui thì rambo) hoặc quái sẽ tràn ra ép phải chiến đấu, và rồi ở những màn lớn sẽ có những màn đấu súng bắt buộc phải xả – như đánh boss mutant hoặc gặp mấy đội quân như Phát Xít và quân Đỏ. Thế nên việc quản lý tài nguyên để chiến đấu là một điều khá khắc nghiệt, đặc biệt ở các cấp khó như Hardcore Ranger, và Artyom cũng khá dễ ăn đạn, chết chỉ sau 2 phát.

Nhưng như đã nói, nếu bạn stealth tốt, bạn sẽ rất ít bị trường hợp rambo nên việc phải thay đổi cách chơi và chiến thuật khi bị ép là một điều khó chịu, hoặc bạn lỡ xui bị phát hiện rambo thì tài nguyên không còn nhiều và khi bị ép chiến đấu lớn. Còn cá nhân tui thì lại cực kỳ tôn trọng việc quản lý tài nguyên lẫn bị ép chiến đấu này, nó khiến cho những lần như vậy mang sức nặng lên cả bản thân lẫn câu chuyện chung rất cao, và còn khiến cho bản thân phải linh hoạt lẫn sẵn sàng cho những tình huống xấu nhất và như đã nói ở trên, “mỗi viên đạn và phát súng chính là mạng sống”.

Nhân nói đến stealth nhiều thì…


Cơ chế stealth khá… “cùi bắp”

Cái này chắc là điểm yếu lớn nhất của cả series, khi mà cơ chế stealth (khi chiến đấu với con người là chính) nó khá là đơn giản: Bạn cứ ở trong bóng tối (với tín hiệu là cái đèn xanh trên đồng hồ của Artyom) là bạn ổn, nhưng chỉ có một người thấy bạn thôi là cả quân đoàn sẽ biết bạn ở đâu mà bắn cho bạn sấp mặt. Thế nên việc stealth của Metro nó cũng… khá là đơn giản khi cứ án binh bất động ngồi camp trong một cái màu đen hay đi tắt đèn là khỏe. Cái khó khăn là khó nhìn mà tìm đường để bao quát cả khu vực nếu như đó là một khu phòng lớn được thiết kế nhằm đa dạng một tẹo. Ban đầu nó sẽ khá vui và khiến bạn cũng hồi hộp, nhưng nếu bạn nắm được công thức rồi thì sẽ nhanh trở thành nhàm chán, mà stealth thì diễn ra rất nhiều trong Metro. Đoạn stealth hay nhất để thử thách kiến thức và phản xạ người chơi có lẽ chỉ là đoạn Librarian và Blind Ones mà thôi.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


2 cụng ly

  • - 28.12.2019

    cơ chế ẩn để quyết định end của Metro cũng chả phải là ẩn quá mức, hơn nữa tính theo điểm thì có thể bù trừ nhau, vấn đề là nó chỉ có nhiều sự vô lý thôi thì tôi đồng ý.


  • ky - 12.01.2020

    bài viết hay nhưng đọc cực kỳ ức chế vì cứ lạm dụng tiếng anh kiểu cà nhắc nửa tây nửa tàu