Pathologic – chào mừng đến với vở kịch đêm

Khách quen

  

Pathologic, một tựa game, một màn kịch được biên đạo công phu cùng những ẩn nghĩa, nơi mọi diễn viên đều làm tròn vai của mình thậm chí không hay biết về ranh giới của sân khấu. Những khúc mắc và xung đột được buộc thắt cầu kỳ bởi một sợi dây vô hình, và lời giải chỉ hiện ra dưới những con mắt tinh tường nhất, góc nhìn của những kẻ tự do và dũng cảm, những trái tim sẵn sàng hi sinh. Cũng có thể Pathologic là một cách cửa dẫn đến một thế giới phi hiện thực vô cùng khắc nghiệt, một ác mộng hoang dại và “tự do” nhất. Nơi bạn sẽ phải đưa ra những quyết định quan trọng, đặt những quy chuẩn đạo đức cùng lợi ích cá nhân lên bàn cân. Vũ khí tối thượng của người chơi chính là nhận thức và niềm tin, để đến khi bạn khép cánh cửa ấy lại sau lưng mà vẫn băn khoăn với một câu hỏi, liệu những gì xảy ra nơi đồng hoang ấy đơn giản chỉ là tình tiết trong một vở kịch hoàn hảo hay chúng vẫn hiện hữu hàng ngày ở nơi chúng ta gọi là hiện thực.

Pathologic là một game sandbox thuộc thể loại survival horror pha lẫn với các yếu tố như roleplay, immersive và adventure. Game tập trung khai thác về những chủ đề như tâm lý, y học, thần học và tôn giáo. Bên cạnh đó bản thân game cũng là bức họa tái hiện những cuộc chiến vĩ đại nhất trong lịch sử loài người. Những xung đột sẽ không có hồi kết ngày nào nhân loại còn ngự trị mặt đất. Tựa game được phát triển bởi một Indie studio có tên Ice Pick Lodge tại Liên Bang Nga. Pathologic và Void là hai tựa game khẳng định những giá trị và hướng đi táo bạo phù hợp với tương lai của studio này. Đồng thời là bằng chứng về việc những sản phẩm game của Nga không thua kém bất cứ hãng nào trên thế giới cũng như vai trò của game indie hiện nay có tiềm năng lớn thế nào trong ngành công nghiệp.

Game của Ice Pick Lodge thường không dễ dàng cảm nhận. Họ tập trung xây dựng những trải nghiệm riêng ở từng người chơi thông qua những lựa chọn, khai thác những chủ đề gần gũi nhưng ít khi được quan tâm bởi đại bộ phận người chơi game. Yếu tố nhập vai, sinh tồn được tập trung và xây dựng tỉ mỉ cũng như sự phát triển của immersive sim. Pathologic không đi theo hướng kể chuyện thông thường, không bày sẵn bất cứ điều gì, mà đặt nó dưới quy luật tảng băng. Những câu chuyện nằm trong câu chuyện, như những con búp bê Nga vậy, chỉ chờ đợi những người chơi tâm đắc và đủ khả năng lột đến lớp vỏ cuối cùng.

Tóm tắt cốt truyện:

Pathologic kể về cuộc hành trình nguy hiểm và chông gai của ba nhân vật đặc biệt tại một thị trấn tên Gorkhon nằm đâu đó tại vùng hoang mạc nước Nga. Ba người đều được miêu tả là những healers, những kẻ có khả năng cứu rỗi hoặc ngược lại cướp đi mạng sống. Cử nhân Daniil Dankovsky, Thầy tế Artemy Burakh, và Clara thánh nhân. Cả ba đều đến với nơi đồng hoang trong những hoàn cảnh bất đắc dĩ và ngặt nghèo, một trò chơi khăm của số phận khi sự xuất hiện của họ cùng lúc với cơn bùng phát của một đại dịch bí ẩn có khả năng lây truyền cực nhanh.

Những kẻ xấu số mắc bệnh này thường không tránh khỏi một cái chết vô cùng đau đớn. Theo sau dịch bệnh là bạo loạn, cướp bóc, hi vọng cạn dần dẫn đến sự chia phe phái giữa các thế lực cuồng tín. Các nhà lãnh đạo thị trấn tìm cách che giấu sự thât, thao túng người khác để chuộc lợi. Thời gian sắp hết, mọi hi vọng bị nuốt chửng. Giữa sự hỗn loạn đó cả ba con người đặc biệt này đều phải tăng tốc trong cuộc đua nước rút chống lại dịch bệnh đồng thời khám phá những bí ẩn bị chôn giấu tại nơi hoang mạc này. Liệu họ có thể hoàn thành được nhiệm vụ đã được giao và tìm được mục đích tồn tại của bản thân trong thế giới của những vở kịch?? Tất cả đều tùy thuộc những quyết định của người chơi.

Kết quả hình ảnh cho pathologic

Ưu điểm:

Pathologic là một game sandbox, tức là người chơi sẽ có một sự tự do nhất định trong môi trường game. Điều này không có gì đáng nói cả nếu như game không thuộc thể loại kinh dị. Chính xác thì việc xây dựng và phát triển một tựa game kinh dị tuyến tính là nước đi an toàn hơn nhiều. Việc đưa người chơi vào một con đường duy nhất, hạn chế mọi sự tự do đảm bảo những màn hù dọa có script từ trước. Ném thêm các đoạn cinematic tại một thời điểm hoặc địa điểm trong game là họ có thể hù dọa thành công người chơi. Hơn nữa với game horror việc bị đưa vào những “ngõ cụt” như thế lại hoàn toàn không bị chỉ trích.

Những game horror cũ còn thường đặt chúng ta vào những màn chơi cụ thể, nơi người chơi loanh quanh giải đố hay chiến đấu trong một môi trường cố định cho đến khi hoàn thành mục tiêu mới được di chuyển sang khu vực khác. Một môi trường sandbox hay open world phù hợp với một game RPG hơn rất nhiều nơi nhà phát triển có thể lên kịch bản cho nhiều câu chuyện nhỏ, nhiều sự kiện không liên quan đến nhau hoặc các sự kiện có liên quan nhưng người chơi không phải trải qua chúng theo một trình tự nhất định nào cả.

Kết quả hình ảnh cho pathologic hd

Ngược lại trong một game horror mọi tình tiết cần phải được sắp xếp theo một đường thẳng, đảm bảo các bí ẩn quan trọng phải được hé mở trước mắt người chơi theo thứ tự để giữ được tính giật gân, kịch tính. Những game horror tuyến tính dùng các thủ pháp đặc trưng của mình để đánh lừa người chơi về mức độ tự do của không gian bằng cách tạo ra một con đường ngoằn nghèo, một hành lang nhiều có nhiều cách cửa có thể được mở. Vứt người chơi vào một màn sương hoặc bóng tối để vừa hạn chế tầm nhìn nhưng cũng cùng lúc tiêm nhiễm một cảm giác rộng lớn mờ ảo về giới hạn. “Đâu là điểm kết của màn sương hay bóng tối này?” (Silent Hill 2, phim The Mist) hay “Bao giờ tôi đi hết con đường này” (Alan Wake) v.v…

Giống như một cái mê cung nhưng bạn đã được vạch sẵn một sợi len để đi theo rồi ấy. Và cái gì đến cũng đến, bạn chọn thấy cánh cửa đúng trong một những cách cửa kia hoặc mò ra một đồ vật quyết định để tiếp tục tịnh tiến, và thế là màn chơi kết thúc. Nếu thô thiển thì loading screen, ấn tượng hơn thì một đoạn cutsense, chỉ có thế.

Nhưng ở những game như Pathologic, ở đây tôi dùng từ “những game” là vì hiện tại bắt đầu có nhiều studios bắt đầu phát triển game kinh dị theo hướng open world hoặc sandbox không hoặc giới hạn những tình huống nêu trên ở mức thấp nhất và nhận được thành công đột phá. Ngay bản thân game Stalker vốn không phải game kinh dị nhưng nhà làm game đã thành công trong việc xây dựng và thêm thắt yếu tố này. Không chỉ có môi trường rộng mở để người chơi tự do khám phá, Pathologic còn sở hữu chu kỳ ngày đêm với các trạng thái hoàng hôn, trưa, chiều tà và đêm muộn. Chuyển đổi thời tiết một cách rất tỉ mỉ, bầu trời trong game có lúc nhiều mây, có lúc quang đãng. Một cơn mưa tại đồng hoang không bao giờ ào một cái là đến ngay mà sẽ là mưa nhỏ từng hạt rồi mới đến mưa tầm tã, sau đó dần dần tạnh. Khung cảnh thị trấn lúc chớm đông hiện ra vừa chân thật nhưng cũng vừa kì quái tạo nên tâm trạng bất an.

Để củng cố độ chân thực cũng như tâm lý sợ hãi khi đột ngột thay đổi không gian, thế giới của Pathologic sẽ có những khu vực liên tục thay đổi hình thái màu sắc và các chi tiết nhỏ theo ngày hoặc trong những sự kiện đặc biệt. Số lượng NPC cũng thay đổi theo, đặc biệt là trong những khu cách ly khi bầu trời chuyển hẳn sang màu xanh độc hại và các căn nhà bị phủ kín bởi những lớp rêu mốc trông như máu. Thị trấn Gorkhon được thiết kế rất tỉ mỉ với các tuyến đường ngoằn nghèo, với những vị trí đặc biệt đủ để hack não người chơi, kết hợp giữa sự đồng nhất và nổi bật. Ví dụ như hàng loạt những ngôi nhà xen kẽ nhau có một kiểu kiến trúc na ná nhau chỉ để tôn lên sự kì diệu của một công trình đặc biệt nào đó. Ví dụ như The tower hay The abbattoire, hay những bậc thang lên thiên đường tại các trung tâm của từng khu vực.

Âm thanh cũng thực sự ấn tượng. Một chuỗi nhạc hoặc đồng xướng dồn dập hoặc đơn giản là tiếng rên rỉ theo nhịp điệu, những đoạn nhạc cổ xưa và man dại kết hợp với tiếng va đập của máy móc công nghiệp, tiếng chuông văng văng tại tháp đồng hồ hay cuối cùng là âm nhạc du dương. Tóm lại Ice PicGorkhon bằng nền tảng source engine dựa trên những giới hạn về nguồn lực nhưng gây được sự cuốn hút. Ai đã từng chơi tựa game này cũng phải thừa nhận chính cái sự kì quái “otherworldly” na ná phong cách Tim Burton trongk Lodge đã tạo ra thị trấn  thiết kế của Ice Pick Lodge đã khiến thế giới trong game trở nên sống động và níu chặt lấy họ.

Sở hữu một cốt truyện với nhiều plot twist được xây dựng khéo léo, cách dẫn chuyện giữ được sự hồi hộp đến phút cuối, cũng như những câu hỏi khiến người chơi phải suy nghĩ nhiều ngày.

Và tất nhiên để truyền tải được điều đó, Ice Pick Lodge sử dụng khá nhiều những biện pháp story telling và mức độ như qua text chẳng hạn, có thể qua hội thoại, một bức thư, hay qua môi trường xung quanh. Ví dụ chị cần nhìn vào một kiến trúc và cách bố trí nội thất của một nhân vật cũng có thể đoán được rất nhiều về nhân vật đó như triết lý, vấn đề cá nhân v.v… Nhìn vào những công trình kiến trúc của thành phố và cách chúng được bố trí để biết được về tín ngưỡng và mức độ ảnh hưởng của từng gia tộc. Nhìn vào trang phục, âm nhạc v.v… tất cả mọi chi tiết đều như đang cố kể điều gì đó kể cả khi Pathologic hầu như không có cắt cảnh mấy, cũng như các nhân vật hầu như chẳng di chuyển đi đâu ngoài căn nhà của họ cả.

Nhìn vào hành động random của các npc để hiểu được thêm về tình hình khu dân cư của thị trấn, ví dụ như những ngày đầu mới đặt chân đến đồng hoang nhân vật cử nhân sẽ thi thoảng được chứng kiến việc một nhóm những thanh niên đuổi theo hành hung một người thiếu nữ vì mê tín dị đoan. Hay dựa vào hệ thống tài nguyên và luân chuyển hàng hóa của game để hiểu được phong tục và quy chuẩn đạo đức của từng phe phái v.v….

Phần chơi của từng nhân vật cũng góp phần để câu chuyện được đi mượt mà hơn khi các trải nghiệm của các lần chơi đều là song song, tức là khi chọn nhân vật khác bạn sẽ được nhìn cùng một câu chuyện qua một lăng kính khác. Tất cả những gì xảy ra ở một cùng mức thời gian cho người chơi cảm nhận từ góc thứ nhất thay vì gói gọn trong một cái cutsense góc 3.

wallup.net

Tính nhập vai và độ kịch tính

Bằng việc kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố survival và RPG, studio Ice Pick Lodge đã mang đến cho Pathologic một “nỗi sợ hãi” hoàn hảo. Nỗi sợ của sự hữu hạn. Tài nguyên của các game survival thường rất hạn hẹp, súng, đạn hay medkit đều là những thứ mà game thủ ngoài việc lo tìm đường giải đố hay tiêu diệt kẻ thù bỏ công ra săn lùng. Điều này gây nên cảm giác lo sợ hơn khi có súng nhưng chỉ còn vài viên đạn và kẻ thù thì đang sát gáy. Người chơi phải run bần bật khi thanh hp đã ở mức báo động nhưng số lượng medkit đã không còn. Lấy ví dụ điển hình như hai franchise survival horror game nổi tiếng Silent Hill và Resident Evil. Cảm giác phải tích góp tài nguyên ít ỏi, mọi giác quan đều căng lên để tránh mắc sai lầm, lúc đó cái nỗi sợ chết chơi lại game lại “bá vai bá cổ” cùng nỗi sợ cạn kiệt tài nguyên.


Còn nếu nói về game RPG, phần đông người chơi thậm chí còn xuất hiện hành vi phát cuồng tiết kiệm, đặc biệt là các loại potions hay ammor chỉ vì họ lo sợ rằng mình sẽ không sống sót nổi nếu đối mặt với boss. Tuy nhiên đối với những gamer đã trải nghiệm nhiều thể loại game thì việc chỉ thiếu những nhu yếu phẩm có thể nhặt hoặc mua bán để làm đầy lại là chưa đủ để làm khó hay khiến họ hồi hộp. Vì vậy Pathologic được tạo ra với không chỉ những thiếu thốn cơ bản mà nhà phát triển còn lấy đi thứ mà hầu hết người chơi tin là đồng minh bất dịch của mình: yếu tố thời gian.

Phải, quỹ thời gian một ngày trong pathologic tỉ lệ thuận với thời gian sống của nhân vật. Mỗi ngày người chơi sẽ bắt buộc phải hoàn thành một số những nhiệm vụ quan trọng (main quest) nhất định, nếu bạn không hoàn thành kịp chúng thì dù có đủ 100 hp mặc đồ bảo hộ kín từ đầu đến chân thì game cũng kết thúc. 24 tiếng trôi qua rất nhanh trong thế giới của Pathologic, nếu không tinh tế và lập kế hoạch walkthrough chi tiết, bạn sẽ rất nhanh chóng thấy mình mắc kẹt trong những tình huống bắt buộc phải load game. Mỗi một ngày trôi qua sẽ có những sự kiện đến và đi vĩnh viễn, và nỗi sợ hữu hạn của chúng ta sẽ đẩy người chơi đến những quyết định gây sock, sự luyến tiếc những việc ta chưa kịp làm  và trân trọng những gì ta đã đạt được. Hệ thống clockwork của Pathologic cũng đảm bảo nhiều bí mật mới mẻ trào đón người chơi mỗi ngày để tựa game không trở nên quá nhàm chán.

Ngoài vấn đề về thời gian, thì người chơi còn phải quản lý cẩn trọng các chỉ số như Immunity (khả năng phòng bệnh), Health, Reputation, Hunger, Infection và Fatigue. Yếu tố thực tế được đẩy mạnh trong Pathologic. Đây là hướng phát triển rất hiếm so với game cũ, đặc biệt là từ những năm 2005. Để giữ những chỉ số có lợi ở mức cao và hạn chế sự gia tăng chỉ số tiêu cực, nhân vật của chúng ta cần phải được ăn uống, ngủ nghỉ và sử dụng thuốc một cách hợp lý. Vì ăn uống sẽ làm giảm thanh Hunger nhưng đồng thời lại tăng Fatigue, uống thuốc kháng sinh liều cao sẽ chữa Infection và tăng Immunity nhưng ngược lại sẽ giảm Health. Bạn cũng phải tính toán thời gian hoàn thành quest để có thể dư ra ít nhất 4 giờ để ngủ mỗi tối, nếu không thanh Fatigue và Health sẽ không được hồi phục. Haizz nghe qua đã thấy phức tạp rồi :(( nhưng sự phức tập realistic được pha đúng liều lượng lại là thứ thuốc phiện thu hút người chơi.

Tạm biệt yếu tố sinh tồn, giờ tôi sẽ nói qua yếu tố nhập vai của Pathologic. Game cho chúng ta nhập vai thông qua hệ thống hội thoại có chiều sâu. Lời thoại của nhân vật được lên kịch bản chi tiết, làm nổi bật rõ tính cách của từng nhân vật. Phần lớn thời gian trong game chúng ta chỉ việc chạy loanh quanh (Walking Sim) và nói chuyện với các NPC trong thị trấn. Người chơi sẽ rất hiếm khi rơi vào tình trạng chán nản, bởi mọi câu thoại đều mang ý nghĩa ẩn hoặc manh mối nào đó dẫn tới việc hoàn thành game.

Có thể nói yếu tố RPG cũng như các dẫn chuyện của Pathologic có đôi chút giống với tựa game Dark Souls nơi những trải nghiệm đến rất tự do, mơ hồ khó hiểu và đầy bí ẩn. Có thể nhận xét chính những lời thoại tinh tế đầy “tính kịch” kết hợp với yếu tố sinh tồn phức tạp và một bầu không khí ám ảnh mê hoặc chính là điểm mạnh quan trọng nhất của tựa game. Được sự hỗ trợ từ không gian trân thực qua những khía cạnh như, lore, các tuyến nhân vật được phát triển với những ý tưởng, quan điểm đa dạng và chi tiết. Game đặt người chơi trước những sự lựa chọn khó khăn, những choice matter cần giải quyết cùng với những thông tin cần thiết để lựa chọn của người chơi trở nên tự chủ, thành công trong việc thuyết phục.

Nhiều lúc game lèo lái người chơi theo một cái lựa chọn duy nhất nhưng mình lại cảm thấy thuyết phục, vậy là ổn, hoặc là phải đánh được vào cảm nghĩ của bản thân. Ví dụ như số phận của những nhân vật có hồn mà bạn sẽ được quyết định trong game, bạn không nhất thiết ghét một nhân vật nào đó nhưng sẽ có những nhiệm vụ mà bạn phải làm hại đến họ.


Trong pathologic bạn không phải đối mặt với ác nhân nào cả. Bạn và cư dân nơi đồng hoang đều phải đối mặt với một vấn đề chung, mỗi người đều có một động cơ và niềm tin khác nhau, và xung đột xảy ra khi mục đích chung đối mặt với những cách giải quyết khác nhau. Các tuyến nhân vật được lựa chọn để người chơi nhập vai đều có một background khá rõ ràng và một cái course of action có sẵn, đó là sinh tồn. Mục đích xa hơn khi mọi thứ tàn cuộc thì sẽ nằm ở chính quyết định của người chơi.

Thường xuyên, dev game sẽ cài cắm những trường đoạn phá vỡ bức tường thứ tư với mục đích kiểm tra lại các hành động và hỏi xem bản thân bạn là ai trong thế giới ấy ( đặc sản của studios này). Ví dụ như phần tutorial đầu tiên của game khi bạn được một người thi hành lệnh cách ly chỉ bảo cho cách chơi. Với những game thông thường thì sẽ kiểu hiện nút bấm các thứ để bạn bấm theo, nhưng với Pathologic người hướng dẫn của bạn sẵn sàng nói thẳng rằng bạn đang chơi game, hay đúng hơn những quy luật của game đôi khi cũng có thể áp dụng vào đời thực và ngược lại.

Điểm trừ của game

Có thể nói lời nguyền của đa số những game indie chính là sự thiếu trau chuốt trong đồ họa. Pathologic có những tạo hình khá ấn tượng, ví dụ như những Executor hay cái cách các nhân vật cử động lờ đờ ở background khiến mỗi hội thoại có cảm giác bất an và kì bí. Thế nhưng những NPC “không tỏa sáng” còn lại thì có tạo hình và cử chỉ rất tệ. Có thể việc tạo hình nhàm chán và lặp lại của những NPC này có thể được lý giải bằng việc phá vỡ bức tường thứ tư của Ice Pick Lodge về lý thuyết những con rối, nhân vật phụ trên sân khấu được bật mí nhiều lần trong game. Thế nhưng ở góc nhìn trực quan của tôi thì việc nhìn mấy tên côn đồ trong game xài chung cùng một hình dạng và animation khiến tôi thấy thật bi hài, mà tôi còn là dạng gamer dễ tính đấy!

Game thật sự cần bổ sung yếu tố Crafting cũng như tính năng Sprinting.

Việc đi bộ trong game có thể đem đến sự mệt mỏi thật sự vì tốc độ của nhân vật rất chậm, hơn nữa việc rẽ trái và rẽ phải là rất khó. Có thể nói nếu ở góc nhìn thứ nhất thì game này và Call of Cthulhu Dark Corner of the Earth chiếm giữ vị trí hạng đầu sở hữu cách di chuyển ngu ngốc và khó chịu. Việc cho thêm Sprinting cũng có nghĩa là nhà phát triển có thể tác động nhiều hơn đến chỉ số Fatigue hoặc tạo thêm thanh Stamina, lý do là bởi vì với lối chơi Walking Sim, ngoài hội thoại game cần có nhiều những sự “đánh lạc hướng” phức tạp để người chơi vùi đầu vào game trong một khoảng thời gian dài.

Hệ thống Crafting thì khỏi nói vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến gameplay cũng như sự hợp lý của cốt truyện. Thử tưởng tượng bạn là bác sĩ nổi tiếng số một nơi thủ đô mà không thể tự chế thuốc hay các dụng cụ sơ cứu đi :)).

Combat của game thì thôi khỏi nói quá tệ luôn

Thiếu vắng subtiles tại những đoạn quan trọng

Những cutsence xảy ra trong những màn kịch câm của số phận thường chứa những thông tin rất quan trọng nhưng lại không hề có subtiles :)). Nói thật là tôi cảm thấy rất bực vì bản thân tựa game này nó đã hack não rồi, nghe được còn chưa chắc hiểu chứ đừng nói là nghe câu được câu không!!!

Thiếu việc chỉ tay cũng không sao nhưng game vẫn cần có tính tiếp cận, cũng phải làm sao hướng người chơi đến với những gì hay ho nhất của game, ví dụ như các sự kiện đặc biệt, cần phải có nhiều lời nhắc nhở về thời gian xảy ra, hoặc biểu tượng thông báo bạn có thư cần rõ ràng hơn, đến ngày thứ 3 trong game tôi mới biết là có hệ thống thư tín và đã lỡ hết một đống sự kiện thú vị rồi.

Tổng kết:

Với tôi Pathologic có lẽ sẽ là một trải nghiệm chơi game mà tôi sẽ không bao giờ quên. Từ cốt truyện đến cách dẫn truyện đều được làm một cách trau chuốt và hợp lý. Lối chơi immersive tự do kết hợp với những plot twist đỉnh cao và nhiều ý nghĩa sâu sắc chắc chắn sẽ làm hài lòng fan của những tựa game Hardcore Survival Horror. Để có thể viết hết được những gì tôi muốn nói về Pathologic thì một bài viết là không đủ, nên ở phần sau tôi sẽ tập trung vào phân tích các nhân vật nổi cộm cũng như những lớp nghĩa ẩn mà tôi nghĩ là mình đã đào được ra từ quá trình chơi game. Cảm ơn đã đọc và chúc các bạn có những giờ phút chơi game lành mạnh và ý nghĩa!!

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


1 cụng ly