Phím chuột lên console và âm mưu của Microsoft

Khách mới

  

Sự thật là trước khi mình quyết định “đào” vụ này lên để bàn nhằm mục đích kiếm fame thì vô số console gamer đã và đang âm thầm dùng phím chuột trên Xbox One hay PS4 để chơi game được cả năm rồi mà nhiều người có thể chả hề hay biết.

Xim 4 là sản phẩm hỗ trợ kết nối và sử dụng chuột phím trên console tốt nhất và phổ biến nhất trong cơ số cái tên mỗi khi bạn nhập cụm từ “keyboard and mouse on console” lên google. Và… @&$-`+%-$+ không lan man nữa, sau đây mình xin mạng phép đưa ra những lí do vì sao mình cho rằng chắc chắn Xbox sẽ hỗ trợ game thủ xài chuột phím một cách hợp pháp và thuyết âm mưu rằng Xbox đang cố gắng thâu tóm cả làng game PC.

Xbox sẽ sớm chính thức hỗ trợ game thủ sử dụng phím chuột

Theo Windowscentral, Phil Spencer – đại diện Microsoft đã phát biểu tại E3 2016 rằng đội ngũ nhân sự của họ tại Xbox đang làm việc chăm chỉ để sớm mang trải nghiệm chơi game bằng chuột phím mượt mà nhất cho game thủ trên Xbox mà không cần phải “lách luật” nhờ thiết đặc biệt. Vậy tại sao Xbox lại quyết định cho hỗ trợ chuột phím trong khi họ biết rõ rằng điều đó sẽ chọc điên fan của họ. Vì khá nhiều nguyên nhân, chủ quan và khách quan (hay trông có vẻ khách quan nhưng thật ra là đã được tính hết) có cả.

1. Microsoft muốn thâu tóm PC gaming và tối đa doanh thu cũng như thị phần của mình

Chúng ta đều biết là M$ sở hữu Xbox cũng như đang kiếm kha khá từ Windows OS và bộ phần mềm Office rồi cơ số thứ khác nữa. Trong ngành công công nghiệp game và riêng mảng PC Gaming, Windows 10 hiện tại là lựa chọn hàng đầu cho game thủ trên nền tảng này. Còn Linux, có lẽ quá phiền hà cho số đông người dùng máy tính cá nhân không phải là fan của Apple. Xbox đang phải “vừa thở oxy vừa đấu vật” với Sony – PlayStation nhưng lại đang có dấu hiệu hụt hơi so với đối thủ từ phương đông. Nếu có ai đó đặt một bảng khảo sát nên mua console nào để chơi giữa PS4 Pro và Xbox One X thì cá “1 máy ăn 3 máy” là PS4 Pro thắng chặc. Vì sao? Xbox mới hơn hẳn phần cứng, khỏi PS Plus, cross-play bla bla. Nhưng tạm gác chuyện này lại, mình xin nói sau, đi xa quá. Cứ tạm biết là Xbox đang hụt hơi và cố tìm cách sống sót trong “đấu trường sinh tử” với Sony và Nintendo. Giờ họ muốn nhờ cậy PC gaming cho họ “take my energy”.

“Dotard”, “laugh out loud” hay PUBG, “CS Go” các thứ, “chơi chùa” có, hút máu có, người chơi đông và cộng đồng toxic có nốt. M$ đang thèm và nhắm rất kỹ. Sao thế? Toxic thế lại còn có game free2play thì nhắm làm beep gì? Ờ, Free2play và pay2 cool ngầu rút được khá nhiều từ ví game thủ đấy, chưa kể thống kê doanh thu cho thấy PC gaming đang vượt mặt console, đa số nhờ microtransaction (hút máu) từ game miễn phí và cả trong game trả phí. Toxic cũng phải ạ với bọn kiddo 12 tuổi trong Call of Duty. Quan trọng là cái doanh thu. EA, Blizzard và Ubisoft vẫn đang ăn nên làm ra nhờ microtransaction song song với việc bán game. Ubisoft thậm chí còn lớn tiếng tuyên bố rằng microtrans đang kéo công chuyện làm ăn của họ lên hơn cả việc bán game. 27% của thị trường game PC so với 31% của console không tính ra là gần như bằng nhau rồi. Và mặc cho vấn nạn vi phạm bản quyền nghiêm trọng trên nền tảng này, PC gaming vẫn vút cũng là nhờ vào sự đóng góp to lớn của microtrans. Nhìn vào Tencent Games,  Ncsoft, Nexon – ba ông lớn làng game online chuyên phát hành những tựa game chơi miễn phí trên PC ở phía Đông bán cầu và bạn nghĩ họ giàu thế là nhờ đâu? Câu trả lời chắc ai cũng biết. Hàng chục tựa game miễn phí đang hoạt động và mỗi năm lại ra mắt thêm không ít, đồ cash shop dù lặc vặc chỉ vài $ nhưng cứ nhẫm tính 3,5 triệu người chơi QQ Speed mỗi người chỉ cần chi 5$ trong một năm cho vài món phụ kiện linh tinh thì 17 triệu Mỹ kim lọt túi quá ngọt còn gì. Mà thực tế thì độ điên của game thủ mỗi khi móc ví mua những thứ linh tinh trong game bất kể nó có giúp quá trình chơi game của họ “đã tay” hơn hay không chẳng hề có giới hạn. 2,1 tỉ đô của LoL trên toàn thế giới năm 2017 chắc đủ để chứng minh rồi nhỉ. Giờ hãy cộng toàn bộ số “máu” mà 10 tựa game có doanh thu cao nhất 2017 đã hút của người chơi xem, đến cả EA hay Blizzard cũng chẳng thể từ huống chi M$. Chỉ đơn giản là hỗ trợ phím và chuột rồi cứ để việc port game cho nhà phát triển lo, việc bán microstran cũng chẳng có gì khó nhọc và Microsoft cũng không việc gì phải tự tay làm. Cứ để đấy và ăn hoa hồng thôi hoặc họ có thể góp ít sức bằng việc bán chúng với giá ưu đãi hơn trên Windows Store hay Xbox để cá kiếm nhiều hơn. Làm thế hoàn toàn nhẹ nhàng hơn với việc vừa phải bỏ của đi làm game hoặc giành game độc quyền rồi lại phải lo chi phí server hay bán game các thứ.

Một lý do nữa đó là tiền kiếm được từ việc bán phần cứng, ở đây là linh kiện máy tính như CPU, VGA, RAM…  và phần trăm của một chiếc Xbox mà Microsoft kiếm được sau khi bán. CPU thì do bọn Intel, gần đây có cả AMD; VGA thì vô túi NVIDIA phần nhiều, còn một phần thì của AMD (cũng bọn áo đỏ nữa) với cả mấy hãng bên thứ ba như Asuck và Gg-cắn (Gigabyte). RAM, nguồn, HDD, SSD với vỏ máy, tản nhiệt thì tung tán. Chuột phím cũng vậy, màn thì kệ bọn nó. Giờ nếu người ta bỏ máy tính qua mua Xbox chơi game hết thì sao? M$ sẽ kiếm được nhiều hơn sau khi chia chát với AMD số APU tiêu thụ được nhờ Xbox, chỗ linh kiện còn lại cũng do M$ quản lí đấu thầu và trực tiếp lắp vào con console mà người dùng sẽ mua. Ít phe hơn, dễ chia hơn, nhiều tiền hơn.

Và nhờ vào lượng người chơi đông đảo đến từ những tựa game top peak trên PC, Xbox sẽ bán được kha khá máy và kiếm chát không ít từ các khoản “hoa hồng” khác. Ví dụ, nếu họ hạ giá skin trong Lol xuống 5% thấp hơn trên phiên bản dành cho PC nếu mua từ store của Windows hoặc Xbox, người chơi sẽ có nhiều lý do hơn để mua hàng microtransaction từ họ và phần nào bị “dụ” vì mấy cái đợt giảm giá kiểu kiểu vậy. Họ có thể thỏa thuận với phía NPH tựa game đó về giá item, kích cầu rồi chia phần trăm khoản đó. Hoặc ít nhất là họ bán được game từ cửa hàng của mình thay vì rơi vào tay Steam hoặc bất cứ nền tảng phân phối trực tuyến nào trên PC. Nhìn vào danh sách 100 tựa game mang về 50% doanh thu của Valve năm vừa qua và giờ hãy tưởng tượng nếu một nửa chỗ đó được chi thông qua tài khoản Xbox. Không hề ít chút nào đâu. Đó là chưa tính việc bán mấy món linh tinh trong game.

Nhưng làm sao để thuyết phục game thủ mua Xbox thay vì một bộ PC cũng chả kém cạnh gì về hiệu năng? Câu trả lời nằm ở thế mạnh của console và vài điều kiện khách quan khác. Đầu tiên là về yếu tố giá thành so với tác dụng của từng “bộ vũ khí”. Tầm 500$ cho một bộ Xbox One X hoặc một rig PC, cả hai đều không có màn hình kèm theo, nhưng ít ra Xbox còn có cái tay điều khiển xài tạm. Nếu là hai năm trước ở Bắc Mỹ hoặc EU thì GTX 1060 3GB cùng linh kiện phù hợp đi kèm có thể gói gọn trong tầm giá này nhưng giờ, khi mà bão tiền ảo cùng tình trang khan hiếm hàng VGA thì chắc chỉ được 1050ti. Còn Xbox One X, chơi game 4K, khỏi lo tản nhiệt đi kèm, khỏi lo cân đo đong đếm giá rồi chọn linh kiện, khỏi lo thiết lập đồ họa sao cho game chạy mượt, khỏi phải cài phần mềm đi kèm chạy game lằn nhằn, mua xong down về là chơi được game ngay, đã thế còn được khuyến mãi thêm đầu đọc đĩa 4K nữa. Đấy, đã thế game nào cũng nhìn ngon mắt mà còn mượt khi chạy trên console còn 1060 thì đôi khi lại lo thiếu VRAM này nọ. Đó là chưa kể đến port lỏm. Mà người chơi Lol, Fortnite, Dota 2, CSGO thì 1060 cũng mượt vậy, họ mua PC vừa chơi vừa làm việc chả phải tốt hơn sao? Đúng vậy, nhưng nếu họa may họ muốn chơi thêm nhiều game khác hoặc nếu giá phần mềm tiện ích phục vụ cho công việc được bán rẻ hơn trên Xbox thì sao? Nếu M$ làm vậy, ấy là nếu, họ chắc chắn sẽ lôi kéo được không ít PC master race về đội của mình, nhất là dân làm đồ họa cần những chiếc card mạnh mẽ để render video. Và chưa kể giá Windows OS cũng chả ngọt ngào gì, nếu bạn không chọn “hàng lậu” để dùng mặc cho những nguy cơ tìm tàng về bảo mật và rắc rối pháp luật. Xbox chỉ cần chu đáo thêm ở khoản này để chiều lòng những người cần một cổ máy với khả năng tính toán mạnh mẽ và giải trí đa dụng.  

2. Bão giá VGA cũng như tương lai trở thành công cụ kiếm tiền

Như các bạn đã biết, giá VGA giờ nó chát một cách nực cười, không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kì chỗ quái nào trên thế giới cũng vậy.  Mặc dù việc đào tiền ảo chả phải là trào lưu gì mới mẻ, 9 năm rồi chứ ít gì, thế mà chưa năm nào game thủ PC phải hứng chịu thảm họa khan hiếm linh kiện nâng cấp máy và bão giá tồi tệ như năm vừa qua. Đến giờ, năm 2018, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá VGA sẽ hạ nhiệt hay nguồn cung lại ổn định như xưa. Và mặc dù truyền thông và các hãng sản xuất đang chỉ trích giới thợ mỏ kĩ thuật số là nguyên nhân chính làm phiền giới game thủ, cá nhân mình thì thấy chuyện này có mùi hơi “tanh” một tí so với vẻ ngoài là một “thảm họa tự nhiên tới” của nó.

Đầu tiên là về các hãng sản xuất và những công ty như NVIDIA hay AMD,  mà thật ra giờ chỉ có hai anh này là to trong ngành nhỉ. NVIDIA sở hữu ⅔ thị phần game máy tính để bàn (cả laptop) nữa trong khi Apple và đặc biệt là hai dòng máy console để bàn lớn hiện tại là PlayStation và Xbox lại đang dùng chip APU của AMD. Nhìn vào thì hầu hết mọi người đều nghĩ hai hãng chế tạo card đồ họa này chủ yếu sống nhờ vào túi tiền của gamer, thực tế thì không phải vậy. NVIDIA ngoài chế tạo VGA phục vụ mục đích chơi game ra, họ còn làm những chiếc card để sử dụng cho nhiều tác vụ hơn thế nữa, cũng ngốn nhiều VRAM hơn. Và việc thiếu hụt VRAM khiến các công ty sản xuất card đồ họa không thể cung ứng đủ lượng hàng cho nhu cầu người dùng, cả chơi game và đào tiền ảo. Trước đây,  NVIDIA và AMD đều giới thiệu những dòng card chuyên biệt không có cổng xuất hình nhằm phục vụ nhu cầu “làm kinh tế” của một bộ phận khách hàng “sộp” mới nổi của họ và cũng là để bảo vệ quyền lợi của game thủ có thể mua được hàng mà nâng máy chiến game. Bẳn đi một thời gian thì chả thấy dòng card này đâu nữa cả, mà thật ra chả thấy cái VGA nào luôn vì bị mua sạch rồi. Mà kể cả có ngăn được người ta mua sạch VGA để đào coin thì cũng chả tới lượt game thủ mặc cả với “đội xanh” hay thậm chí “đội đỏ” đâu. Siêu máy tính, những cổ máy khổng lồ cả về khả năng xử lý dữ liệu và quy mô này cần hàng trăm, hàng ngàn chiếc VGA (hay một linh kiện tương tự) đặc biệt để làm việc phục vụ các trường đại học nghiên cứu công nghệ, vũ trụ, AI, vân vân. Mỗi chiếc card này trị giá hàng chục ngàn đô la mỹ và có hàng ngàn siêu náy tính hiện đang hoạt động trên toàn cầu, rồi tương lai sẽ lại có thêm nhiều siêu máy tính như thế được xây dựng nữa. Doanh thu từ việc lắp đặt các siêu máy tính cho những đơn vị, tổ chức “có của” hoàn toàn đủ nuôi sống và vỗ béo hai hãng chế tạo VGA kể trên với số lượng sản phẩm ít hơn và chẳng cần hợp tác với các hãng bên thứ ba như Asus hay EVGA làm gì. Cũng chẳng vất vã như việc bán từng chiếc đơn lẻ trong cả năm trời mà chỉ thu về lượng doanh thu chẳng thể bì với thương vụ siêu máy tính béo bỡ.


Giờ hãy nói đến việc mần ăn của giới “chăn trâu điện tử”. Có một thực tế đó là giới cày coin sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí cao hơn nhiều giá thành ban đầu của số card họ cần và luôn mua số lượng lớn để phục vụ nhu cầu “công việc” đầu tư sinh lợi này. Kể cả khi thị trường tiền ảo có chao đảo không ít lần trong quá khứ và vừa mới xảy ra lần nữa gần đây, khả năng sinh lời và quy mô khổng lồ của chúng vẫn thu hút không chỉ cá nhân mà cả các tổ chức lớn nhỏ vung tiền đầu tư. Thậm chí chính phủ Hàn Quốc – quốc gia từng rất quan ngại về nguy cơ bảo mật và bất ổn định của tiền ảo cũng vừa mới thông báo rằng họ sẽ phát hành đồng tiền kĩ thuật số của riêng mình mang tên Seoul Coin. Nếu trong tương lai gần, tiền ảo trở nên phổ biến tới mức các quốc gia toàn cầu bắt đầu hợp pháp hóa và xem nó như một kênh đầu tư chính thống, người người nhà nhà sẽ đổ xô đi đầu tư cày cuốc thứ tiền mới này thậm chí còn nhiều hơn bây giờ. Lúc đó, VGA có thể được xem như là công cụ “lao động” hơn là linh kiện máy tính phục vụ cho dân chơi game hay đồ họa. Game thủ sẽ bị đẩy xuống thứ hạng ưu tiên tiêu thụ thấp hơn của mặt hàng này phần vì việc kinh doanh sinh lời bao giờ cũng được xem trọng hơn vì họ có đóng góp cho xã hội, kinh tế và điều đó có ý nghĩa với một quốc gia hơn một lũ chỉ muốn phục vụ nhu cầu giải trí cá nhân lu lú trong nhà. Và hầu bao của giới đầu tư kinh tế hoàn toàn đủ khả năng áp đảo tiền tiết kiệm của vài đứa nhóc hay nhân viên làm công ăn lương rồi. Sẽ chẳng còn cơ hội nào cho gane thủ chạm tay vào con card mơ ước nữa nói chi đến việc mua được với giá hợp lý.  

3. Và cuối cùng là thuyết âm mưu “Liệu có phải cả ngành công nghiệp game và các doanh nghiệp công nghệ, thông tin cùng các hãng điện thoại đang tìm cách loại bỏ giới game thủ PC để tối đa lợi nhuận?”.

Nếu điều này là sự thật thì cũng chả lạ gì lắm. Mảng game di động tăng trưởng chóng mặt trong năm vừa qua, doanh thu 42% thị phần ngành game là minh chứng không thể rõ ràng hơn. Giờ nếu toàn bộ cộng đồng game thủ bị chia đôi, một phần kéo về phía console cụ thể là Xbox, một phần nhỏ sang PlayStation vì kho game độc quyền, số còn lại bỏ nhiều tiền và thời gian hơn vào game di động thì cả đôi bên M$ và các hãng sản xuất điện thoại cùng nhiều công ty lớn nhỏ toàn cầu đều có lợi. Nhưng tại sao lại phải làm thế? Hầu hết lợi nhuận chảy vào túi các công ty phát hành những tựa game “cây nhà lá vườn” của họ, chi phí đầu tư để sản xuất chúng không cao nhưng doanh thu ngất ngưỡng. Trong khi đó, các tựa game AAA bị “xài chùa” quá nhiều khiến các hãng phát triển vừa phải đau đầu chi tiền chống vi phạm bản quyền, vừa tốn công sức và tiền của port game mà còn bị chữi lên chữi xuống nếu port lỏm mà lợi nhuận không bảo đảm. Giờ Xbox chỉ cần dang tay cưu mang cộng đồng chơi game chả khác dân văn phòng (hỗ trợ phím chuột) đồng thời các hãng sản xuất và chế tạo VGA giúp một tay thì mọi chuyện sẽ được giải quyết hết sức gọn gàng. AMD giành toàn bộ thị phần console trong khi NVIDIA chuyển sang hốt bạc nhờ giới làm phim và chế tạo siêu máy tính, làm chip GPU phục vụ giới đào coin và nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, xe tự lái và dân làm kinh tế. Giờ thì mọi việc sẽ “đâu lại vào đấy” cả giống như Android và IOS hay Pepsi với Coca-Cola hay những chuyện tương tự với những thương hiệu to to hay “ba gai” nhau vậy.

Kết

Chuyện console sinh ra để chơi bằng tay cầm sớm sẽ trở thành dĩ vãng và dường như cộng đồng giận dữ chẳng thể làm gì nhiều để thay đổi tình hình trên. Nghe có vẻ giống kiểu “truyền thông mị ***” nhưng “đi mua một cái XIM4 với đồ nghề văn phòng về dùng dần cho quen đi là vừa” là những gì mình sẽ nói với một fan console nào hỏi ý kiến về vụ này nữa từ đây. Hoặc là tắt máy nghỉ game ra ngoài hòa nhập cộng đồng đi. “They are consumers, they have their own choice!”. Do they?


Huy Trần

Khách mới

  

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


1 cụng ly