Rule of Rose, một tác phẩm nghệ thuật đầy tranh cãi (P.3)

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Phần 3: Vẻ đẹp, sự hỗn loạn, ý nghĩa… ẩn sâu bên trong một câu chuyện đầy tranh cãi

Tôi luôn cố hình dung sự thực về cái ” xã hội con trẻ ” đó trong thế giới của Hội Bút Màu Đỏ Aristocrat, vô số thông tin và thậm chí là cả một số thứ tồn tại trong phần unused files của game được mở ra, khiến người chơi phải choáng ngợp trước những tham vọng trong cốt truyện của game. Vậy câu hỏi được đưa ra là… Đến cuối cùng, câu chuyện của Jennifer thật sự đưa chúng ta đến với đâu ? Một thế giới đau khổ khác của con người và xã hội hay những tổn thương bị biến dạng và méo mó trở thành một thế giới tưởng tượng khác ? Well để phân tích thì trước tôi cũng đã có vô số các chuyên gia và giáo sư với đủ lý thuyết tâm lý học tâm thần học xã hội học và triệt để làm rõ những quan điểm của bản thân, về vẻ đẹp và bức tranh sinh động của ” hội bút màu đỏ Aristocrat “… Haizz Tôi ước giá như tôi đã theo học Tâm Lý… Nhưng dẫu sao thì, câu chuyện sẽ tự truyền tải đến trái tim bạn nếu như bạn muốn hiểu và cũng xin lưu ý rằng, đây có thể chưa phải là bức tranh toàn cảnh của tất cả đâu, rằng có lẽ vẫn còn vô vàn những điều khác trải dài dành cho những ai muốn đào sâu hơn nữa vào kiệt tác của ATLUS này.

– Tóm tắt lại toàn bộ câu chuyện có thể hiểu và nhanh gọn là thế này: Jennifer ban đầu là một cô bé bình thường như bao người khác, thậm chí là có bố mẹ và gia đình đầy đủ. Mọi thứ bắt đầu với cô bé từ biến cố của vụ tai nạn khinh khí cầu mà bằng cách kì diệu nào đó, Jennifer đã sống sót. Jenny tội nghiệp của tôi sau đó được Gregory, cứu sống và nhận về nuôi… Song Gregory cũng là một người đàn ông có nhiều biến cố và thăng trầm, ông ta từng có cậu con trai Joshua và Joshua ( không rõ là Gregory tưởng tượng ra hay đã thật sự mất ) khiến ông ta trở nên hóa điên và rối loạn ( dựa vào tài kể chuyện của bản thân thì tôi dám cá trước khi trở thành một ông nông dân thì ông ta có lẽ từng là một nhà văn, bằng chứng là ông ta luôn có những cảm hứng kì lạ để viết nên những câu chuyện cho đứa con trai của mình… ) Gregory ban đầu có lẽ yêu thương và chấp nhận đối xử công bằng với Jennifer, cho đến một ngày ông ta có lẽ lại…lên cơn, và thế là bắt Jennifer phải cắt tóc, ăn mặc như một cậu bé, tập ăn nói, đi đứng và hành xử như đàn ông – Jennifer có lẽ đã phải chịu đựng điều này, bị Gregory giam lỏng trong căn nhà và dưới tầng hầm cho đến khi Wendy đến cứu em ( Có khả năng Jennifer chưa bị lệch lạc giới tính những lúc đầu và chuyện này xảy ra bởi Jennifer đã phải đội lốt con trai trong quá lâu… Wendy khi mới tìm thấy Jenny lúc đó vẫn đang là Joshua và nghĩ  ” một cậu trai xinh xắn =)))) ” ) Về sau Jenny và Wendy quấn quít bên nhau, trao nhau lời thề của vừa là đôi bạn thân mà vừa có một chút của… ái tình kể cả khi Jenny đã nói thật với Wendy về giới tính của bản thân. Có lẽ lúc này cái hội Aristocrat mới chỉ được thành lập và Wendy vẫn là công chúa hoa hồng nên chưa có ai dám làm gì Jennifer cả ( hoặc chưa đến mức quá đáng ). Rắc rối xảy đến là bắt đầu với việc Jennifer tìm thấy một người bạn thân mới, một chú cún con tên là Brown. Điều này khiến Wendy trở nên ghen tuông và bực bội, bắt đầu muốn tìm cách để tống khứ Brown đi ( đó có lẽ là lí do tại sao xuyên suốt game bạn luôn bắt gặp hình ảnh bạo ngược lên động vật ). Song Brown và Jennifer vẫn cố gắng bám trụ với nhau, Wendy lúc này vẫn là công chúa hoa hồng nên đã cố tình bày ra nhiều trò chơi khăm oái oăm nhằm trừng phạt Jenny vì đã quên mất lời thề ước năm nào… Đỉnh điểm là việc hội Aristocrat đã giết chết Brown dẫn đến việc khi Jenny phát hiện ra, đã không thể chịu nổi nữa và quyết định đứng lên chống lại hội Aristocrat, chửi thẳng mặt Diana, Meg, Eleanor và các thành viên khác đồng thời hạ nhục Wendy khiến cô bé bị tước mất chức Công Chúa Hoa Hồng. Chức này sau đó được giao lại cho Jennifer và Wendy, khi tức giận đã sử dụng đến một chiêu bài mà không mấy ai ngờ đến: Đóng giả lại làm Joshua, quay trở về tìm Gregory và kích động phần tâm thần bên trong ông ta… Và thế là Gregory trở thành Stray Dog đúng với những lời đồn của những đứa trẻ… Gregory sau đó tàn sát cả trại trẻ mồ côi, Wendy có lẽ khi đã chứng kiến thảm kịch do mình gây ra, hối hận cũng đã muộn màng, cởi bỏ bộ quần áo Joshua ra và trở lại thành Wendy và rồi bị Stray Dog bắt và chịu chung số phận với những đứa trẻ kia… Còn Jennifer thì sao ? Lúc này là lúc mà tranh luận nổ ra sâu sắc nhất… Trong quá khứ đó, Jennifer đã phải trốn ở trong một căn phòng và nghe những tiếng gào thét xấu số từ những đứa trẻ, những tiếng hét của Amanda, Meg, Diana…đầy thảm thiết khi Stray Dog lấy mạng…Jennifer trở thành người duy nhất sống sót, một sĩ quan cảnh sát tên là Anthony Dolittle đã đến và đưa em đi ( ông sĩ quan này trước đó cũng đã liên lạc với bà giúp việc Martha tại nơi này về một số vấn đề xoay quanh việc những đứa trẻ tại đây ). Song kể từ đó Jennifer đã phải hứng chịu tổn thương tâm lý và đầu óc càng trở nên bất ổn hơn bao giờ hết – một cô gái khoảng 18 19 tuổi nhưng đầu óc vẫn có những tư duy và tâm tư của một cô bé 10 11 tuổi. Và định mệnh đã lôi kéo Jenny quay lại nơi này trên chuyến xe buýt đó và vì thế, kí ức của em lại được đánh thức nhưng xáo trộn và hỗn loạn hệt như đầu óc của em. Tranh luận là: Liệu Jennifer đã thật sự kết thúc mọi thứ trong quá khứ rồi mới về đây và gợi lại hay bây giờ mới là lúc kết thúc ? Hai giả thiết khá là tranh cãi và mỗi cái đều có cái lý của nó kể từ khi game khá mơ hồ. Jennifer đã đánh bại Gregory – Stray Dog dựa vào khẩu súng mà Wendy đã đưa cho em – khẩu súng mà cả hai đã đánh cắp từ chính Gregory.

Ending 1: Nếu Jennifer bóp cò súng, tức là em đã không thể chịu đựng được quá khứ và chấp nhận để nó nuốt chửng bản thân… Em đã giết Gregory đầy tàn nhẫn và chứng tỏ rằng, mình cũng chẳng khác gì những phần xấu xa nhất của con người, của hội Aristocrat và… Wendy. Kết thúc chỉ còn lại một mình em bơ vơ lạc lõng giữa cõi đời này,
Và tiếng cười nhạo của Wendy xấu xa lại vang lên:

“What a pitiful, unlucky girl”

Nhìn ở góc độ hồi tưởng và Gregory đã thật sự ra đi trong quá khứ cho thấy Jennifer vẫn chưa học cách chấp nhận. Ở cái kết này, Jennifer đã lựa chọn cách quên đi sự thật quên đi quá khứ ( theo như thực tế thì Jennifer chưa bao giờ là kẻ sát nhân ) – việc giết Gregory bằng chính tay mình cho thấy một sự chối bỏ, sự phủ nhận và đến cuối cùng, cái quá khứ nó vẫn cứ còn đó và tồn tại, trong khi Jennifer tiếp tục trốn chạy mà thậm chí có ai biết được, Jennifer sẽ vẫn tiếp tục bị trói buộc và cuốn chặt trong những tổn thương cho đến khi em chịu thức tỉnh… Đó là lí do tại sao chúng ta lại nghe thấy giọng cười xấu xa và bệnh hoạn của Joshua- giọng cười chế nhạo rằng Jennifer lại thất bại thêm một lần nữa…

Ending 2: Đó là Ending thật sự, Gregory sẽ tự sát để không phải làm khổ ai nữa và chúng ta sẽ đi đến chương Once Upon A Time, nơi mà mọi vẻ đẹp và những gì tươi tắn nhất trong tuổi thơ của Jennifer tồn đọng lại. Một nơi mà tôi tin là, ở trong Trái Tim của em. Đây là khi Jennifer đã thật sự học cách chấp nhận và đi tiếp

Tranh cãi nổ ra xoay quanh việc liệu toàn bộ trận chiến với Gregory là đã diễn ra từ quá khứ và Jenny hồi tưởng lại… Hay sau nhiều năm dài thì Jennifer như được một thế lực nào đó, được ” định mệnh ” dìu dắt về lại đây để đối mặt với quá khứ, đối mặt với Gregory một lần cuối cùng ? Nó mang ý nghĩa cực kì to lớn đối với Jenny bởi hành động trao cây súng của em cho người cha tội nghiệp kia, giống như là một sự giải thoát từ tâm hồn, nhờ có Jenny, Gregory mới có thể tỉnh ngộ và nhận ra rất nhiều sai lầm để ông có đủ can đảm, không làm khổ bất kì ai nữa, tự kết thúc cuộc đời mình và nhắm mắt – không còn đau đớn, không còn nhưng u sầu lo âu và ông có thể đi một cuộc hành trình mới, tìm kiếm con trai ông Joshua ở thế giới bên kia… Hay thậm chí còn điên rồ hơn, nếu như Jennifer cũng đã ra đi trong tai họa đó thì sao ? Phải chăng đây là Purgatory – Jacob’s Ladder của Jenny ??? Vô số giả thiết và tranh cãi nhưng sau cùng, sự thật chắc giờ nằm lại vĩnh viễn trong trái tim của Jennifer…

Chương cuối của game Once Upon A Time là chương chạm đến trái tim chúng ta nhất, nó là nút thắt của câu chuyện, là Kho Báu mà chúng ta đã trải qua một cuộc hành trình dài và căng để tìm thấy. Đây là nơi mà ý nghĩa của toàn bộ cuộc phiêu lưu của Jennifer được lộ lên rõ rệt nhất… Jennifer cất giấu mọi thứ tươi đẹp nhất ở đây, mọi thứ mà em yêu quý, những gì tốt đẹp và những con người tốt đẹp… Tại đây, Jenny bắt gặp lại hầu hết những hình bóng quen thuộc, nhưng dường như khi nhìn vào chúng, em mới thấy chúng thật đặc biệt làm sao..

” The Detested rubbish bin
No One Ever suspected that something precious was hidden inside it …
Nor did they know that it the only place where i could keep my things safe “

Ý nghĩa ẩn dụ: Chúng ta chỉ thường nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá một thứ nhưng lại hiếm khi dám tiến sâu hơn để hiểu nó… Để thật sự thấy được những khiếm khuyết… Nhưng cũng là những vẻ đẹp mà nó ẩn chứa…

Tied To this pillar, unable to move, i was all alone
It took a while but i finally freed myself.
I was always the slow poke
But That Won’t happen again. I’ll never let myself be tied up again. “

Cả tuổi thơ Jennifer vốn đã luôn bị trói buộ, bị châm chọc… Cây cột này nhắc em nhớ về những kí ức đau buồn đó, nhưng cũng là động lực thôi thúc em, để nhắc nhở em rằng từ nay về sau sẽ không cam chịu nữa, sẽ đứng lên và mạnh mẽ hơn, sẽ không để ai có thể trói và ràng buộc mình…
Ý nghĩa ẩn dụ: Cũng giống như Jennifer, nếu như bạn chấp nhận cam chịu tất cả mọi thứ mà bọn họ áp đặt và trói buộc bạn, bạn sẽ không bao giờ có thể tự do và tìm thấy điều mình cần tìm…

“Jennifer, are you happy now, considering how bad it was for you, back then? …That tragedy you wanted to forget. Now that you remember everything, how do you feel? Is the answer inside you? Think carefully, Jennifer.”
“A silent scarecrow… It stands there quietly, not meddling in the affairs of others. It sways in the breeze, like me… a cowardly girl who was unable to assert her true feelings.”

Jennifer giống như chú bù nhìn vậy, vẫn luôn đứng hiên ngang và vững vàng mặc cho mọi sự xung quanh, song em che giấu cảm xúc thật sự của mình trước mọi thứ và do đó cũng khó kiểm soát nó… Người ta chỉ nhìn vào vẻ ngoài của Jenny như là một cô bé nhút nhát, họ đâu có biết rằng ẩn sâu bên trong, em còn mạnh mẽ và to lớn hơn họ tưởng

Chỉ những kí ức tốt đẹp mà thôi, Jenny có nhiệm vụ đó là luôn nhớ tới nơi này, luôn bảo vệ nó, canh gác nó để sau này, nó sẽ không bao giờ tan biến, không bao giờ phai nhòa và đối với Jenny, đây là nơi mà mọi hạnh phúc của tuổi thơ ở lại. Những phần tốt đẹp của Wendy – cô người tình của em , Brown – chú cún con mà em yêu quý ngay từ những giây phút em gặp chú, Gregory – trong hình hài của một người đàn ông tốt bụng, ân cần người mà đã chia sẻ với em những câu chuyện cổ tích hay lạ kì với những cái kết có hậu, Joshua cậu con trai của Gregory người mà luôn yêu thích những câu chuyện và trông rất giống em theo nghĩa nào đó…. Tiếp đến là những kí ức tốt đẹp về trại trẻ mồ côi, phần tốt bụng và trong sáng của thầy Hoffman, phần tươi tấn của bà Martha, sự ân cần của Clara… Vô số những điều tốt đẹp khác được khám phá tại nơi này, trong tiềm thức của Jennifer…
Những con quái vật Imps thực chất lại chính là những sinh vật sinh ra từ trí tưởng tượng của Jennifer, chúng là biểu tượng của những nỗi đau giằng xé, sự áp bức mà Jenny đã phải chịu xuyên suốt quãng thời gian tại nơi này, các sinh vật Imps vốn đã xuất hiện trong những câu chuyện kể của những đứa trẻ: ” rằng chúng sẽ bắt đi những đứa trẻ hư đốn không chịu làm việc nhà ” – Đó là lí do tại sao đám Imps rất thích làm những công việc như lau chùi, rửa sạch sẽ các chỗ và ngõ ngách và chúng tấn công Jennifer bởi trong quá khứ em cũng từng trốn tránh những công việc… Cũng có thể chúng là ám chỉ ngầm cho những nỗi đau mà Wendy gây ra bởi hầu hết những câu chuyện ở nơi này đều có một phần do Wendy dựng lên… Hay Imps chính là ẩn dụ cho những đứa trẻ – sự áp bức thông qua cái hình hài của chúng luôn là những đứa trẻ với những cái đầu thú vật. Chính Jennifer cũng đã thừa nhận rằng Imps xuất hiện để cản trở em nhớ lại – vì chúng là phần đen tối cũng như yếu ớt mỏng manh trong trái tim em, phần mà chưa muốn chấp nhận sự thật và vượt qua…

” The Spooky things
The Scary Creatures that everyone talked about…
They’ll Come and Clean if you don’t. Sweeping bad children away like dust…
Well they actually came and attacked me…
I knew what they really were but that wasn’t the problem… The real problem was my weak heart…
My weakness was what drew them here. “


Mọi hình tượng và nhân vật trong những kí ức của Jennifer đều giống như thể chính họ đang sống vậy, dù hiện thực lại không phải vậy… Họ ở đây để tham gia vào một câu chuyện, để giúp cho người cuối cùng của bọn họ là Jennifer có thể vượt qua được tất cả, cho dù đôi khi cách phản ánh và phản chiếu lại tàn nhẫn. Nhưng đến cuối cùng, tất cả vẫn là về phần tốt đẹp bên trong, giống như khi Jennifer chạy đi chạy lại qua những hành lang dài của nơi này, những hình bóng đã biến mất dù những giọng nói sâu thẳm vẫn còn ở đó, nhưng họ không bắt nạt em nữa, họ gọi em như thể một người bạn, một người thân thương chạy lướt qua họ như lướt qua những hồn ma – những phần yêu dấu… Và với lòng vị tha và trắc ẩn, Jenny tha thứ cho những linh hồn này để họ có thể ít nhất… đi tiếp và tìm kiếm điều họ cần…

-Diana:

Jennifer gọi thẳng con bé là ” Brat ” ( trẻ nít – TRẨU TRE ), Diana vốn luôn được nhìn thấy là một con bệnh cuồng hoạn thích lôi người khác ra làm trò tiêu khiển để thấy nỗi đau của họ và làm ra vẻ mình có thể đứng trên cao và quan sát chúng…  Jennifer từng nghĩ rằng Diana là ” kẻ trưởng thành nhất ” và là ” xinh đẹp ” nhất của hội Aristocrat song đến cuối cùng, mọi điều tốt đẹp ở Diana lại bị chôn vùi ở cái tính cách và phần thiên lệch trong đầu óc. Diana có một mặt trái ngược nào đó trong tính cách về việc… Trở thành người lớn dường như là một ước nguyện song nó cũng là một lời nguyền với Diana, bởi nếu lớn lên thì tức là Diana sẽ sớm có quyền, trở nên xinh đẹp hơn, sớm có một ” hình ảnh ” trong mắt những đứa trẻ thế nhưng điều đó đồng nghĩa với việc: Những niềm vui khi còn là trẻ con sẽ dần dần tan biến thành hư vô, rồi sẽ bị Hoffman để ý và dòm ngó nhiều hơn, sẽ phải có trách nhiệm hơn và sẽ phải trở thành một trụ cột cho những đứa trẻ… Dường như ngần đó thứ đổ lên đầu Diana vẫn là quá sức và con bé chưa thể nào đủ can đảm và chưa muốn đảm nhận những vai trò lớn đến như vậy… Hoặc cũng có thể Diana sợ, sợ rằng mình sẽ trở nên buồn tẻ, nhàm chán và giống như Clara – cô bé lớn nhất ở nơi này… Cũng có thể việc phải trải qua cái giai đoạn mà chúng ta gọi là ” bất ổn ” trong trưởng thành cộng thêm việc bị Hoffman có những hành vi không đúng đã khiến Diana sợ hãi và lệch lạc ( Miếng băng trên đùi của Diana có thể là tượng trưng cho sự bạo hành cũng như bức dục mà con bé có lẽ đã phải chịu từ Hoffman ). Nhìn trên một phương diện nào đó thì Diana khinh bỉ những người mà con bé cho là ” lớn “, ghét họ vì những điều tồi tệ mà họ đã làm…và dẫn đến một sự khinh tởm đối với chính những gì mà mình đang dần trở thành từng ngày… Song Diana vẫn tận dụng cái mặt đó để có thể áp bức lên những đứa trẻ khác, để cảm thấy có mục đích sống mà vừa có một thú vui… Vì thế, Diana giấu kín những cảm xúc của mình ở bên trong, thường lấy nỗi đau của người khác ra làm tiêu khiển để khỏi buồn chán.. Và như một căn bênh, một khi đã nghiện và say trên cái sự khoái lạc từ nỗi đau thì nó sẽ khó mà có thể dứt ra được cái cảm giác đó và như một lẽ thường tình – Diana tiếp tục làm những điều mà mình thích và nghĩ mà không hề bận tâm đến cái gọi là: ” Đúng ” và ” Sai ” bởi theo một lối tư duy: ” Trẻ con thì nó biết gì nhỉ ??? ” Và vì thế trong trường hợp này chúng ta sẽ nhìn nhận Diana như là một dạng: ” tâm thần tự phát ” chăng, bởi hầu như những đứa trẻ đều có một mặt riêng nhất định có thể hiểu được hoặc chí ít là hợp lý còn với Diana thì… ” Khoái Lạc Nỗi Đau – Bạo Lực ” ( Sadistic ) luôn là lí do cuối cùng để mà lí giải cho cả tấn hành động phi lý của nó… Và cũng như mọi đứa trẻ khác, Diana đã phải đón nhận một kết cục thảm khốc khi chạy ra sân trước để định trâm chọc Wendy cùng những đứa trẻ khác và đến cuối cùng – chết dưới tay của StrayDog – Gregory…

Poor Diana… She was trapped by her own ideas

-Meg:


Jennifer gọi Meg là: ” A know-it-all ” ( Biết tuốt ), Meg thì khá khiến tôi đau đầu một chút bởi chúng ta không thực sự biết được Meg liệu ở cái khía cạnh mà chúng ta gọi là ” Ác độc ” toàn phần hay vẫn cũng chỉ là một nạn nhân đi sai hướng ? Bởi Meg thường xuyên đi cùng Diana và Eleanor nhiều nhất, có thể hùa theo chúng thoải mái mà không cần tư duy hay bận tâm đến hậu quả. Vì thế mà Diana và Eleanor luôn có thể đưa Meg, chơi trò tác động qua lại lẫn nhau và thậm chí là như bạn thấy ở trong game, chính 3 con bé này đã có những khía cạnh hoặc là cả vấn đề ngầm với nhau ở một cấp độ nào đó: Trò giết con chim của Eleanor vốn là một màn cá cược giữa Meg và Diana để xem phản ứng của Eleanor. Đến cuối cùng thì cả hai đều tự ” thua ” chính màn cá cược này bởi thái độ vô cảm của Eleanor thay vì tức giận, phẫn nộ hay phải cố tỏ ra một cảm xúc nào đó. Lá thư tình của Meg thực tế cũng là bị Diana xé đi và Eleanor tham gia vào cùng để đổ lỗi cho Jennifer… Cảm xúc của Meg luôn bị lẫn lộn và giằng xé giữa một cái gọi là ” tình yêu mù quáng ” dành cho Diana và ít nhất là một phần ” nhân tính ” ? Bởi trong cả ba đứa D – E – M , Meg dường như là kẻ duy nhất vẫn còn có thể cảm thấy ” hối hận ” , ” tội lỗi ” vào giây phút mà chúng đã đẩy Jennifer đi đến đỉnh điểm trong khi Diana và Eleanor vẫn có thể làm ra vẻ lãnh đạm với vấn đề hay việc vừa giết hại một thứ gì đó…
Và đương nhiên, Meg yêu Diana bằng cả trái tim mù quáng – cục tẩy của nó có khắc Meg ” Thả Tim ” Diana, bức thư tình và vô số unused files khác… Trên thực tế thì ngoài Diana ra thì dường như Meg cũng có tình cảm với Susan, có thể con bé không xác định được tình cảm hay đầu óc mình nên ở đâu, từ đó dẫn đến việc bị Diana lợi dụng- đối với Diana, tôi dám cá rằng Meg chỉ giống như một vật sở hữu, bởi nếu yêu Meg thì Diana đã không nỡ lòng nào xé đi chính bức thư tình hay mang Meg ra để tham gia vào trò bẩn thỉu của bản thân… Vì thế nên nếu nhìn theo góc độ nhân đạo, Meg chỉ là một đứa trẻ lệch lạc bị dìu dắt sai hướng – có thể cứu chữa được. Việc con bé thật sự sợ hãi và cảm thấy đầy tội lỗi khi Jennifer đã đứng lên và buộc tội cả hội Aristocrat ít nhất là một sự thức tỉnh nhẹ.

-Eleanor:

Eleanor – the lonesome type. Hỏi thật nhé, các bạn có ghét nó nhiều như tôi không ? tôi không ghét Eleanor vì sự vô cảm của nó nhưng có một điều mà nó nên học được đấy là: Khi đã dính lứu đến bất cứ chuyện gì thì nó sẽ luôn có hậu quả, cho dù nó có thích hay không… Khi Gregory tàn sát tất cả thì dường như… Tôi không nghe thấy tiếng thét của Eleanor cả. Không ai biết được liệu nó cảm thấy ra sao sau tất cả, kể cả với một cái chết đầy đau đớn… Eleanor được ví như là ” Công Chúa Lạnh Lùng ” bởi hầu như Eleanor quá bất cần đời và cũng có thể như một tuýp mà chúng ta gọi là: ” cận tự kỷ ” – tôi không dám nói Eleanor là tự kỉ hoàn toàn bởi con bé vẫn có thể giao tiếp với người khác hay tham gia vào một cái gì đó nhất định, chứ chưa phải là thu mình hẳn vào một xó hay một góc hay một dạng rối loạn, hạn chế giao tiếp nào đó… Như ta thấy thì Eleanor vẫn tham gia vào các hành động áp bức Jennifer, song con bé cũng ” Didn’t give a **** about it ” bởi sẽ có những lúc Eleanor có thể nói ác ý hay độc địa với Jenny song có những lúc lại nói năng khá bình thường và tế nhị… Eleanor thật sự có thể được đánh giá là một trong những đứa bất ổn nhất game bởi hầu như bạn sẽ chẳng khám phá ra nhiều ở con bé cả, và con bé cũng chẳng mấy khi cố show ra một cái gì đó cho bạn để có thể nhìn vào mà phân tích…
Eleanor thường xuyên cầm theo cái lồng chim đi cùng mình – cứ như thể đó là thứ duy nhất mà con bé thật sự có hứng thú vậy, cái lồng chim nếu nhìn sơ qua – ẩn dụ cho việc bị giam cầm và mắc kẹt, khao khát sự tự do. Eleanor cũng từng nói với Jennifer rằng nó ước được: sprout wings like a bird and fly away to wherever pleased…
Ngoài ra trong một bài báo có nhắc đến cặp đôi Edward và Elizabeth kì lạ đang li dị… Edward, Elizabeth và Eleanor… Nghe khá vần đúng không ? Họ không nhất thiết phải là bố mẹ của Eleanor mà cũng có thể là người thân hay thân thiết chẳng hạn ? Giả thiết mà tôi nghĩ đến đó là nếu như Eleanor từng có gia đình thì sao ? Và sau đó gia đình Eleanor đã bỏ rơi con bé, khiến con bé bị mắc kẹt tại nơi này giống như con chim trong lồng ? Có thể đó là lí do mà Eleanor rất thân thiết với con chim, giống như thể hai nửa của một tâm hồn. Thậm chí nếu như mỗi một tập chuyện có liên quan đến một cá nhân cụ thể của tập đó thì sao ? Vậy chúng ta có thể hiểu từ câu chuyện ” The Bird Of Happiness “, câu chuyện về con chim đi kiếm tìm hạnh phúc có lẽ chính là ẩn dụ cho Eleano, rằng nếu như Eleanor cũng muốn được tự do, được thoát ra và đi tìm một hạnh phúc riêng cho bản thân mình ( có thể là con bé cũng mong muốn có một gia đình, một miền ” hạnh phúc ” nơi mà nó có thể sống, tự do và lớn lên như một kẻ mộng mơ – daydreamer ), và vì nó không có được ” hạnh phúc ” đó nên ” Everlasting Happiness is a Joke ” … Đối với Eleanor, cho dù đúng là nó có tham gia làm hại mình và tước đoạt những thứ của mình song Jenny vẫn… tha thứ cho nó, cảm thấy thương hại nó và thật sự mong rằng linh hồn nó vẫn có thể tìm được điều mà nó luôn kiếm tìm

” The Red Bird in the cage – The Doll Eleanor Treasured.
If only we could fly like birds and go wherever we wished…
Yet no matter how much Eleanor wished
She’ll never be able to just fly away from this orphanage
Poor Eleanor
She was burdened by her own frozen heart…”

-Clara:

” Nàng công chúa sợ hãi ” – một cái tên không mấy đẹp đẽ lắm cho một thiếu nữ. Clara cũng là một trong những nhân vật gây tranh cãi nhất game, không phải bởi vì Jennifer mà là vì chính bản thân cô bé. Clara vào thời điểm đó trạc 15 đến 16 tuổi, lớn nhất trong những đứa trẻ tại nơi này – và dĩ nhiên, cô bé rất xinh đẹp, thậm chí là khi nhìn ở một góc nào đó còn đẹp hơn cả Diana – lớn thứ nhì. Và vì thế, Hoffman có lẽ đã sớm để ý đến cô bé và có những hành vi thật sự không đúng đắn cũng như bệnh hoạn… Và một trong những nghi ngờ lớn nhất đó luôn là liệu phải chăng ? Hoffman đã làm việc này từ rất rất lâu rồi trước khi Jennifer đến và có những xáo trộn ở nơi này ? Nhìn vào lối ăn nói và tiếp xúc của Clara thì chắc hẳn bạn luôn nghĩ là cô ấy cũng ác cảm với Jenny đúng không ? Tin buồn là các bạn bị lừa rồi, Clara không hề là một phần của hội Aristocrat và cũng không tham gia bất kì một trò chơi ghẻ lở hắc lào nào đó của chúng nó cả. Sở dĩ bởi xuyên suốt game chúng ta sẽ dần khám phá ra những manh mối, thông tin ẩn dụ – hoán dụ liên quan đến chính cô bé ví dụ như việc cô bé thường không hay nhìn thẳng mắt ai đó khi nói chuyện mà luôn nhìn lạc đi hướng khác, luôn có tác phong lun run và hãi hùng như thể có ai đó làm hại… Khi cô ấy lẩm bẩm câu từ ” Bẩn Thỉu ” thì luôn bị hiểu nhầm là nhắc đến Jenny nhưng thực ra đây là một ” Hint ” ngầm ám chỉ đến Hoffman ( Chính Diana cũng liên tục chửi rủa câu từ tương tự khi Hoffman chạm vào con bé ). Clara có thể đôi khi khá nhút nhát song từ những gì mà tôi được chứng kiến, có vẻ Clara là một trong số những người duy nhất ở đây đối xử tốt với Jenny- mặc dù Clara lại vô tình là một BOSS của game…( điều này vốn luôn gây tranh cãi bơi nó rất ít khi lộ ra ). Clara có thể chạm nhẹ nhàng vào Jenny và khuyên em một điều gì đó, Jenny có thể ở gần Clara mà cô ấy cũng không hề có gì là tỏ ra khó chịu hay có vẻ ác ý ngầm như là những đứa trẻ của hội Aristocrat. Chỉ là Clara vốn đã bị mắc kẹt sẵn trong những vấn đề của bản thân, những vấn đề thầm kín riêng không chỉ mỗi việc bị lạm dụng… cho nên cô ấy thường ít để ý đến những thứ xung quanh khác đôi khi là cả Jenny. Clara có vẻ như cảm thấy bế tắc, có thể đã cố tự sát ( những vết cắt trên người và trên cánh tay của cô bé, đôi khi cô bé nói những điều đầy tủi nhục và xấu hổ trong cái giọng như là muốn bật khóc… Một điều tồi tệ hơn đó là luôn có những dụng ý ngầm ám chỉ Clara… có thai và việc phá thai ( Sự bất ổn trong tâm trạng ở phụ nữ mang thai, một vài hành vi kì lạ và có phần che giấu, hay kể cả là những vết thương trên thân thể và gần vùng nhạy cảm ). Thậm chí điều đáng sợ hơn là… có một phần nội tâm bên trong cô bé đấu tranh vì những mâu thuẫn ( Nếu như nhìn vào trong cuốn sổ của Hoffman, ta sẽ thấy tên của những đứa trẻ và Clara lại bị xếp ở cuối cùng ) Mâu thuẫn ở đây là bởi liệu Clara có thật sự có tình cảm với Hoffman và nó đã bị lợi dụng ( Không nhất thiết phải là tình cảm theo cái kiểu mà bạn đang nghĩ – chắc sau Clara tôi sẽ tiện đi sâu luôn vào Hoffman để các bạn hiểu ). Bởi dù khó tin nhưng Hoffman cũng từng được những đứa trẻ nhìn nhận và đánh giá khá tích cực cũng như cảm tình – cho nên khó trách việc Clara cũng mến lão nếu có thể, và vì thế Hoffman có lẽ cũng đã lợi dụng điều này lên Clara, khiến Clara trở nên ” nghe lời ” đến độ có một lần Jennifer suýt khám phá ra điều gì đó mờ ám ở cả hai và Clara đã rất khéo léo can ngăn Jenny mà không để Jenny phải bận tâm nhiều. Việc đặt tên Clara ở cuối sổ nhằm cố tình khiêu khích và chọc ngoáy Clara như thể cô bé chưa ” làm hài lòng ” Lão và vì thế mà cô bé cần phải cố gắng hơn sau mỗi lần. Từ những kí ức lệch lạc và méo mó ở Jenny mà ta cũng ngầm hiểu là có khả năng (giống như những cảnh Jenny nhìn trộm vào phòng chỉ có Clara và Hoffman ) Có khả năng là Jenny đã thấy cảnh lạm dụng đó ( chỉ là lúc đó Jenny còn quá bé để hiểu được nó là cái gì và lúc đó em cũng không bận tâm nhiều đến nó ). Sau khi Hoffman đi thì Clara và Martha ở lại để trông coi nơi này thế rồi những biến cố xảy ra và người lớn biến mất hết, Clara cũng nằm trong số đó – không hề có bất cứ một thông tin gì về việc liệu Clara có phải là một nạn nhân của StrayDog hay không, vẫn không có ai dám xác nhận điều này… Bởi tính cách và sự đổ vỡ trong tâm hồn của Clara từ từ dẫn đến việc tự làm đau bản thân cũng như cố tự sát, cô bé được coi là một trong những nhân vật xuất xắc nhất game, với những dữ kiện mà ta có cộng thêm unused files để ngỏ của cô bé… Nếu như bạn hỏi tôi bạn có thể liên tưởng Clara đến ai nhất thì khá là chắc chắn rằng đó là Angela Orosco ( Well không biết có ai để ý không nhưng công thức gần như là Lisa Garland + Angella Orosco và tuổi 16 nên boom… Bạn có Clara – Clara cũng là một trong những người chịu trách nhiệm chính ở trạm xá nơi này, chăm sóc những đứa trẻ nếu như chúng ốm hay bị thương… ) Bởi Clara, cũng gặp phải những vấn đề như Angela, Clara cũng bị những người mà mình gọi là ” Gia Đình ” phản bội và thậm tệ hơn, Clara cũng không thể chống trả, cũng không thể đi đến cái quyết định bạo lực như Angela… Cô bé bị kẹt trong cái vòng xoáy của bản thân – Martha cố cứu Clara song những nỗ lực cũng chỉ là nửa vời, Clara cũng đã đạt đến một giới hạn của ” Sunderland – thực tại đổ vỡ ” khi cô bé đã bắt đầu chìm trong những đau đớn của bản thân:

What do I do? But I don’t want to go outside, but I don’t want to stay in here either…

Điều tốt đẹp duy nhất mà chúng ta có thể mong đó là sau khi Hoffman đi thì Clara biến mất, chúng ta mong rằng dường như cô bé có thể trốn chạy khỏi nơi này, trốn chạy để quên đi những đau đớn và thăng trầm, rồi một ngày mới có thể từ từ nhớ lại và đối mặt với nó giống Jennifer…  Hoặc tệ hơn, nếu như… cô bé quyết định đi đến con đường đó thì sao… Một trong những phần xuất xắc nhất của game chỉ là để xoay quanh đúng một nhân vật, đến mức tôi từng nghĩ rằng nếu như game cho phép được trải nghiệm câu chuyện của Clara và được nhìn mọi thứ từ góc độ của cô bé thì sao ? Việc Clara biến mất khỏi nơi này luôn khơi gợi một kiểu so sánh giữa cô bé và Jenny đó là nếu Jenny có thể học cách chấp nhận đau thương và vượt qua chúng như ta thấy, thì với Clara- cô ấy cũng có thể làm thế hay không ? Hay cô bé sẽ bị nuốt chửng trong cái cuộc đời tàn nhẫn ngột ngạt của bản thân mình ? Từng có một giả thiết về việc Clara cố bỏ đi tìm Hoffman ( phân tích và tranh cãi cho rằng Clara hơi có… triệu chứng nhẹ của ” Hội chứng StockHolm ” – yêu chính kẻ đã làm hại mình… Song điều này chưa được ai xác nhận…Bởi cũng như các bạn, tôi thật sự mong mỏi một điều gì đó tốt đẹp đến với cô bé tội nghiệp ân cần này ( ཀ ʖ̯ ཀ).

-Hoffman:
Tôi biết các bạn đang nghĩ gì, phần lớn đều chỉ muốn cầm cái rìu hay khẩu súng và ” Tiễn thằng già này ” còn nhanh hơn tất thẩy… Tuy nhiên thì ít nhất trước khi thi hành án, hay cùng nhìn lại ” thằng yêu râu ” này


Hoffman không ai rõ bắt đầu dạy ở trại mồ côi này từ bao giờ rồi, chỉ biết là lão khá già – chạc hơn 60 tuổi và đã ở đây khi Jennifer đến. Vẻ bề ngoài – đây là một dạng thầy giáo khó tính, nghiêm khắc và được mô tả như là: ” Strict teacher – song cũng là một cái gai trong mắt hội Aristocrat ” bởi lão là người chịu trách nhiệm lúc này, mọi hành vi nghich ngợm và hình thành những trò chơi khăm là từ những đứa trẻ và cũng không ít lần, có những trò chơi khăm nhắm thẳng vào lão ( Lấy con cá của lão rồi mang đi làm búp bê chơi là một ví dụ =))) ). Lão cũng có sở thích tự đề cao bản thân – ” I’m a Clever Teacher “  và cũng có xu hướng của một kẻ độc tài trong suy nghĩ – tự cho mình là đúng…Và bây giờ sẽ là cáo trạng của thằng này:
– Có một danh sách những đứa trẻ mà nó ưa thích, song khi nhìn vào cái tên Clara thì ta thấy ngay điều bất ổn không chỉ ở cô bé mà còn là ở chính những đứa bé ( một số đứa tôi còn éo hiểu tại sao lại có ở đây ??? ): Diana, Eleanor, Xavier ?, Meg, Susan, Nicholas ?, Thomas ?, Clara, Olivia… Ờ có ba đứa bé nam đúng không ? Vậy phải chăng hắn cũng từng là ” Một cha xứ mẫu mực ” ?
– Với Diana và Clara là nặng nề nhất như ta đã biết, và nếu như những gì ở Clara là đúng như chúng ta nghĩ thì…
– Dựa vào trận đấu Boss với nó, tôi từng nghĩ có khi nào nócũng định… với Jenny ? Và phải chăng Jenny đã chống lại được nó và khiến nó sợ ? Bởi không bao giờ thấy nó dám gọi Jenny… Chỉ là một giả thiết, song tôi vẫn đang cố tìm hiểu…
Đối với Jenny, nó thường gọi em là: ” bẩn thỉu ” vì Jenny luôn cố gắng làm việc và nhem nhuốc, song những gì em nhận được là cái thái độ này của nó. Có khả năng Jenny thường ” tránh việc nhà ” và ” muộn học “, ngoài bởi vì hội Aristocrat ra thì có lẽ cũng là ở nó. Nó luôn cố gắng phạt Jenny vì những điều trên song Jenny cũng chẳng sợ, bởi đối với em thì cái cán cân mà hội Aristocrat đặt lên đầu em đã là quá nặng rồi… Cũng có thể Hoffman thực sự sợ hãi hội Arsitocrat bởi sự gia tăng trong ” Bạo lực và áp bức ” ở những đứa trẻ đang dần thúc đẩy chúng vượt qua giới hạn ( Nếu như những đứa trẻ có thể giết hại một con vật mà không hối hận – không hối hận theo kiểu: ” Cái cảm giác được giết chóc thật là… VUI VẺ ” , ngoài ra chúng nó dám chơi trò ” ĐÁM TANG ” với Jenny mà không hề lo nghĩ rằng nếu như việc này có hậu quả, tiếp tục áp bức Jenny bằng những trò bệnh hoạn … ) thì thử tưởng tượng nếu như hội Aristocrat nhắm đến Hoffman thì sao ? ( Có một giả thiết nhỏ rằng Martha bị hội Aristocrat thủ tiêu – có một cảnh mà Martha bị trói và trông như là bị đánh chết, loại bỏ giả thiết rằng Straydog giết bà ta vì cách mà bà ta chết cũng gần giống cách mà Brown bị- bị trói chặt và những vết bầm dập… ) vì thế nên tất cả chúng ta đều biết rằng ” Giới hạn ” này là CÓ THỂ BỊ PHÁ VỠ với tính cách của những đứa trẻ khi đó… muốn tiến xa hơn
Trái ngược với tất cả những điều trên, Jenny lại tha thứ cho Hoffman và thậm chí còn nhìn nhận những mặt tích cực ở hắn ” Back then Mr Hoffman was a kind and amirable teacher :… Và thậm chí là Jenny nhắc đến điều đó ở nó trong một kí ức về việc Thomas leo cây và không xuống được và phải dùng cái thang… Có khả năng Jenny nhắc đến nó khi đó bởi nó chính là người đã cứu Thomas xuống, cho thấy rằng một phần của nó vẫn còn ít nhất vài phần tốt đẹp…
Không chỉ dừng lại ở đó, Jenny nhớ rõ Hoffman đã cố bỏ đi như thế nào

That day, Mr. Hoffman disappeared, like he was running away from something. He had tried too hard to be someone he wasn’t. The expectations were too much for him… and he wanted to escape those restrictions. However, children and adults live in the same world, and we must both play by society’s rules.”

Có thể hiểu ngầm ẩn ý ở đây là Hoffman đã bỏ đi vì sợ hãi chính nó, sau những gì nó đã gây ra và sợ rằng nếu như có ai đó phát hiện được ra những chuyện ngầm mà nó đã làm, chắc chắn hắn sẽ không thể thoát khỏi vòng xoáy tội lỗi và vành móng ngựa nếu có…  Cũng có thể hiểu là nó … ” Tự cảm thấy ngu xuẩn ” ở bản thân – cố trở thành một người mà nó không phải, có lẽ là đã có cố gắng để giáo dục những đứa trẻ tử tế, cố gắng trở thành một thầy giáo mẫu mực và chấp hành nghiêm túc các quy tắc đạo đức, song ” phần thú tính ” bên trong hắn đã chiến thắng… The Society rules vừa hiểu ngầm là xã hội nhưng cũng có thể là ám chỉ hội Aristocrat – xã hội tồn tại chính ở nơi này như đã nói và việc chúng có thể vượt xa các giới hạn đến đâu… Và có chúa mới biết được là liệu Nó đi rồi nó có tái phạm lại những hành vi của mình ở một nơi nào đó khác hay không ?

-Wendy, Wendy, Wendy, Wendy…. WENDY: – Kiểu người yêu mà bạn ước là éo bao giờ có nhưng một khi đã có, hãy tự hào vì biết rằng có ai đó yêu bạn rất rất rất là… NHIỀU

Một tình yêu khác của tôi… Không hiểu sao con gái đáng yêu hơn khi họ là Antagonist nhỉ ? Nếu như Maria là tất cả vẻ đẹp hòa quyện với tội lỗi cùng dục vọng thầm kín thì… Wendy đại diện cho  ” Khao khát cháy bỏng ” của sự chiếm hữu và nói thế nào nhỉ ? Để tôi tìm cách diễn đạt hay hơn: Khá là Confuse… Can’t Belive i’m actually talking about this… God Wendy, seriously, Ai đi ghen với một con cờ hó cơ chứ =)))
Nói thế nào đây nhỉ, Jezz dân FA thường không giỏi về khoản này… Với dựa vào tính cách của Wendy thì tôi sẽ nói là: ” Wendy thật sự yêu Jennifer, THẬT SỰ rất rất là nhiều… Song em cũng chỉ muốn Jenny ” YÊU ” lại mình như cách mà em đã yêu Jenny… Tình yêu vì thế nó hàm chứa sự nơm nớp lo sợ, sợ Jenny có thể ra đi không quay trở lại nữa, sợ Jenny không còn yêu thương mình nhiều nữa… Vì thế cái khối ung thư tên là ” Chiếm Đoạt ” dần hình thành trong tâm trí Wendy với một ước mong đó là sẽ ” Xích và trói thật chặt Jenny ở gần mình và không để em ấy thoát ra… ” GOD, Tôi vẫn không thật sự tin chúng ta đang nói về điều này. Vấn đề là các giải pháp tình yêu đối với Jenny dường như không đạt được hiệu quả như mong muốn và thế là Wendy nghĩ ngay đến cách dùng bạo lực và áp bức để đưa đẩy Jenny vào tình thế khốn cùng, thật sự khốn cùng đến mức Jenny sẽ phải ước là ” cái đám tang đó nên thật sự xảy ra với mình  – Vừa là để trừng phạt Jenny vì đã dám vi phạm lời thề yêu đồng thời sử dụng nó như là một giải pháp ” Đau Lòng ” để khiến Jenny ” Yêu lại ” mình… Và rồi nếu đúng với kế hoạch theo như tôi tin, trong thời khắc đen tối nhất của cuộc đời Jenny, Wendy sẽ lại nhảy ra như một vị cứu tinh thêm một lần nữa ( giống với cách mà Wendy đã cứu Jenny từ tay Gregory ) và Jenny sẽ lại cảm kích Wendy mà lần này sẽ lại không bao giờ rời xa nữa… Mua hahaha hahaha… Perfect Plan, và ta đã sáng chế ra ” Bộ Máy Áp Bức của Aristocrat ” Mua hahaha hahaha … Và nó không hề có nút tự hủy vì ta éo hâm hâm dở dở như Doofensmirtz đâu Muahahaha… Ờ Kế hoạch hoàn hảo đúng không các bạn ? Một kế hoạch hoàn hảo ? Anyone ? Pls Tell me that my plan is perfect ? I am the new Dr Evil ? Or Something ? 

Wendy ngay từ bé với những gì mà em đã làm cũng như khả năng ” Thao Túng ” vô bờ bến và cho thấy một mặt thâm hiểm ẩn sâu sau cái vẻ con trẻ ngây thơ và tốt bụng… Thậm chí nếu nhìn những gì mà Wendy đã làm, khó có ai tin được rằng ngần đấy thứ lại có thể được gây ra từ một đứa trẻ hay ốm và nằm liệt giường – Thậm chí sau tất cả cũng không ai dám chắc được mọi thông tin về Wendy có phải sự thật hay không bởi những gì đã xảy ra. Wendy thường được gọi là ” Công Chúa Lẻ Loi ” có lẽ một phần vì Wendy bị đồn là hay ốm, không rõ là có ốm thật hay không – giống kiểu bạn khá yếu ớt và mỏng manh trước thời tiết thất thường hoặc những điều kiện thất thường. Và vì thế Wendy khao khát được có bạn hay ít nhất là có ai đó ở bên mình. Vấn đề là những đứa trẻ quanh trại trẻ thường khá khó gần Wendy vì sợ bị lây bệnh và một số đứa thì có vẻ như có vấn đề với em ( Amanda có một mặt vấn đề tiềm ẩn với Wendy – Wendy khi làm Công Chúa Hoa Hồng và thành lập Aristocrat thì như bạn thấy, đã để Amanda ở dưới đáy và Amanda cũng ghét Wendy đến xương tủy khi đổ lỗi lên đầu Wendy một vài lần… ) Vì thế, Wendy thường thích ra ngoài dạo chơi đơn độc với một tâm hồn thanh thoáng- Mọi chuyện bắt đầu khi Wendy lần đầu tiên gặp Jenny trong hình hài của Joshua và thế là… Như một tiếng sét ái tình, Wendy nghĩ: ” Quả là một cậu bé xinh xắn ” =))) và thế là mọi chuyện cứ thế diễn ra bạn biết đấy =))) Và vào giây phút mà Jennifer lật đổ Wendy, mọi sự thật vỡ lở và Wendy lại trở về cái cảnh đơn phương độc mã giống như trước khi em thành lập hội Aristocrat và gặp Jenny, tôi biết… Tôi biết là Wendy đã làm rất nhiều điều tồi tệ, những điều mà gần như chúng ta có thể quy kết thành một loạt các tội và kết án như việc trà đạp Jenny, tung những tin đồn thất thiệt và gây ra cả một tấn chuyện ở trại trẻ, thao túng và biến Gregory từ một người đàn ông đổ vỡ thành một con thú vật – thứ mà tồn tại ngầm bên trong ông ta,… Song từ những gì ta thấy thì Wendy không hề cố ý và cũng không hề có ý định để mọi chuyện vượt quá tầm kiểm soát và cái giá phải trả là mạng sống của những đứa trẻ… Tôi biết và tôi vẫn yêu Wendy bởi tận sâu trong tâm hồn em, em cũng chỉ muốn kiếm tìm cái gọi là ” Tình Yêu ” mà thôi… Tôi tin rằng giá như… Giá như Wendy gặp Jennifer trong một hoàn cảnh khác hay ít nhất là một thời gian khác thì nhiều thứ có lẽ đã khác. Wendy cũng như những đứa trẻ đáng thương khác, nếu như bạn nhìn từ góc độ của em, em cũng không gia đình, thiếu thốn tình yêu thương và sống một cuộc sống thầm lặng, cô độc tìm kiếm ai đó có thể hiểu mình, ở bên cạnh mình… Nhìn vào những bức thư của em với Jennifer, nhìn vào cách từ ngữ biến đổi dần dần theo thời gian – có lẽ là từ ngữ trở nên hơi đáng sợ khi nó cho thấy một sắc thái của sự kiểm soát và chiếm đoạt, sở hữu… Cách mà Wendy luôn gọi Jenny là My Prince rồi đến My… Eternal Prince ( Hoàng tử vĩnh cửu của em ) và đúng như những kiểu ” Controll Freaks ” mà bạn thường gặp trong các cuốn tiểu thuyết, phim ảnh kịch vân vân, Wendy chà đạp lên chính ” tình yêu ” của mình với Jennifer với một cái niềm tin trong đầu là: ” Em yêu anh rất nhiều rất rất là nhiều, tình yêu của em dành cho anh hoàn toàn là đúng đắn, và tất cả mọi hình phạt dành cho anh cũng là xứng đáng nếu như anh không thể nhìn thấy được sự thật này. – SỰ THẬT CỦA EM !! Em chỉ đối xử tệ hại thế này với anh vì đó là do anh, ANH ĐÃ KHIẾN EM PHẢI LÀM VẬY !!! “. Toàn bộ tình yêu của Jennifer và Wendy chuyển biến dần từ những tình cảm trong sáng từ tâm hồn dần dần tha hóa trở thành một thứ bùi nhùi chứa đầy ham muốn, điên loạn chiếm đoạt và như một lẽ tất yếu thì nó khó có thể tồn tại được lâu… Qua điều này thì Rule Of Rose vẽ lên cái viễn cảnh khá là đáng sợ đối với kiểu ” Quan hệ sở hữu và chiếm đoạt ” mà chúng ta gọi là tình yêu… Xin thứ lỗi cho ngôn từ của tôi, tôi vừa mới cố gắng đọc các bài phân tích tâm lý về sở – chiếm hữu và cưỡng đoạt trong tình yêu và tôi nói thật là: ” tôi cũng không biết mình đang làm gì nữa …. =)))) ” Cái này tôi tin chắc ai đang trong một mối quan hệ sẽ hiểu rõ hơn mặc dù mối quan hệ giữa Wendy và Jennifer đã là ở một đỉnh kout mới, nhất là đối với gaming thời đó… Không những thế, điều đáng sợ nhất chính là nó hủy hết hình ảnh của Wendy và những gì đẹp đẽ về em. Nó hủy đi hình ảnh của một cô bé tốt bụng người mà luôn giúp đỡ và ân cần, hủy đi cô gái bé nhỏ đáng yêu đó trong mái tóc vàng cùng chiếc mũ với chiếc huy hiệu kiểu hoa hồng…

Gregory:

Stray Dog của tất cả mọi người – Gregory M Wilson. Gregory cũng là một trong những nhân vật được khắc họa ấn tượng nhất game cho dù sự xuất hiện của ông nếu mà nói thật thì cũng chỉ ngang ngửa một vài nhân vật. Cách mà họ xây dựng Gregory đầy bất ổn và bí ẩn luôn là một trong những chủ đề được bàn cãi nhiều nhất của Rule Of Rose. Tóm tắt lại sơ qua nhé: Gregory là một nông dân ở giữa cái thời kì khủng hoảng kinh tế, khi mà mọi thứ trở nên đắt đỏ và nó yêu cầu Gregory phải làm việc chăm chỉ hơn để sống. Joshua con trai ông về sau cũng mắc một căn bệnh bí ẩn nào đó như ông đã nói trong nhật kí của bản thân mình và sau khi Joshua ” biến mất ” ( Không hề có bất cứ tài liệu hay thứ gì nói cụ thể Joshua đã ra đi ra sao nên tôi tạm dùng từ này ). Gregory rơi vào đau khổ, u sầu và bắt đầu nghiện rượu, nghiện thuốc lá và có xu hướng tự sát. Gregory đã nuôi và yêu thương Jennifer song lại áp đặt Jennifer phải sống như Joshua của mình bất chấp việc đó là một bé gái. Về sau ông tiếp tục bị Wendy giả làm Joshua huấn luyện và khuếch đại cái phần ” tâm thần ” bên trong và thế là trở thành Stray Dog, ” ăn thịt ” những đứa trẻ theo lệnh của Wendy fake Joshua… Cuối cùng trong một giây phút mà ông thật sự tỉnh táo trở lại với một chút lí trí của con người. Ông tự sát để khỏi phải làm hại ai nữa… Việc sử dụng cái ” Stray Dog ” và áp nó lên Gregory cũng như cả một tá các chi tiết khá là ẩn dụ cho 1 chủ đề điên loạn của game” Nếu như Gregory là một Cannibal – kẻ ăn thịt người thì sao ? Tôi biết là khá điên rồ song hãy nhìn sơ qua nhé… Nhà của Gregory được gọi là Gingerbread – căn nhà bánh gừng. Đây có thể cố tình là một Reference đến chuyện cổ tích về Hansel và Gretel bởi mụ phù thủy trong câu chuyện đó cũng là một kẻ chuyên ăn thịt trẻ con và dụ dỗ chúng đến ” ngôi nhà bánh gừng ” của mụ ta. Bên trong nhà Gregory bạn có thể dạo đi dạo lại nhằm khám phá các chi tiết ví dụ như là bồn tắm ông ta trông có vẻ của máu, cái mùi tanh nồng trong không khí, những hộp bánh kẹo vứt lăn lóc trong nhà… Mà nếu đối chiếu với cái khoảng thời gian đó tôi lại tự tưởng tượng ra một kịch bản – nghe qua chứ nhỉ ? Giả sử nếu như Gregory ăn thịt người thật, theo như tôi hiểu thì đó là do bối cảnh suy thoái kinh tế khiến mọi thứ đắt đỏ, cộng thêm công việc đồng áng cũng khá khó khăn cho Gregory ( giống như trong nhật kí của ông ta) nên dễ hiểu có thể là Gregory đã buộc phải tha hóa bản thân và đi đến cái ” sự điên rồ ” kia để có thể giúp bản thân và con trai sống sót. Vì thế mà cảnh sát thường điều tra các vụ mất tích kì lạ xảy ra gần khu vực của Gregory sinh sống cũng như gần trại trẻ mồ côi – Nếu như Gregory đã thoái hóa đến mức đó để sống thì có khả năng Joshua con trai ông ta bị bệnh cũng là vì có thể đã phải ” ăn những thứ ” do Gregory nấu và chuẩn bị… Ở sân sau nhà Gregory bạn có thể bắt gặp những phần đất bị đào tung lên như thể cố chôn gì đó ( có khả năng là chôn những gì còn lại của các nạn nhân )… Game cũng để mở nhiều phần giả thiết thiên về hướng đau đớn và bất ổn cho Joshua thật sự, càng cố vẽ lên những nỗi đau của Gregory và sự tha hóa mà con người có thể trở nên trong những thời kì đầy bất ổn và biến động… Vậy Gregory có đáng thương không ? Liệu ông ta có phải là một nạn nhân của hoàn cảnh, của số phận hay không ? Có lẽ đến đây tôi nên để bạn tự đánh giá.

Qua cái thế giới quan về xã hội ” Con Trẻ ” mà nó vẽ ra, Rule Of Rose cũng đi sâu vào một chủ đề vô cùng đáng báo động và tranh cãi đó chính là: Bạo Lực Học Đường và sự xuống dốc của một bộ phận tồn tại trong cái nơi mà chúng ta gọi là ” Mái Ấm Thứ Hai “…
Như chúng ta thấy ở Game, Jennifer trải qua vô vàn những sự áp bức về thể xác lẫn tinh thần đến từ chính những kẻ mà em gọi là ” bạn bè “. Và vì thế đẩy Jennifer đến cảnh Outcast – kẻ ngoài vòng ngoài khuôn khổ khi phải sống trong một: ” Xã Hội ” tàn nhẫn nơi mà em đang tìm cách để chối bỏ bản thân và chính nó, không muốn là một phần của nó ( Social Ostracism ). Bắt nạt hay Bạo ngược, áp bức là một hình thức phổ biến của nó, thường xuyên được áp dụng triệt để bởi một cá nhân hay thao túng điều khiển bởi một nhóm cụ thể. Một hình thức bất công nhằm phô diễn sức mạnh quyền lực hoặc đơn giản hơn là buộc những kẻ dưới cơ phải đi vào một cái thể, một cái bộ phận và chấp nhận sống cũng như ràng buộc vào nó. Jennifer phải chịu đủ từ: ” Lăng Mạ “, ” Bạo lực tra tấn “, những trò chơi khăm quái dị… và từ đó dẫn đến cái Social Ostracism của em. Thậm chí còn ngoạn mục hơn, vấn đề không chỉ nằm ở mỗi một khía cạnh đó của Jennifer mà game còn mở ra nhiều khía cạnh và vấn đề khác từ một vấn đề này. Hệ thống các cấp độ từ sự tàn bạo và áp bức của ” Hội Aristocrat ” tiếp tục được mở ra: Nếu như đối với Jennifer ở trên mà tôi đề cập, em là một người ngoài – kẻ mới đến vì thế em bị áp đặt và trói buộc vào hội theo những cách cực đoan nhất. Qua đó hội còn áp đặt lên cả chính những kẻ khác, những người dưới trướng hoặc những người cùng nằm trong một khối một bộ luật của riêng những kẻ thống trị- Không có lối thoát nào cả, bạn đơn giản là chấp nhận tham gia hoặc không tham gia và đón nhận những điều tồi tệ – Tuân Thủ Là Điều Bất Khả Kháng bởi ” Chúng ta luôn… Sống ở trong một xã hội và chúng ta sẽ là gì ? Nếu như không có nó ? ”

” You cannot *NOT* participate in a Society – Even if it treats you personally, unfairly  “

Lộ diện ra một làn ranh giới mỏng manh giữa những kẻ đàn áp và những người cùng khổ đó chính là hệ thống hàng ngũ- cấp tước trong hệ thống của Aristocrat ( tôi đã đề cập ở part trước và nay sẽ đi sâu hơn một chút ). Có một dạng mô hình Scapegoat ( kẻ gánh tội hoặc bị đổ lỗi thay ) ở đây… Như đã biết thì Jennifer và Amanda là 2 người nằm ở tốp dưới cùng của nó và luôn là hai kẻ bị áp bức, mà mỗi bên thì sẽ luôn có những lý luận và tư duy để ” biện minh ” cho những hành động của mình. Những quy định của hội Aristocrat được thiết kế để những kẻ nắm quyền kiểm soát thật sự sẽ luôn cảm thấy tự do và phóng đáng, với một quyền lực cực lớn và những lợi ích. Và vũ khí để mọi chế độ duy trì trật tự của nó là gì ? Một thứ gì đó có thể có tính phổ quát, là một tiền lệ tồn tại tương quan nhằm phục vụ cho khái niệm mà nó gọi là ” trật tự ” ? Và câu trả lời chính là ” Bộ Luật ” ( Ngay cái tên của game cũng đã nhấn mạnh điều này )
Trong một xã hội tương quan nhất định sẽ luôn là hệ thống giữa ” con sói ” và ” Con cừu ” và như một điều tất yếu, những con sói sẽ thống trị và ” vị quan tòa ” có phán quyết tối thượng giữa ” đúng ”  và ” sai ” hiển nhiên là được tạo nên từ ” những con sói ” đó. Nếu như phần bị áp bức bị cáo buộc và cho là ” Phạm Tội ” – Cho dù họ chẳng hề phạm cái tội đó đi chăng nữa, thì tất cả những gì mà cái phán quyết cần chỉ là một sự đồng thuận chung giữa một bộ phận đa số hoặc những  ” con sói ” kiểm soát nó – để chứng minh rằng trừng phạt người đó hoàn toàn là một ” lẽ tự nhiên ” và ” chính đáng “. Giống như Jennifer thường xuyên bị vu khống, bị cáo buộc vô căn cứ và hứng chịu những lời đồn thất thiệt – sai lệch về bản thân… Và khi em cố gắng biện minh trước cái ” hội đồng ” tự xưng kia thì mọi lời em nói hoàn toàn là vô vọng. Tâm lý đám đông như thường lệ sẽ thưởng cho bạn cái gọi là ” phần thưởng vì đã không phải là kẻ đó ” và chỉ cần thế này cũng là một sự ” biện minh ” hoàn hảo cho việc cố tình hay vô ý tham gia vào các hành vi, sự áp bức và bạo ngược lên một kẻ xấu số – thật không may ở đây là Jennifer. Như một lẽ thường tình, việc này hoạt động một cách tự nhiên phát sinh mà không cần ý thức. Tận sâu thẳm bên trong phần nhân tính, bạn hoàn toàn biết nó là sai nhưng với sức ép từ một cái ” xã hội ” mà bạn sống trong nó, bạn luôn có thể cảm thấy ” Vô Tội ” hoặc ” khoan hồng ” đối với những gì mình đã làm – Và thế là bạn cứ ” Trôi ” theo cái vòng xoáy áp bức kia đến đâu thì đến. Vậy là thêm một luận điểm nữa được thể hiện ở đây, khi việc lạm dụng sự áp bức tiếp tục kéo được cả một vài kẻ ngoài cuộc vào cái vòng xoáy phức tạp này. Để làm được việc đó, nỗi sợ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng, nỗi sợ xoáy vào tâm thức của đối tượng nhất định, nỗi sợ sức ảnh hưởng của nhóm ” quyền lực ” có thể tác động lên những kẻ ” bất tuân lệnh ” … Các bạn biết tôi muốn nói đến ai rồi đấy – công chúa ” nhỏ mọn ” Amanda. Mặc dù tâm lý của Amanda cũng khá khó để đoán được khi cũng có một sự ” tâm thần ” khó tả nào đó nhưng không thể phủ nhận khi được đặt địa vị của Amanda, bạn không cảm thấy gì đó… Amanda, từ một nạn nhân giống như Jennifer, một nạn nhân của sự ghẻ lạnh và nỗi sợ dần dần trở thành một con thú- một kẻ bắt nạt và gây sự điên rồ với một sự thù hận như được hình thành dần dần và nhắm vào Jenny tội nghiệp của tôi. Bởi trước Jenny thì có lẽ Amanda đã là một nạn nhân của việc bị áp bức sẵn từng ngày và khi Jennifer đến, hội chuyển sự chú ý sang Jenny khiến Amanda tạm yên ổn được một lúc song buộc phải lựa chọn có nên: ” Tận dụng cơ hội này để tiến lên ” hay không ? Ban đầu như đã nói ở trên thì Amanda còn e ngại và sợ hãi… Song cái ý tưởng mà Aristocrat đã cấy vào cái đầu đã có vấn đề của Amanda, tạo môi trường cực kì thuận lợi để sinh sôi cái gọi là lòng đố kị ghen ghét thậm chí là Thù Hằn Sâu Sắc cho dù Jennifer không phải là người thành kiến với Amanda mà là chính hội Aristocrat. Quyển nhật kí của Amanda chính là ví dụ cho việc khắc họa từ cảm xúc vốn đã vô cảm và bất đắc dĩ dần dần tha hóa cho đến khi chẳng còn lại gì ngoài một việc: ” PHẢI TRỪNG TRỊ JENNIFER… VÌ SAO Ư ? VÌ TÔI THẤY NÓ ĐÁNG BỊ… TÔI CHẲNG CẦN PHẢI QUAN TÂM NÓ CÓ ĐÁNG HAY KHÔNG ? CŨNG KHÔNG CẦN BIẾT NÓ RA SAO… CỨ BIẾT TỪ BÂY GIỜ TÔI SẼ GHÉT VÀ THÙ NÓ… ”

March 2nd, 1930
I don’t know what’s wrong with me.
Was it something I did?
Last month I failed.
What will happen to me this month?
Mr. Hoffman said that a new girl is coming soon.
Will I even lose to her and become all miserable?
I’m scared. I hate to think of what’s in store for me.

March 20th, 1930
Things are going wonderfully!
Today they called me out to the backyard.
As long as that girl is here, I won’t ever be last. What a relief!

April 4th, 1930
Maybe there really is something wrong with me.
What have I done wrong?
I tattled on Mr. Hoffman as they told me to do, but I failed again.
I’m still lower class, even after that girl came.
I’m scared. I don’t know what to do.

April 18th, 1930
I’m as happy as can be today!
They showed me the symbol of the Aristocrats.
If I can get a red crayon,
I, too, will be one of them!
But, that girl will NEVER get a crayon.
She’s far too uncouth. In any case,
I’ll never be last again. I’m sure of it.

June 1st, 1930
NO NO NO NO NO NO NO NO NO NO
NO NO NO NO NO NO NO NO NO NO
Those awful things got into my mouth!
She’ll be sorry the next chance I get.
But why me again? What have I done?

July 27th, 1930
I HATE HER I HATE HER I HATE HER
I HATE HER I HATE HER I HATE HER
Oh my! I’ve got to sew the rags…

August 31st, 1930
I HATE HER I HATE HER I HATE HER
I HATE HER I HATE HER I HATE HER
Oh my! I’ve got to sew the rags…

September 28th, 1930
I HATE HER I HATE HER I HATE HER
I HATE HER I HATE HER I HATE HER
Oh my! I’ve got to sew the rags…

October 5th, 1930
After all that time I spent sewing it!
Basil, Fanny, George, Hector, Ida, Leo, Paul!
Why must they always bother me so?
Oh, woe is me!

October 12th, 1930
Oh, why can’t they all just go to hell!
Basil, have a nap on the railroad tracks!
Fanny, take a dive off the roof!
George, I’ll hang you upside down!
Hector, get run over by a carriage!
Ida, I have some fancy poison jam for you!
Leo, walk across an open manhole.
Paul, get smothered under a great rug!
And lastly, that girl!
The Aristocrats will have their way with her!
Oh, how very delightful life is!

October 19th, 1930
That wretched girl will do my dirty work.
I’ll work her to the bone!
Oh, I feel wonderful today!

I’m so worried…
I just don’t know what’s going to happen…

Và thế là Amanda, trở thành một trong những tội đồ, kẻ áp bức Jennifer và con bé làm điều đó còn kinh khủng hơn cả so với những gì hội Aristocrat nghĩ nó có thể làm được: Bắt đầu với việc thường nói xấu, ” Đâm bị thóc chọc bị gậy ” cho đến cả những hành vi dồn nén sự uất ức, đổ lỗi và đâm sau lưng… Đến cuối cùng, Amanda trở thành chính cái mà chúng ta gọi là ” Đám Đông ” ở đây –  tham gia vào cái ” đám đông ” đã từng hắt hủi mình và bây giờ sẽ lặp lại cái vòng tuần hoàn đó lên đầu một kẻ vô tội khác… Khiến chúng ta lại càng cân nhắc lại nếu như Amanda có thật sự ” đáng để thương hại ” hay không…  Vì thế Amanda được khắc họa với cả hai vai nạn nhân và Antagonist hoàn hảo bởi con bé tin là nó có một cái ” lí do chính đáng ” của nó và game cho phép chứng kiến nhiều khía cạnh của nó, ta thấy nó dần dần trở thành một vết rộp, ung mọt… mà nó từng có trong suy nghĩ của nó về cái ” hội ” kia
Và thậm chí khi nhìn kĩ hơn vào cái gọi là ” Câu Lạc Bộ Bút Màu Đỏ Aristocrat ” – và cái ” thể chế ” mà nó đã xây dựng lên… Đoán xem ?


Chắc các bạn đoán ra được rồi đấy, nhưng tôi sẽ cố không đi sâu vào chủ đề chính trị của game với lí do: Kiến thức về chính trị của bản thân tôi còn khá hạn hẹp và tôi cũng nói thật nhé – Ngồi nói mồm về ” chính trị ” thì mọi chuyện sẽ đi đến đâu cơ chứ ? Nếu nhìn vào bề ngoài game chắc hẳn bạn cũng chỉ nghĩ: ” Ồ mấy trò đùa của trẻ con thôi mà ” nhưng đó chỉ là phần bề nổi của tảng băng, nếu như bạn quyết định đâm sâu hơn xuống dưới đáy thì các bạn sẽ còn khám phá ra nhiều thứ bất ngờ hơn nữa, cứ tin tôi đi và cũng đừng quá choáng ngợp bởi cho dù rất ít người muốn thừa nhận khía cạnh này ở game, song sự thật khó tin là Rule Of Rose hoàn toàn mang tính chính trị tự do không chỉ ở mỗi nội dung, mà nó còn ở ngay những thứ khác mà chúng ta có thể chưa hoặc chẳng chú ý đến như đường nét cách điệu, cách khắc họa và chọn lựa bối cảnh, thiết kế và môi trường… Cho vui thôi nhé, bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao nó lại chọn bối cảnh những năm 3x đến 40 chưa ? Đó là một thời kì đầy biến động của thế giới không chỉ ở mỗi lịch sử và bối cảnh mà còn là ở chính phần diễn biến, chính trị thời đó. Và như cách mà hội Aristocrat sử dụng các hình thức áp bức lên những đứa trẻ dưới đáy – việc phải luôn cống nộp quà lễ cật lực cũng như các cơ hội thăng tiến là một ví dụ cho thấy cách mà bộ máy của nó thao túng những đứa trẻ… Hãy cứ nhìn vào Amanda thôi khi mà con bé muốn được vươn lên đỉnh cao và thoát ra khỏi cái thứ hạng ” bần hàn ” mà nó đã bị gán ghép – mà như một lẽ tự nhiên, để một kẻ có thể vươn lên một tầm cao mới trong cái xã hội đó thì tất yếu sẽ phải có kẻ bị dìm xuống hoặc tệ hơn, mọi sự trà đạp và áp bức sẽ phải đổ hết vào những kẻ xấu số ở dưới đáy còn lại… Thật đáng sợ đúng không ? Cả Rule Of Rose và Lord Of The Flies đều cố khắc họa hình ảnh những đứa trẻ cố gắng ” bắt chước ” xã hội và chính trị từ chính những gì đang diễn ra trong thế giới của người lớn và càng đáng sợ là khi chúng làm điều đó 1 cách tự nhiên… Kể cả những phần tàn bạo và khốc liệt nhất

một ví dụ điển hình trong cách design của game: Xanh – Trắng – Đỏ. Jenny bị áp bức đứng lên chống lại hội Aristocrat kẻ áp bức mình… Đừng nói là bạn không nhận ra cái Reference ở đây nhé

Với phần ” Mái ấm thứ hai “, như tôi đã đề cập ở Hoffman, bạn lấy một tên có vẻ hơi bất ổn và ” Ấu… ” rồi đặt nó lên làm hiệu trưởng của một trại trẻ mồ côi nơi phần lớn trẻ là nữ… Sự nghiêm khắc và ” Thương cho roi cho vọt ” nó chỉ có thể góp phần tác động giáo dục những đứa trẻ trong trường hợp đúng đắn và có một cái khuôn khổ, giới hạn vừa phải… Và Hoffman gần như là ” Đi ngược lại hoàn toàn ” những điều này. Như các bạn đã biết, Hoffman đã lợi dụng quyền hạn và chức vụ của bản thân, và cái vai trò ” người lớn ” của mình để ” Lạm dụng ” một số đứa trẻ. Khi ông ta nói qua những chiếc loa đài phát quanh trại trẻ mồ côi thì những cái tên của những đứa trẻ như bạn để ý chính là hầu hết các thành viên trong thể chế của Aristocrat. Mà cũng thật trớ trêu là thông qua chiếc bảng phấn, có vẻ như những gì mà Hoffman cũng dạy cho những đứa trẻ đó là về chính trị và cái gọi là ” dân chủ “. Cách mà Hoffman sử dụng ngôn ngữ cũng như kiểu ” quấy rối ” bằng lời nói cũng dần dần lộ ra là những đứa trẻ có vẻ như đã ” học hỏi ” theo cái lối ăn nói và quấy rối đó. ( Hoffman thường tỏ ra khá là bất mãn với Jennifer, theo kiểu ghét bỏ vô cớ dù Jenny chẳng làm gì nó cả và thế là nó dồn những cái nó cáu và nó ghét lên em. Bọn trẻ thấy thế và cũng học theo vì nghĩ việc đó là đúng đắn… ) Và với việc lạm dụng những đứa trẻ, Hoffman đã đi quá xa cái giới hạn của ” giáo viên ” thông thường. Từ đó lại dẫn đến một viễn cảnh đen tối mà Rule Of Rose tiếp tục muốn đưa ra ánh sáng đó là ” Sự thờ ơ ” của một bộ phận mà chúng ta tin là: ” Sẽ bảo vệ ” chúng ta. Những đứa trẻ khó có thể tự đứng lên hay cố gắng vạch trần sự xâm hại hay ít nhất là chỉ cố gắng vượt qua nếu như không ai tin chúng, nếu như kẻ áp bức kia lại vô tình là một trong những người có quyền hành cao. Như bạn tiếp tục thấy đó là bà Martha đã cố gắng báo cáo đến Cảnh Sát về sự nghi ngờ của việc ” lạm dụng ” những đứa trẻ song cảnh sát đã phớt lờ cũng như thờ ơ về điều này. Từ đó Hoffman mới lại càng có thể lộng hành hơn và đôi khi là việc đó đã tự lộ ra trước mắt của chính những đứa trẻ song chúng cũng chẳng thể làm gì hơn bởi: Quyền lực ” hay ” niềm tin ” đâu có thuộc về chúng. Chúng không có gì cả và thậm chí thường bị bắt chèn ép vào một số tình huống còn oái oăm phần nhiều. Và thế là, Hoffman trở thành cái hạt giống độc hại làm ô uế những đứa trẻ mà thậm chí là chính NÓ, NÓ đã góp phần tác động vào sự hình thành của cái gọi là ” Hội Aristocrat ” phản xã hội và méo mó kia. Thậm chí nếu nói theo một kiểu tâm trí thiên lệch từ phía Jennifer thì tức là cảnh Martha và Hoffman trông như là chết với vệt máu dài lênh láng và những con Imps lau chùi chúng có thể ẩn dụ cho việc nếu như… Bạn biết đấy, Hoffman và Martha bị ” thủ tiêu ” bởi hội Aristocrat nhỉ ? Bởi cả hai đều biến mất đầy bí ẩn và chính Hoffman cũng đã quan ngại trước đó về những nỗi sợ của bản thân mình kể từ ngày Jennifer đến ( Đó là khi hội Aristocrat bắt đầu bành trướng )…

Perhaps if the matter had been addressed publicly, things wouldn’t have turned out as they did – Jennifer thầm nhủ khi em đọc những lá thư của Martha gửi cho cảnh sát


Rule Of Rose sử dụng chính những cái khía cạnh ” Áp Bức ” và ” phẫn uất ” của bản thân để vẽ lên cái thực trạng đáng sợ về những đứa trẻ, đó là khi những ” Thiên Thần nhỏ ” mà chúng ta thường gọi bị rìu rắt và giáo dục ” theo hướng lệch lạc ” và hậu quả là từ những cái hạt giống lệch lạc này, nó hình thành lên cả một khối, một tập thể – một kiểu môi trường phản xã hội dẫn đến những hành vi đầy nghiệt ngã cũng như hậu quả khôn lường để lại. Đây là cái giá của sự bất công ( Power Imbalance ) và sự thiếu đi cái gọi là ” trách nhiệm ” từ đó những đứa trẻ chưa thể làm chủ được bản thân cũng như cái bộ máy mà chúng điều hành và Rule Of Rose cùng Lord Of The Flies cố gắng vẽ lên cái bức tranh tàn khốc này.

-There is nothing more beautiful and terrifying than innocence – Concordia, Pokemon

And really, there’s nothing more pure and cruel as a child – Jet Black, Cowboy Bepop

Hội Aristocrat hay kể cả Wendy chính là một ví dụ điển hình khi chỉ từ một trò đùa về một ” ông ba bị ” bắt đi những đứa trẻ hư mà từ đó, cái trò đùa đó được hiện thực hóa đầy nham hiểm và mưu mô dẫn đến chính hậu quả mà ngay cả Wendy cũng không hẳn là mong muốn – Sự Trả Giá Của Những Đứa Trẻ… Cả Rule Of Rose và Lord Of The Flies đều chia sẻ chung một tầm nhìn – 1 Nhận thức tàn khốc cho cả Jennifer và Ralph ( nhân vật chính của Lord Of The Flies ) và người đọc, người chơi cho thấy rằng bất chấp những nỗ lực tốt nhất của chúng ta để duy trì trật tự và văn minh xã hội ( Hội Aristocrat , những đứa trẻ của Lord Of The Flies ), con người vốn đã có xu hướng tự hủy diệt đầy nghiệt ngã. Bất chấp những gì mà bạn muốn tin, cả hai tác phẩm này đều khắc họa lên một làn ranh cực kì mỏng manh giữa cái mà chúng ta gọi là ” xã hội văn minh ” và sự man rợ vốn có của con người…

Và cũng như mọi tác phẩm văn học, Rule Of Rose vẫn cố gắng để đào sâu vào cái gọi là ” Hi Vọng ” và ” Cuộc Sống “. Cả một cuộc hành trình nghiệt ngã chỉ để đưa Jenny đi đến một cái đích cho bản thân: Sự vị tha- Let It Go Để nó ra đi…

“I learned many things at this orphanage… The alphabet… words… how to clean and do laundry… But the most important thing I learned… was the lesson I received in exchange for my dear friend’s life… I finally came to understand myself. My beliefs and the will to stand up for them… I don’t want to lose those ever again.”
“Jennifer, are you happy now, considering how bad it was for you, back then? …That tragedy you wanted to forget. Now that you remember everything, how do you feel? Is the answer inside you? Think carefully, Jennifer.”

Và với bài học đắt giá này, Jennifer chắc chắn đã ngộ ra được điều mà em cần tìm, điều mà em thật sự cần sau ngần đấy năm em chạy trốn khỏi quá khứ tang thương này. Với tất cả mọi người, tất cả những linh hồn đứng đó, đứng trong cái trại mồ côi này, em lặng lẽ nhìn vào họ, nhìn vào tất cả… Đúng, đó là phần đau đớn nhưng cũng là phần cần phải được thực hiện, để những ” hình hài ” kia tan bay dần theo gió sang một miền khác để tìm kiếm điều mà họ cần… Dành tặng Diana, Meg, Eleanor, Amanda, Olivia, Susan…

“A brat, a know-it-all, an introvert, a crybaby, and an elitist… I know misfortune, because I tolerated them all. I thought I was the only grown up, but we were all just kids, myself included. But what does it really mean to be a grown-up? Will I ever become one?”

“I’m sorry everyone. You don’t deserve to be forgotten… But I’ll remember you. Thank you all for the precious memories.”

Và cái khoảnh khắc kết thúc, khoảnh khắc em để Wendy ở lại trại trẻ, để Gregory ở lại như là một quý ông tốt bụng và… Để lại Brown trong cái lán đó cho Hiệp Sĩ Đầu Xô canh gác em, nhắc em nhớ lại lời thề của bản thân rằng sẽ không để những người bạn, những kí ức tốt đẹp trôi ra khỏi trái tim thêm một lần nào nữa…


Đồng thời qua đó Game đặc biệt cố gắng dành tặng cho những con người trong cuộc hay kể cả là những người ngoài lề. Rule Of Rose trở thành một kiệt tác bị đánh giá thấp và bị hiểu lầm của thể loại Psychological Horror – nó truyền tải không chỉ là một câu chuyện, một trò chơi, một bài học mà còn là những thông điệp nhân văn, lời nhắn nhủ đến tất cả mọi người không phân biệt nếu như bạn đã từng là một nạn nhân của sự áp bức, bạo lực hay kể cả là chính bạn là những kẻ đó, hay chỉ là những người bên lề, bên ngoài cho dù có bị kéo vào cuộc hay không. Đó là những thông điệp tốt đẹp về cuộc sống, về những mối quan hệ và trong cái cách mà con người đối xử với con người… Trên tất cả, nó là hi vọng, là niềm tin và là một nhân sinh quan dành tặng cho những người sống sót, những nạn nhân đã phải trải qua… Rằng bạn luôn có thể bắt gặp một phần của Jennifer bên trong mình, và thông qua Jennifer và sự hồi sinh mạnh mẽ của em, đó là một cuộc cách mạng, một tương lai mới nơi mà những nạn nhân, những con người đã bị đối xử tệ, bị hiểu lầm, bị trà đạp và là một phần của sự áp bức bạo lực, trở thành những con người thầm lặng và bị outcast, ostracized ra bên ngoài môi trường và xã hội – những nạn nhân cho dù là những cô cậu bé còn đang lứa tuổi đi học hay kể cả là đã vượt ra khỏi cái khuôn khổ đó. Đây là những thông điệp của tình yêu, của lòng trắc ẩn từ trái tim gửi gắm đến họ, thôi thúc họ vươn lên, vươn lên và vượt qua để sống, để được tự do, để khát vọng và dám đi tìm kiếm một hạnh phúc cho bản thân mình bất kể là chặng đường có khó khăn ra sao…

HenryMason AKA TranVietBach
As your service

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


3 cụng ly

  • LoW9E - 25.02.2019

    – “My name is Joshua. I will serve you Princess. Just…kiss me please”
    Tới giờ coi lại đoạn Opening vẫn buồn, cảm ơn chủ bài viết đã cho mình hiểu những câu truyện tuyệt vời này hơn ! Nhưng công bằng mà nói thì game này…nói sao nhở…dù sao thì Amazing writing… but not so good gameplay


    • Henry Mason - 26.02.2019

      Cái này thì mấy ông Dev có thừa nhận, mấy ông ấy nói là lẽ ra mấy ông nên cân bằng lại cái gameplay một chút và thậm chí là có lẽ nên cân nhắc lại thể loại bởi vì cái phần tâm lý của game nó lấn át hẳn cả phần kinh dị


  • Clint Eastwood - 27.03.2019

    Woah Nice