Soundtrack và sức hút của nó với người chơi

Chủ xị

  

Đáng nhẽ ra đây là một bài viết được gộp vào trong bài Làm game hay như thế nào – Game kinh dị của quán bia nhưng bản thân tôi cảm thấy Soundtrack là một phạm trù bao hàm toàn bộ các tựa game từ lớn đến bé nên đã quyết định sẽ cho nó ra riêng một bài. Hãy cùng quán bia tìm hiểu tầm quan trọng của Soundtrack trong game.

Nhạc nền – một gia vị không thể thiếu đối với bất kỳ tựa game của các nhà làm game lớn AAA. Có thể so sánh nôm na dân dã thì game hay mà không có soundtrack thì không khác gì thịt chó mà không có mắm tôm vậy. Soundtrack tồn tại trong mọi tựa game – miễn là nó được đầu tư đúng cách và lên hồn, từ những tựa game indie đồ họa giản dị như Corpse party cho đến những tựa game triệu đô của các hãng AAA như World of Warcraft của Blizzard hay Metal Gear Solid của Konami xưa (Top 100 game Soundtrack hay nhất).

Kết quả hình ảnh cho metal gear solid sons of liberty

Nướng tiền đốt của

Đề làm nên một bản Soundtrack cho một tựa game mà đặc biệt là game do các AAA làm không hề đơn giản chút nào và quá trình làm nó có thể tiêu tốn từ vài triệu đến cả chục triệu đô la. Lấy ví dụ với một tựa game của Square Enix là Nier: Automata với bộ Soundtrack gồm 78 bản có tổng thời lượng đúng 6 tiếng, ước lượng rằng: Mỗi một phút làm nhạc (Trung bình) rơi vào khoảng 200$  – 500$ CHO MỘT NGƯỜI! (Đã bao gồm các chi phí khác như bảo trì dụng cụ, đi lại, hợp xướng lẻ theo yêu cầu riêng và vân vân), nhân với số lượng nhân lực trong dàn giao hưởng đó từ 58 cho đến 80 người (một số cá biệt có thể đạt đến 210 người??!). Lấy trung bình cộng của tiền công là 350$ nhân với trung bình nhân lực là 70 thì mỗi phút thì Nier sẽ tốn “Trung bình” là 350*70=24500$. Lấy kết quả nhân với tổng thời lượng toàn bộ Soundtrack là 6 tiếng = 360 phút thì ra: 24500$*360=8.820.000$ -> GẦN 9 TRIỆU ĐÔLA! Đấy là còn chưa kể đến chi phí phát sinh khác như phần mềm tinh chỉnh, mua mới dụng cụ, điện đèn hay các sai sót và sạn nhạc cần tô điểm thêm.

Keiichi Okabe và Keigo Hoashi viết đến 80% các bản Soundtrack

Keiichi Okabe và Keigo Hoashi viết đến 80% các bản Soundtrack

Chất lượng?

Với một lượng tiền và chất xám được đầu tư khổng lồ vào Soundtrack của Nier, có thể nói khôn ngoa rằng có 3 thứ làm nên chất lượng của Nier: Cốt truyện “Plot twist” (Brain fuck more likely), mông/đùi của 2B (tùy fetish) và Soundtrack trên cả tuyệt vời của nó.

Cổ nhân ta có câu: Tiền không đem lại hạnh phúc – nhưng tiền giúp ta hạnh phúc hơn rất nhiều. Tương tự đối với Soundtrack, rất nhiều tiền đổ vào chắc chắn sẽ đem lại chất lượng miễn chê. Nhưng sự đơn giản đôi khi cũng mang lại trải nghiệm không tệ chút nào đối với người chơi, nhất là những tựa game đồ họa 8 bit do những nhà phát triển độc lập ít vốn với thành quả như tựa game Stardew Valley mang lại với việc sử dụng nhạc điện tử một cách thiên tài, tạo nên một vẻ đẹp âm nhạc mà dân meme mạng hay gọi, Aesthetic. Stardew Valley là một ví dụ sinh động cho sự thành công mà không cần phải là triệu phú Đôla.

Cấu tạo của một bộ Soundtrack

Tùy vào từng thể loại game và cả giai đoạn chơi/trải nghiệm mà Soundtrack có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau, ta có thể chia chúng theo hình mẫu các phân khúc sau:

  • Phân khúc 1: Mở màn: Phân đoạn gây ấn tượng chính với người chơi với thế giới game, thường là các khúc nhạc giúp người chơi làm quen với thế giới. Trong những tựa game phiêu lưu như Final Fantasy thì sẽ là các bản nhạc giao du nhẹ nhàng, vui vẻ và đơn giản với 3 nốt chủ đạo. Còn trong những tựa game mang nặng tính đen tối như Dark souls thì là những bản nhạc đậm nét buồn não lòng người chơi.
  • Phân khúc 2: Kịch tính/Bi đát: Là những phân đoạn trong hành trình/trải nghiệm của người chơi sắp hoặc đã bước sang con đường mới, có thể là khám phá ra bí mật, một sự kiện bi đát xảy ra hay bước vào một thế giới nguy hiểm. Nhạc nền lúc này sẽ mang khuynh hướng “Trầm” như tiếng Violin âm trầm kéo dài nhằm tạo cảm giác lo âu, cảnh giác và dè chừng với người chơi.
  • Phân khúc 3: Chiến đấu: Là phân đoạn cao trào nhất của game mang đến cho bạn nhằm tạo lên sự hưng phấn và hăng máu trong giao tranh. Đây là phân khúc nhạc được đầu tư nhiều nhất bởi nó đòi hỏi nhà làm nhạc phải sử dụng hầu hết các loại nhạc cụ để hoàn thành nó.

Cần lưu ý: Trong một số trường hợp cụ thể, các phân khúc nhạc trong các bước trên có thể được chủ ý lồng vào nhau. Chẳng hạn như trong chiến đấu tại một giai đoạn gay cấn nhất định nào đó, đột nhiên một/nhiều nhân vật quan trọng hi sinh thì nhạc bi kịch có thể được đưa vào thay thế khúc nhạc chiến đấu hoành tráng nhằm “Đệm” vào cảm xúc thương tiếc của người chơi đối với họ. Ví dụ như cảnh Roach và Ghost chết trong COD MW2

Trong một số thể loại game đặc biệt như kinh dị, Soundtrack có thể sẽ rất khác biệt so với game bình thường. Game kinh dị luôn cố gắng sử dụng nhạc nền với tông màu u ám chủ đạo với mục đích tạo tâm lý lo âu ngay từ đầu với người chơi – một số thậm chí đạt kết quả “Tốt” ngoài mong đợi khi mà nó còn làm chùn bước trải nghiệm người chơi ngay từ khi bước vào menu game. Thậm chí một số tựa game được đầu tư rất lớn vào Soundtrack để tạo thành nhiều bản sử dụng trong game và dùng chúng trong mọi tình huống trong game dẫu cho chúng chỉ xảy ra duy nhất một lần – Outlast 1 là minh chứng đó với mỗi một “Bản” soundtrack trung bình chỉ kéo dài trong khoảng nửa phút cho đến không quá 2 phút, đấy là còn tùy vào hoàn cảnh của người chơi…

Outlast

..HOẶC ví dụ khác như tựa game Cuphead thì không tuân theo cấu tạo trên mà chỉ sử dụng duy nhất một bản Soundtrack làm nền đệm cho cả màn chơi đó. NHƯNG đừng vì thế mà hiểu nhầm rằng họ không đầu tư kỹ càng, mỗi một màn chơi trong Cuphead sở hữu một bản Soundtrack độc nhất khiến người chơi không hề cảm thấy bị lặp lại trong hành trình “Trả nợ” King Dice và Chúa quỷ (The Devil) của bạn.

Dàn nhạc Cuphead với đầy đủ mọi loại nhạc cụ

Tại sao Soundtrack lại quan trọng tới vậy?

Ta có 2 câu hỏi để đặt ra:

Thứ nhất, tại sao các ông lớn lẫn cả các nhà làm game non trẻ chăm chút đầu tư vào nó nhiều như vậy?

Behind the Scenes: NieR “Song of the Ancients” – Jillian Aversa & Doug Perry

Câu trả lời rất đơn giản: Nếu đó là với các ông lớn làm game như EA, Ubisoft hay Square Enix, với nền tảng công nghệ đồ họa 3D đồ sộ của họ cho ra một tựa game hay mà lại không có bộ Soundtrack đi kèm thì không khác gì bánh mì mà không có nhân. Soundtrack là yếu tố đi kèm bắt buộc đối với đồ họa và cũng là dấu hiệu cho người chơi của các ông lớn biết rằng họ đã đầu tư tốt vào sản phẩm của họ tương tự như mảng đồ họa và cốt truyện. Bất kỳ sự thiếu hụt đầu tư hay mất cân bằng nào giữa 3 nhánh yếu tố trên sẽ dẫn đến sự sụt giảm chất lượng sản phẩm rồi thì mất điểm đánh giá, mất lòng người chơi rồi cuối cùng là mất doanh thu.

Hình ảnh có liên quan

Không có nhạc nền hay liệu Nier có thành công như mong đợi?


Mặt khác, Soundtrack là một hình thức Fan service rất đắt đỏ của nhà làm game nhưng hiệu quả rất lớn. Không ai có thể phủ nhận sự kỳ công của các nghệ sĩ chơi nhạc cả. Vậy nên ông lớn Ubisoft đã có lần “Chơi tới bến” bằng việc cho người hâm mộ tựa game Rainbow 6 Siege thưởng thức bản giao hưởng “Outbreak” trong buổi trình diễn khá lâu đã qua. Link tại đây.

Kết quả hình ảnh cho Outbreak Theme Song

Còn đối với các nhà làm game Indie nhỏ lẻ thì Soundtrack là cách lấy lòng tốt nhất đối với người chơi. Một bộ Soundtrack hay rất dễ dàng chiếm lấy cảm tình người chơi để bù lại chất lượng đồ họa chắc chắn thua kém nhiều so với đối thủ của họ là các ông lớn. Điểm nổi bật nhất của dòng “Soundtrack” này có thể tìm thấy trong hầu hết các tựa game Indie mà đặc biệt là từ Visual Novel mà ra, chẳng hạn như Doki Doki Literature Club với bản nhạc “Your  reality” làm nền đã làm rất tốt việc “Chiêu mộ” fan kể cả những người không hứng thú với thể loại game click-đọc này.

Hình ảnh có liên quan

And if this world won’t write me an ending – What will it take just for me to have it all?

Thứ hai: Soundtrack có ảnh hưởng như nào đến trải nghiệm/gây ấn tượng người chơi?

Rất nhiều! Nếu không có Soundtrack thì DOOM đã không thể trở thành series nổi tiếng như ngày nay. Không có Soundtrack thì Nier đã chẳng đi thẳng vào tận tim gan người chơi. Thực tế cho thấy trải nghiệm của người chơi, cách người chơi “Chơi” game cũng như sự hài lòng tận hưởng gameplay của chúng ta phụ thuộc cực kỳ lớn vào chất lượng của các bản Soundtrack. ĐẶC BIỆT là trailer game và gameplay trailer thì Soundtrack càng đóng vai trò tích cực hơn trong việc gây ấn tượng người chơi. Đơn cử: Trailer của Witcher 3 với bài ca về người Witcher – Lullaby of Woe.


Lấy ví dụ với game kinh dị: Không khí chủ đạo trong mọi tựa game kinh dị (cần phải đạt được) đó là bí ẩn và đầy hiểm nguy, tạo cho người chơi cảm giác không an toàn, lo sợ, căng thẳng và trên hết, làm nổi lên nỗi sợ hãi Sự Không biết của họ. Để làm điều đó các nhà làm nhạc thường sử dụng những âm trầm để đệm lên tâm lý người chơi, thường là những tiếng bass nhẹ hay tiếng violin trầm kéo dài để làm “Não lòng” người chơi. Tất nhiên, sẽ có lúc người chơi gặp phải những tình huống chiến đấu cao độ, Soundtrack khi đó phải chuyển sang trạng thái cao trào với tiếng trống liên hồi và tiếng violin, kèn cao độ để kích thích người chơi phản ứng cao độ, hòa vào trong giao tranh hay chạy trốn. Điều này áp dụng cho hầu như toàn bộ các tựa game hiện nay mà đặc biệt là các tựa game bắn súng nhanh như DOOM: Eternal sắp ra mắt. Hãy tua đến đoạn 17 phút 56 và tận hưởng sự hype khủng khiếp đến nổi da gà mà đoạn glitch beat mang đến cho người chơi.

Một ví dụ khác là Dead Space 2, khi bước vào trong khu trường tiểu học người chơi ngay lập tức được thưởng thức bản nhạc radio cổ điển vui nhộn nhưng chỉ một vấn đề: Cả khu vực này đã chìm trong bể máu và tràn ngập bầy Necromorph man rợn. Bản nhạc nhanh chóng chuyển sang trạng thái u ám với những nốt nhạc chuông ghê rợn để nhắc nhở người chơi rằng nơi đây đã từng như thế nào trước sự lây lan của dịch bệnh do The Marker gây ra.

Trong những tựa game chiến đấu như Tomb Raider hay Call of Duty, Soundtrack còn giúp người chơi trải nghiệm cuộc thám hiểm hay chiến tranh một cách “Nguy nga” hơn và “Hoành tráng” hơn, như khi Lara bị rơi trượt xuống vực thẳm trong một cuộc sạt lở đất hay khi quân Mỹ cho đổ sập tòa tháp Eiffel trước sự chứng kiến người chơi. Hoặc với những tựa game bắn súng phản ứng nhanh như Overwatch với bản nhạc phát ra trong 10 giây cuối cùng khi mà cả bạn và cả đối thủ đều đợi từng giây cho thất bại của một trong hai bên (hoặc hòa), nó giúp người chơi cảm nhận được tình hình, kết cục và chiều hướng trận đấu sẽ về đâu. Hay kể cả những bản track phát ra sau khi hết round trong CSGO của người chơi ACE round đó.

Tổng kết lại, Soundtrack là một nhân tố không thể thiếu đối với các nhà làm game lớn tuổi ngày nay và được các hãng nhỏ đầu tư chất xám vào không hề ít. Nó vừa vun đắp cho tên tuổi và thành công của các sản phẩm đó, vừa thỏa mãn trải nghiệm một cách tối đa của những người chơi game.

Cứ thử tưởng tượng chơi DDLC mà không có nhạc nền thì bạn sẽ cảm thấy nó “Cringe” và buồn nhạt đến mức nào.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


2 cụng ly