Trở thành Esport-er khó đến nhường nào và tại sao Esport tại Việt Nam rất khó phát triển?

Chủ xị

  

“…Tôi thích Tracer bởi vì cô ta hỗ trợ tài chính cho gia đình tôi…” – Saebyeolbe thuộc đội tuyển New York Excelsior, Overwatch Pro league.

Saebyeolbe - Best Tracer in the World

Saebyeolbe – Best Tracer in the World

Một câu nói vui của SBB, tuyển thủ Hàn Quốc chơi Overwatch (*Khụ -dAEd GemA – Khụ*) tham gia giải đấu Pro league vừa qua tự phong bản thân là “Best Tracer in the World”. Với một quốc gia với ngành gaming cực kỳ phát triển và cạnh tranh hết sức khốc liệt, phải có một sự tự tin rất lớn vào kỹ năng bản thân mà SBB mới khẳng định điều đó để khẳng định chỗ đứng, vị thế của bạn trong làng thể thao chuyên nghiệp – Esport. Bài viết sẽ mổ xẻ chi tiết làm thế nào để một game thủ có thể bước vào làng Esport và tại sao trở thành một Esport-er chuyên nghiệp lại khó khăn hơn chúng ta tưởng rất nhiều.

Rủi ro

Trở thành một game thủ chuyên nghiệp luôn luôn là giấc mơ của bất kỳ ai đam mê lĩnh vực thể thao điện tử, đặc biệt là đối với những người chơi có kỹ năng cao và tham vọng lớn. Nhưng con đường để bước tới bậc vinh quang đó rất nhiều chông gai và không an toàn bởi đơn giản: Có rất nhiều người cùng tham vọng như bạn trong khi nhà đầu tư lại có giới hạn cả về số lượng lẫn tiền bạc. Có 3 vấn đề chính:

Thứ nhất, có quá nhiều người có tham vọng trên thị trường nhưng chất lượng thì chênh lệch rất lớn và có vô vàn sự khác biệt ảnh hưởng đến tổng thể cả đội hình (nếu tập hợp được): Có những người có thể chơi game liên tục trong vài giờ liền mà không cảm thấy mệt mỏi nhưng lại rất dễ bị stress (trong game gọi là Tilt) khi gặp áp lực (thua liên tục buy round trong CS:GO chẳng hạn) hay dù chơi game rất hay nhưng lại có tiền sử bệnh thần kinh như mất ngủ, dễ mất kiềm chế cảm xúc. Lại có những người chơi dù không có trình độ quá cao nhưng lại rất biết cách kết nối các thành viên, động viên tinh thần tập thể. Có muôn vàn ứng cử viên như vậy trên thị trường game thủ. Đấy là còn chưa kể những game thủ ẩn danh đời thường hàng ngày không có điều kiện để xuất hiện trên các kênh stream như Twitch, ngay cả khi có nhà tài trợ tổ chức tuyển thành viên họ cũng chỉ lắc đầu ngao ngán “Không đến lượt mình đâu”.

Đối với những nhà đầu tư, sự ổn định cả về mặt thể chất, tinh thần, nhân cách và kỹ năng giữa các thành viên là điều quan trọng nhất để đảm bảo tính hài hòa trong team. Nếu nhà đầu tư “Fucked up”, lựa chọn sai người hay ra những quyết định đội hình khó hiểu thì cũng sẽ dẫn đến những thảm họa khôn lường: Lấy ví dụ đội tuyển Shanghai Dragon trong giải Pro league Overwatch vừa qua với KỶ LỤC: thua 40 game liên tiếp với không trận nào thắng. Chưa từng có bất kỳ một đội tuyển nào trên thế giới kể cả ngoài game đạt được con số ấy. Lý do: Họ không có sự đoàn kết nội bộ 100% khi mà trong team (ban đầu) có một người Hàn Quốc nhưng 5 người còn lại là Trung Quốc, dẫn đến sự bất đồng ngôn ngữ. Thêm nữa, HLV của họ lại quyết định rằng người chơi Hàn Quốc đó chỉ được nói tiếng Anh (một thế yếu của nước họ) mà không được nói tiếng Hàn.

Dẫu có một lượng lớn fan, SD không thể kiếm được một game chiến thắng suốt vòng bảng 1

Dẫu có một lượng lớn fan, SD không thể kiếm được một game chiến thắng suốt vòng bảng 1

Ngay cả trong nội bộ của họ cũng gặp vấn đề: Điều này có thể thấy thông qua các giải đấu Pro league của họ khi một người chơi của họ sau màn trình diễn ở round 1 với kết quả 2-0 (Tối đa là 3-0) giơ tay ra hiệu người bên cạnh đập tay ăn mừng nhưng tuyển thủ bên cạnh đó chỉ nhìn và quay mặt từ chối; hay sự suy sụp tinh thần sau khi bị nghiền nát bởi đối phương với hình ảnh cả team không một lời, chỉ cúi mặt sắp đồ ra phòng nghỉ. Ngay cả HLV của họ cũng trả lời phỏng vấn trong tuyệt vọng: Chúng tôi ĐANG THÈM KHÁT chiến thắng (hungry for victory).

Đưa Unded ra khỏi đội hình còn khiến SD tụt dốc hơn nữa

Đưa Unded ra khỏi đội hình còn khiến SD tụt dốc hơn nữa

Dẫu cho đã có nhiều quyết định thay đổi HLV, thay cả cầu thủ (cả nửa đội hình, thậm chí đổi máu cả DPS chính gánh team trước đó là Undead), đội của họ đã không thể kịp thích nghi để rồi bị “ghi nhớ” vào lịch sử thể thao với thành tích thê thảm.

Thứ hai, tiền: Việc trở thành một Esport-er chuyên nghiệp thoạt nhìn có vẻ rất dễ kiếm ra tiền nhờ vào live stream quảng cáo, đầu tư của bên ngoài hay kể cả đóng góp của cộng đồng, nhưng không. Nếu bạn chỉ là một người mới bước vào, hoàn toàn xa lạ trong cộng đồng game thủ trong làng game đó hay không có người đỡ đầu (các nhà đầu tư/tài trợ), thì cũng chỉ như Shroud đời đầu, live stream với 1 người xem là chính bản thân và tiền donate là từ phụ huynh, cho đến khi có người biết đến tài năng của anh (may mắn). Do vậy để đảm bảo an toàn, các nhà đầu tư (và cả người ứng tuyển) khi tuyển chọn người cũng cần phải chắc rằng họ CÓ ĐỦ KHẢ NĂNG để tự chăm sóc bản thân bằng nguồn tài chính của bản thân họ như từ việc làm thêm, gia đình chu cấp,… Việc này dẫn ta đến vấn đề thứ ba.

Kết quả hình ảnh cho shroud

Ngay cả khi đã từ bỏ Esport CS:GO, Shroud vẫn sống rất tốt nhờ Streaming và quảng cáo

Thứ ba, Esport-er không phải một “Nghề” kiếm tiền đáng tin cậy: Bạn không thể trông đợi vào việc tiền sẽ tự chảy vào túi ngày một ngày hai được hay tiền lương, chu cấp hàng tháng sẽ tự động tuồn vào tài khoản ngân hàng hàng tháng. Những game thủ tham gia Esport thường sẽ kiếm tiền thông qua các nguồn chính như:

  • Nhà thành lập/thuê đội thi đấu (tiền từ người đứng đầu, quảng cáo, tiền túi, giải đấu tư nhân,…)
  • Nhà tổ chức giải đấu (quảng cáo, tiền vé, sự kiện góp mặt, tiền thưởng thắng giải,…)
  • Đóng góp từ cộng đồng bên ngoài (stream donate, tài trợ,…)
  • Cá độ (hay “Bán độ” nếu bạn dám)
Kiếm tiền từ các giải đấu từ nhỏ đến lớn

Kiếm tiền từ các giải đấu từ nhỏ đến lớn – Team Penta Sport và các giải đấu Rainbow 6 khu vực Châu Âu

Đối với các giải đấu game tầm cỡ quốc tế như CS:GO hay Dota 2 thì tiền không phải vấn đề bởi nhà đầu tư/tài trợ sẽ chi trả hết cho bạn – ẤY là trong trường hợp bạn đã có hợp đồng lâu dài với họ và bản thân có khả năng tự lập thông qua tiền quyên góp qua streaming. Đây là một nhu cầu BẮT BUỘC bởi bạn không có sự lựa chọn nào khác, phải luyện tập thi đấu suốt ngày khiến bản thân không có thời gian để đi làm kiếm cơm. Bước vào giải Esport chuyên nghiệp trong khi không có nhà đầu tư, người đỡ đầu (hay HLV sẽ lo chuyện pháp lý, ăn ở, tập luyện,…) thì gần như là bất khả thi – trừ khi bạn là thiên tài chơi game không cần tập luyện và có cả một gia tài đủ xoay sở và tự trang trải tự do trong người. Còn tiền thưởng cho thắng giải đấu chỉ là các khoản “tự thưởng” bản thân thôi. Hơn nữa, một khi bạn đã trở nên “lỗi thời” (do tai nạn, chấn thương, già,… bất kỳ lý do gì khiến bản thân trở nên yếu kém đi), bạn sẽ bị loại bỏ khỏi Esport không lăn tăn và sẽ phải trở lại cuộc sống thường ngày xoay sở kiếm cháo như bao người khác.

Tiền

Quay trở lại vấn đề Tiền, như đã giải thích ở trên, nếu bạn không có tên tuổi mà tham gia Esport, khả năng rất cao là bạn sẽ rất khó kiếm tiền từ chơi game bên ngoài Esport. Chi phí trang trải trong Esport có thể lên đến hàng nghìn đôla một tháng ở phương Tây, từ những chi phí như ăn ở, sinh hoạt cho đến gear gủng, phụ kiện hỗ trợ rồi thì đi lại. Với lượng lớn chi tiêu như vậy, các đội tuyển thường sẽ có các nhà tài trợ khác cùng hợp tác đầu tư vào họ như các nhà làm gear (bàn phím, chuột,…) như Logitech, Corsair,… Hay các hãng tài trợ ngoài lĩnh vực như T-Mobile (Overwatch league), Lenovo (Rainbow Six – Six Invitational) hoặc là chính những nhà làm game đó như Valve (Dota 2, CS:GO) và Ubisoft (Rainbow 6 Siege).

Đội tuyển Hàn Quốc tham dự OW World cup - Logitech tài trợ

Đội tuyển Hàn Quốc tham dự OW World cup – Logitech tài trợ

Vậy tại sao Esport tại Việt Nam còn kém phát triển đến vậy?

Để trở thành một đội tuyển Esport chuyên nghiệp, họ cần phải tham gia liên tục và đa dạng hóa các thể loại game để thi đấu. Chẳng hạn như đội Cloud 9 thi đấu cả LoL, Dota 2, Rainbow 6, Overwatch và CS:GO. Bởi đơn giản thôi: Càng tham gia nhiều game và lĩnh vực thi đấu, họ càng nổi tiếng, có nhiều fan hơn, nhà đầu tư dễ dàng thu lại vốn (bán gear do những người chơi đó sử dụng).

Kết quả hình ảnh cho c9 overwatch meme

“C9” có nguồn gốc từ một giải Overwatch league mà Cloud 9 tham dự (Có nghĩa là cả team vô tình từ bỏ chiếm điểm mục tiêu dẫn đến thua)

Quay lại với Việt Nam, một quốc gia còn đang phát triển ở Đông Nam Á. Chúng ta chỉ thấy tựa game Liên minh huyền thoại là còn “sống dai” nhất trong lĩnh vực Esport, mới nhất là PUBG là 2 tựa game đã được chúng ta so tài trên thế giới. Hầu như không còn tựa game nào khác như đã liệt kê trên được chúng ta mang ra thế giới, mà có chăng cũng chỉ là những giải đấu mang tầm khu vực Châu Á như Overwatch (Vô địch), CS:GO (Cũng vô địch nốt) và Rainbow 6 (Còn thậm chí không được lên báo và cũng chả biết kết quả nốt). Tra cứu Google còn cho ra kết quả đáng buồn hơn: Tin tức cuối cùng về đội tuyển CSGO Việt Nam là từ năm 2016, còn Dota 2 thì đã ngỏm tỏi từ tận 2015.

Group Rainbow 6 còn chưa đến 5k thành viên

Group Rainbow 6 Việt Nam còn chưa đến 4k3 thành viên


Có 2 lý do chính có thể lý giải vấn đề này, tại sao chúng ta không đầu tư vào nhiều hạng mục game Esport hay đúng hơn, KHÔNG MUỐN và KHÔNG THỂ:

1. GAME ĐÓ KHÔNG CÒN CÓ GIÁ TRỊ KIẾM CHÁC TẠI VIỆT NAM

Giờ thì còn ai ở Việt Nam này ngồi stream Overwatch nữa? Tất cả – nếu muốn nổi tiếng ra tiền – thì chỉ có 2 lựa chọn tốt nhất lúc này: PUBG hoặc Liên minh, bởi đơn giản đó là 2 tựa game nổi nhất tại nước ta lúc này (PUBG chắc vẫn hơn) với một núi fan, từ trẻ nhỏ tới người già mê game, nhà nhà mê BẮP GHI, người người chơi LoL (mỉa mai thay người viết đã bỏ cả 2 tựa game này). Vậy thì tại sao lại không tập trung phục vụ số đông lượng fan này hơn là những fan nhỏ lẻ của các tựa game kia? Đây là lý do chính khiến cộng đồng Overwatch chết tức tưởi tại Việt Nam: Do giá game quá cao và PUBG chiếm được cảm tình nhiều fan hơn gấp bội.

2. TIỀN ĐÂU RA?

Đơn giản thôi, các nhà đầu tư trong nước ta không thể mạo hiểm đầu tư cho các tuyển thủ nước nhà bay sang Châu Âu hay Mỹ để chơi mấy tựa game mà còn không biết bao nhiêu người trong nước biết đến trò đó hay không. Bởi thứ nhất là không có dư dả tiền nong mà chi tiêu cho mức chi phí sinh hoạt “Trên trời” (so với ta) cho 2, 3 team cùng một giuộc sống ở bên đó cả. thứ hai là như đã phân tích ở mục Tiền trên kia, những tuyển thủ chơi các tựa game đó cũng cần phải có tiếng tăm ở trong nước và phải chơi game mà ai cũng biết (tốt nhất là thế) thì mới có hi vọng kiếm được tiền donate và tài trợ của các nhà bán gear từ stream.

Vậy đấy, muốn tham gia Esport tầm cỡ quốc tế thì cần nhất 3 thứ: Một là tiền, hai là cộng đồng fan của tựa game đó và ba là nhà tài trợ. Mà khoan, nếu có nhiều tiền hơn nữa thì chắc cũng chả cần nhà tài trợ đâu, tự bản thân chi trả cũng được mà. EZ?

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện