Tui nghiền Dishonored 2: tắt quest marker đi mấy người ơi!

Chủ xị

  

Đó là cách là tui chơi Dishonored 2 với lần chơi không sức mạnh (no powers) nhận từ The Outsider. Dạo gần đây tui bị ám ánh với kiểu chơi mù đường, càng nhận được ít thông tin từ game càng tốt, để tui cảm thấy đầu óc tui thực sự thoải mái để khám phá môi trường xung quanh nhiều hơn. Kiểu chơi này khiến tui nhớ đến Thief: The Dark Project, Deus Ex 2000 và series Metro khá nhiều, khi bản đồ không cho nhiều thông tin, buộc ta phải khám phá nhiều hơn để hiểu hơn về game, tìm hiểu về thế giới game theo sự tò mò của bản thân và cũng phải mò đường nhiều hơn nữa (và đặc biệt khi chơi stealth thì càng phải cẩn thận). Vì vậy tui vào settings và tắt quest marker đi để có được trải nghiệm đó, và tui muốn chia sẻ nó với mọi người đây.

(Một bài viết không có nhiều hình ảnh để nói về những vấn đề trong khi chơi, nhưng vẫn có những hình ảnh theo tui là đẹp nhất mà tui chụp được trong quá trình chơi này)

Sau khi trải nghiệm đủ cả Corvo full power và Emily full power trong 2 lần chơi trước, tui trở lại với Dishonored 2 với mức độ khó nhất – Very Hard (vẫn không dám để 1 save). Với lựa chọn là Corvo, được lồng tiếng bởi Stephen Russell (đã lồng tiếng Garrett trong series game Thief). Lí do cho những điều này là tui muốn thử biến Dishonored 2 thành một Thief game nhưng với việc “Garrett” – Corvo giờ đây không thể trốn trong bóng tối mà chỉ ẩn nấp sau những đồ vật như mấy chiếc thùng gỗ, bàn ghế hay những bức tường. Tui muốn thử mình sẽ cẩn thận cỡ nào nào nếu như tui tắt gần như hết HUD, chỉ để lại mỗi thanh máu và crosshair để còn bắn tên chứ tui không muốn không có với để auto correct cái crosshair đó và dùng The Heart thì sẽ show ra được vị trí bonecharm và runes. Nó khó cỡ nào à? Còn tùy bạn chơi tâm thế nào, dạng speedrun thì nó cũng thường không, nhưng dạng chơi với tâm thế kiếm đủ runes, bonecharm, blueprints thì nó lại khác. Tui chơi theo kiểu dạng thứ 2 với low chaos, và tui sẽ thừa nhận rằng, cái lần chơi này tương đối khủng khiếp. Tui phải đối mặt với mù đường, khám phá ngóc ngách mà không bị địch phát hiện và giết càng ít càng tốt (muốn stealth nhưng không giết nhưng chưa giỏi cái trò này mấy tui nên vẫn còn vật lộn quá).

Bạn thử nghĩ xem, một hình ảnh mà đẹp như thế này mà dính cái quest marker thì có xấu không cơ chứ! Chụp và chỉnh màu bởi tui.

Không có quest marker, tui cảm thấy như kiểu mình vừa được thả tự do vậy. Hơi mất phương hướng xíu, nhưng nhìn chung, tui biết mình phải đi đâu. Nhưng không có quest marker, tui sẽ không có cái cảm giác tui gọi là “game nhắc nhở bạn đừng có lang thang”. Quest marker luôn cho tui cái cảm giác đó và thường sẽ khiến tui rush game một cách kì quái mà tui chẳng tài nào hiểu được. Nhiều người nghĩ rằng tắt quest marker đi thì sẽ lạc lối, tui sẽ nói rằng “cũng không hẳn”. Tui vẫn có thể pause game để xem lại nhiệm vụ cần làm gì, đi đến đâu, và nếu cần đi đến đâu thì các địa điểm đó hoàn toàn có biển báo đển tui đọc. Nhưng thú thực, tui đâu dành thời gian chỉ đi đến mỗi cái đích cuối cùng, tui giành vài tiếng chỉ để chạy loanh quanh, leo trèo loanh quanh và lạc lối.

The Legend of Zelda: Breath of the Wild đâu còn hay nếu như bạn chỉ từ Great Plateau đến thẳng Hyrule Castle để đánh Ganon, cái hay của nó là lạc lối khám phá những bí ẩn quanh vùng đất Hyrule cơ mà. Với Dishonored 2 tui cũng chơi vậy, chạy loanh một chỗ phải tận năm, sáu, bảy lần bởi sợ bản thân tui bỏ lỡ cái gì đó hay ho hoặc thú vị, những đồng tiền, runes, borncharm, blueprints hay những nơi có kiểu kể chuyện trong môi trường (Dishonored 2 đặc biệt nhiều và đủ thú vị để người chơi tự suy luận câu chuyện đó ra thay vì nghe hay xem câu chuyện đó một cách trực tiếp). Và tui không theo kiểu pure stealth non-lethal 100%, tui muốn khám phá xung quanh, và nếu có gặp kẻ địch thì chạy trốn, đương đâu hoặc chấp nhận chết chứ không dành thời gian load lại save.

Nếu đứng nhìn địch xa xa thì nó nên xa cỡ từ góc nhìn này đến ngôi nhà. Chụp và chỉnh màu bởi tui.

Tui cố biến Dishonored 2 thành một trải nghiệm immersive nhất có thể, như trên là tắt quest marker, và giờ là tắt luôn cả nhạc và hình ảnh dấu hiệu địch có nhìn thấy tui hay không. Ở mức Very Hard, tui phải trở nên linh động hơn để stealth qua những kẻ địch vì giờ đây địch phát giác rất nhanh. Nhưng khi tui tắt mấy dấu hiệu trên đầu địch để biết địch có phát giác tui hay không. Vậy làm sao để tui biết địch có phát giác mình hay không, và quan trong hơn là làm sao để biết địch có ở gần mình hay không. Câu trả lời là: âm thanh. Mỗi khi địch nhìn thấy tui, game sẽ phát ra một âm thanh nhỏ, nhưng rất rõ ràng, báo hiệu địch đã phát hiện ra mình một chút. Dù biết cái này nó hơi không logic lắm, nhưng thay vì kiểu để lính to mồm nói mấy câu có cái gì ở đang kia nhỉ thì một âm thanh cắt ngang mọi âm thanh khác vẫn thú vị hơn (hơi kiểu dạng spider sense nhưng bằng âm thanh). Còn việc biết địch ở gần hay không ư? Tiếng bước chân! Dù đúng là so tiếng bước chân ở trong game Thief, tiếng bước chân trong Dishonored 2 có phần không rõ ràng bằng, nhưng chắc chắn là dấu hiệu tốt để phát hiện địch cho người chơi nếu như chơi no powers.

Cái bàn để runes này trống do tui vẫn lấy runes và lấy thì được… tiền. Chụp và chỉnh màu bởi tui.

Quay lại một chút về việc No Powers, tui không còn Blink hay Far Reach để có thể bay qua bay lại trọng nháy mắt, không còn Dark Vision để xem kẻ địch xuyên tường. Vì vậy leo cao ngó nhìn toàn cảnh rồi mới quyết định nên làm gì trong Dishonored 2 là cách an toàn nhất cho nhưng người mới chơi no power lần đầu. Không leo cao được thì ít nhất cũng phải đứng xa xa để tránh và tầm nhìn của địch. Tiêp theo đó là dùng bình chai lọ để đánh lạc hướng và bẫy kẻ địch cũng nhiều hơn bình thường. Với những người chơi pure stealth non-lethal 100% thì thậm chí sẽ dùng các mũi tên thường để đánh lạc hướng nữa, cơ mà ở đây tui không làm vậy, Crossbow Bolts thường vẫn khá có ích trong việt giết, đặc biệt là giết Gravehounds của phù thủy hay Wolfhounds của lính gác vì giết chúng không ảnh hưởng đến việc clean hands.

Nếu để đánh lạc hướng địch tui thường dùng súng lục hơn vì mức độ tiếng súng lớn, làm phân tâm nhiều kẻ địch hơn và quan trong là chơi stealth với low chaos thì việc dùng súng tương đối vô nghĩa. Lựu đạn nổ cũng vậy, nhưng dùng chúng hơi khó khăn hơn vì mức độ nổ của chúng lớn, tui có thể vô tình giết một tên địch vì cái lựu đạn. Springrazor với lần chơi stealth low chaos chắc chắn trở thành một trong những món đồ vô dụng nhất game, trong khi đó Stun Mine thì lại là một trong nhưng món đồ tui thích nhất trong Dishonored 2 vì công dụng của chúng cực kì nhiều, Stun được mọi kẻ địch, kể cả Clockwork Soldiers. Stun Mine có thể gắn được vào mấy cái chai lọ thủy tinh trong game và sự dụng nó như một quả lựu đạn không gây chết người. Nể ông nào nghĩ ra cái trick này luôn *not me*.

Thi thoảng đang chơi thì làm con ảnh kiểu như thế này. Chụp và chỉnh màu bởi tui.

Chắc chắn rằng chơi no powers luôn khiến tui rơi vào tình trạng hết đạn dược, đặc biệt là Sleep Darts, Stinging Bolts và Howling Bolts, không quest marker khiến tui cảm thấy tự do khi đi khám phá, và sẵn sàng dành 3-4 giờ (và thậm chí là hơn thế) để khám phá một mission. Không có dầu hiệu nhận biết địch có phát hiện ra mình hay không, khiến tui như thể dang chơi những game từ series Thief (với combat tốt hơn). Và cuối cùng, chơi ở mức độ Very Hard để nhận ra tui f*cked up nhiều đến cơ nào. Tất cả những điều này chỉ để biến Dishonored 2 trở thành một trong những trải nghiệm immersive nhất có thể, toàn tâm toàn trí vào tựa game. Và đó là cách tui nghiền Dishonored 2.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện