Tui nghiền HITMAN

Chủ xị

  

Ít nhất đó là nhận định của tui trong thời điểm hiện tại. Tui thực sự nghiện HITMAN, chính xác hơn là HITMAN 2016, với 2 màn chơi Paris và Sapienza (2 màn chơi tui được nhận free trên steam). Dù HITMAN 2 đã ra mắt được vài tháng, nhưng hiện tại thì tui vẫn chưa thèm mua nó (không có xiền nên vậy đó), và cấu hình của phần 2 nặng kinh khủng khiếp khiến cho dù để low hết cỡ nhưng một số màn vẫn chỉ có tầm 30fps (bản crack) nên tui quyết định try hard lại phiên bản năm 2016.

Tui đang trong khoảng thời gian chán game, sau khi chơi xong 2 lần The Witcher 3, chơi xong Dishonored 2 lần 3 với việc làm Emily có power và đang dở dang với việc trở thành Corvo no power, non-lethal và làm kẻ trộm trong Thief Gold. Chủ yếu là những game Immersive Sim với thiết kế quen thuộc. Khi tui đã chán việc làm sát thủ trong Dishonored, kẹt tại mission Assassin của Thief Gold và chán đi săn quái ở Witcher 3, tui mong muốn cái gì đó thú vị hơn, đó là lúc Hitman xuất hiện.

Cre: The Making of Hitman 2’s Miami Level | Game Maker’s Toolkit

Không, tui không có tự tay ấn vào play HITMAN trong library Steam của tui, mà thay vào đó, Hitman bất ngờ xuất hiện trong 2 video, tại 2 kênh YouTube yêu thích của tui. Đó là The Making of Hitman 2’s Miami của Game Maker’s Toolkit[Game Review] Hitman – Bàn Tay Vô Hình của 7 Ngày Chơi Game. Khi ấn vào video của Game Maker’s Toolkit, bất ngờ nghe giọng của Dave Bateson khi lồng tiếng 47 ngay đầu video, tui đã biết rằng cái video này của Mark Brown (chủ kênh Game Maker’s Toolkit) sẽ tuyệt vời gấp đôi so với những video khác của anh. Còn với 7 Ngày Chơi Game, với chất lượng đầu tư content kĩ lưỡng tận vài tháng 1 video, thì ít ra Freeman (người dẫn trong video về Hitman) đã thành công trong việc thuyết phục tui tìm lại cảm giác hứng thú để khám phá lại Hitman, một lần nữa. Hitman chưa bao giờ thực sự là một dòng game tui để ý đúng mức, một phần do tui luôn fail khi quá tham vọng làm challenge Suit Only khi chưa hiểu biết nhiều về một map và tui cũng chưa bao giờ dành sự quan tâm sâu đúng mực mà game tạo ra. Cho đến gần đây, hai video trên đã truyền cho tui ít cảm hứng để chơi lại HITMAN 2016. Dù không phải lần đầu tiên tui lắng nghe và thực hiện các Opportunity (cơ hội) trong HITMAN, nhưng chỉ lần này tui mới bỏ đi cái vẻ hời hợt của chính bản thân để có thể nhập vai sát thủ trong tựa game này. Thay vì đam mê quá vào challenge Suit Only, tui bắt đầu học cách trà trộn vào đám đông NPCs bằng cách thay trang phục.

Các challenge trong game rất đa dạng – Game: HITMAN 2

HITMAN sẽ có đôi chút buồn chán đối với người mới chơi. Đó là lúc IO Interactive thể hiện rằng họ hiểu game và fandom của dòng game đến nhường nào. Như đã được nhắc đến ở trên, điểm khác biệt giữa những game Hitman cũ và mới chính là từ bản 2016 trở đi, IOI đã cho thêm các challenge nhằm tăng lên sự tò mò chơi lại một level đối với người chơi mới, nhất là khi HITMAN 2016 phát hành theo episode, người chơi ngoài việc chơi đi chơi lại level của episode đó thì họ cũng không có việc gì khác để làm. Với những người chơi mới, những người chưa biết Hitman có gì thú vị, những người dễ dàng rút súng sai chỗ, lao vào combat chỉ vài giây sau khi bắt đầu level, phần tutorial của game HITMAN 2016 là một màn hoàn hảo để bắt đầu làm quen với cơ chế game, thì các challenge là thứ giúp giữ chân người chơi mới có thể tiếp tục thử nghiệm cách chơi mới, học hỏi dần thói quen của NPCs và hiểu được level của game có những chỗ nào thú vị để có thể khử mục tiêu, cách nào hay ho để đánh lạc hướng mục tiêu của 47 và nhiều hơn thế nữa.

Tui không hẳn là người chơi mới, nhưng trước đây, tui không mấy khi cảm thấy thoải mái khi chơi Hitman những lần đầu. Nó hơi kiểu như 1 cú sốc văn hoá khi đi nước ngoài, vậy so với những game stealth khác, HITMAN thì độc đáo hơn nhiều, từ thay quần áo, giấu xác cho đến dễ bị nghi ngờ đến dùng sai đồ vật so với bộ quần áo. Hiểu đơn giản, game tạo cho người chơi cảm giác được sống trong thế giới đó, như những gì mà thể loại game immersive sim hướng tới (hay chính xác hơn, tui đang gọi HITMAN là một game immersive sim). Thay vì chỉ là lẩn trốn sau những bức tường, bóng tối hay trèo lên cao, Hitman sử dụng từ “trà trộn” để làm nên thương hiệu game stealth riêng của mình, cũng như tạo nên một cảm giác mà chưa game stealth nào nói riêng và game immersive sim nói chung trước đây có được. So thế giới của HITMAN với mọi game khác, thì chỉ riêng HITMAN mới mang lại được cảm giác “chìm vào đám đông”, như một thế giới thực mà không thực, một thế giới mà các NPCs thực sự phản ứng với việc làm của nhân vật chính một cách chính xác và hợp lí. Chính cái cảm giác đó mới làm cho HITMAN 2016 nói riêng và Hitman series nói chung trở nên cực kì đáng nhớ với mọi người chơi tiếp xúc nó một cách nghiêm túc.

[SPOIL: Những trải nghiệm của tui ở map Sapienza có thể tiết lộ những đầu mối để hoàn thành những mục tiêu của map này, cân nhắc trước khi đọc]

Suit Only challenge – 1 trong những thử thách khó nhất đối với người chơi HITMAN – Game: HITMAN 2

Tui nhớ ở map Sapienza, với lần đầu tui chơi, tui chỉ cố gắng chạy suit only để giết mục tiêu, và cuối cùng rồi lại đi giết vài ba tên lính gác rồi để bị phát hiện để lính gác phát hiện, rút súng chiến đấu, và… chết. Thử lại thêm ba lần nữa và kết quả cũng gần gần như vậy. Tui bực mình, bỏ game tận vài tháng sau và sau đó bắt đầu vào lại (và lại như người mới chơi). Nhưng lần này, tui bắt đầu bỏ ý định Suit Only bởi sau khi nghe được rằng giám đốc game của HITMAN 2 là Jakob Mikkelsen và trợ lý giám đốc game là Eskil Mohl họ và đội ngũ của game có thể dùng nhiều chất xám để tạo nên những level phức tạp, nhưng với challenge Suit Only, họ chỉ đơn giản… là bỏ nó vào trong game, với hi vọng rằng những player trên toàn thế giới sẽ tìm ra cách để hoàn thành challenge đó, cho dù cái map đó họ thiết kế khó thế nào đi chăng nữa.

Khi tui quay trở lại với Sapienza sau nhiều tháng, việc đầu tiên tui làm là đi lượn quanh map để kiếm tìm các Opportunity và chỉ mấy giây sau thôi, tui biết được rằng cô hầu trong biệt thự của Silvo Caruso có một người em trai lười nhác đáng ra phải đi làm phụ bếp ngày đầu tiên. Và khi tui nhìn vào người em trai, tui nhận ra rằng hắn cũng… trọc lóc giống 47. Vậy là tui nảy ra ý tưởng lẻn vào nhà hắn, đánh ngất gã, và rồi cuỗm đi quần áo phụ bếp của gã và lẻn vào bếp. Có rất nhiều cách để lẻn vào bếp, nhưng cách thú vị nhất là lẻn qua cửa sổ phòng chứa nguyên liệu đồ ăn. Ở trong phòng này có 2 hộp sốt mì ý cà chua bị hỏng, tui đã lấy nó và khi gặp bếp trưởng cũng sẽ “tình cờ” kêu bạn hoàn thiện sốt cà chua cho mì ý để phục vụ cho Silvo Caruso ăn. Và khi Silvo ăn xong, bụng hắn sẽ đau và ra chỗ không người để nôn, và trong Hitman, khi mục tiêu ở một mình, kẻ đó coi như đã chết. Giết xong Silvo là một chuyện, giết Francesca De Santis là một chuyện khá mệt nhọc nếu không để ý các Opportunity một cách kĩ càng hay, người chơi sẽ phải lội lên tầng 3 như tui đây để có thể giết được Francesca một cách ok nhất, căn timing chuẩn nhất và phải đánh ngất gã vệ sĩ đi cùng cô ta nữa. Nhưng nếu chịu tìm hiểu quanh map như tui, thì bạn sẽ để ý rằng Francesca De Santis đã thuê thám tử vốn hợp tác với Silvo Caruso để moi chút thông tin từ gã thám tử. Nếu đủ tinh tế, bạn hoàn toàn có thể đánh ngất gã ở đâu đó và giả trang gã thám tử để năm lấy cơ hội để giết Francesca.

Dành cho những ai muốn Silvo “bay cao thật là cao” – Map Sapienza trong HITMAN 2

Hoặc đi loanh quanh sân golf thì tui biết rằng Silvo thì cực kì thích chơi golf, còn Francesca thì rơi vào lưới tình với gã huấn luyện viên golf của Silvo. Game như kiểu mời gọi tui hãy tìm quả bóng golf phát nổ để Silvo chết vì sở thích của bản thân, còn Francesca chết vì tình. Giết xong Silvo và Francesca, tui vẫn còn một nhiệm vụ nữa, đó là tiêu hủy mẫu virus mà Francesca De Santis đang phát triển. Tui luôn để nhiệm vụ này cuối cùng, vì nó khó nhất và canh gác khu đó cũng cực kì nghiêm ngặt. Nếu tui muốn tiêu diệt virus ở phạm vi gần thì tui sẽ phải liên tục lẩn trốn, không tránh mặt lính gác thì tránh mặt mấy lão nhà khoa học. Hoặc là dùng khẩu ICA19 nếu bạn như tui, đủ tin tưởng vào khả năng thiện xạ của mình để phá hủy mẫu virus bằng 1 phát đạn. Ngoài từng đó cách tui nêu ra, còn vô vàn cách để người chơi có thể hoàn thành theo ý bản thân, vô vàn Opportunity mà tui chưa nhắc tới cũng như vô vàn challenge để giúp người chơi khám phá ra những cách hay ho nhất để hạ sát.

Đây có lẽ là lúc nhiều game khác nên bắt đầu học hỏi HITMAN cách xây dựng thế giới cũng như gameplay tự do đầy cách thức tiếp cận khiến cho player phải học hỏi mọi thứ xung quanh, thay vì chỉ đơn thuần là thêm nhiều animation cho nhân vật trong game để cho cảm giác “giống đời thực” hơn, gameplay vô cùng tự do và thoải mải ở side quest nhưng main quest thì gameplay lại vô cùng tẻ nhạt với một lối mòn duy nhất. Hiểu đơn giản nhất, đừng lấy đi quyền lực của người chơi nếu bạn muốn tạo ra một sandbox thực sự hay, hãy để người chơi như được “chạm” vào mọi thứ trong game, như cách mà Hitman series hiện tại đang thực hiện.

P/s1: Tui cực kì khuyến khích mọi người chơi Dishonored 1 để có thể trải nghiệm cảm giác “chìm vào đám đông” như Hitman series. Mission Lady Boyle’s Last Party một trong những mission hay nhất của Dishonored 1.

P/s2: Lí do tui dùng ảnh của HITMAN 2 (2018) là vì tui vừa mua HITMAN GOTY Edition và điều này giúp cho HITMAN 2 sẽ add những map cũ vào phiên bản này luôn. Chứ HITMAN 2 content tui có mỗi map Hawk’s Bay free thôi (hiện tại vẫn free trên steam, mọi người tham khảo cấu hình xong có thể tải về).

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện