VA-11 Hall-A: Cyberpunk Bartender Action: Waifu Bartender

Chủ xị

  

Cảnh báo: Đây không phải tựa game VN dành cho trẻ em/người có tâm hồn trong sáng

Tổng quan:

VA-11

VA-11 Hall-A: Cyberpunk Bartender Action (viết tắt là VA11) là một tựa game thể loại Visual Novel (Tiểu thuyết có ảnh) ra mắt trên Steam vào tháng 6 năm 2016, tức đã có gần 3 năm rưỡi tuổi. Tựa “game” (tiểu thuyết) này được đánh giá rất tích cực với điểm số 97% trên tổng cộng gần 14 ngàn lượt đánh giá. Về quan điểm góc nhìn cá nhân, sau 19 tiếng ngồi click chuột, bốc bim bim và uống Monster đến hỏng gan (i’m dying this is not a joke plz send help), VA11 mặc dù là tựa “game” đầu tiên mời chào tôi đến với thế giới Visual Novel với cái mác “Cyperpunk” là điểm câu khách, tôi có ấn tượng cực kỳ tốt với VA11 và rất nóng lòng chờ đợi sản phẩm tiếp theo của họ.

VA-11

Nếu bạn đọc nào đã quá quen thuộc và đam mê dòng “game” Visual Novel (có lẽ nên gạch bỏ hẳn từ game trong này đi) và chưa nghe đến VA11, tôi khuyến cáo hãy thử ngay VA11 (mặc dù tôi hoàn toàn không có tí kiến thức hay hiểu biết sâu xa gì về dòng Visual Novel). Còn bạn đọc nào giống tôi, không đọc VN (Viết tắt Visual Novel), không quá “Weaboo” hay “Otaku” (game này được làm bởi người Venezuela, tôi rất ngạc nhiên vì cứ ngỡ người làm là Nhật và chỉ biết sau khi hoàn thành game và tìm hiểu trên mạng), và nhìn chung không có gu với dòng “game bấm-vào-khung-hội-thoại-để-chơi”, thì hãy để tôi giải thích vì sao bạn nên thử trải qua VA11 để trải nghiệm kiệt tác này.

*Vì đây là lần đầu tiên tôi review một tựa “Visual Novel”, không có kinh nghiệm gì về nó hết nên cứ theo khuôn mẫu review truyền thống của tôi nhé.

Đồ họa: Pixel art, A G A I N…

…Yeah, không có gì đáng nói cả. Bạn đọc trung thành của page chắc cũng đã biết việc tôi là người rất thích lối đồ họa pixel vì nó vừa “rẻ”, dễ sử dụng mà tính hiệu quả lại cực kỳ cao (Katana Zero, MO: Astray, Dead cell, Hotline Miami…). Về phần VA11, điểm nhấn ở đây là thiết kế nhân vật. Họ được đầu tư rất tốt mặc dù bạn có thể nhận ra những mặt hạn chế và sự đơn giản dễ nhận ra NHƯNG VA11 đã khéo léo sử dụng tông màu đa dạng, sự chú ý cầu kỳ về chi tiết môi trường và cộng với thiết kế nhân vật một cách thông minh để phân ra và tách biệt giữa các đối tượng khách “nhậu” khác nhau để bạn có thể nhận diện và ghi nhớ mọi nhân vật (*ehem…waifu…ahem) chỉ sau một thời gian ngắn gặp gỡ họ.

va11

VA11

VA11

Stellaaaaaa ʕ◕‿◕ʔ /  ლ ( ◕ ᗜ ◕ ) ლ

Và Waifu, yep, một lý do VA11 ăn điểm cực mạnh. Những “Waifu” (nhân vật nữ khiến người chơi/đọc mê mệt xao xuyến) được trau chuốt rất cẩn thận từ hoạt ảnh khi họ biểu cảm/nói chuyện cho đến câu chuyện đằng sau họ. Lạy hồn hãy nhìn Stella khi cổ xấu hổ kìa (⊃。•́‿•̀。)⊃ MUST. PRO.TECT.

Soundtrack: New WaveRetro/Future Synth và một chút Saxophone punk

Với một tựa game lấy đề tài Cyperpunk trong tương lai xa thì việc phối trộn hai gu nhạc giữa quá khứ và tương lai là điểm rất thú vị. Gọi chung là… hay? Tuy nó không đủ để khiến tôi nổi da gà và tải hẳn về nghe thường ngày như của Transistor, Hotline Miami hay Katana Zero, nhưng cũng thừa đủ để tạo dấu ấn lên bạn sau 15 tiếng chơi là chí ít. Mà thật lòng nhạc nào chả hợp với tông nền nhạc Cyperpunk kể cả Vinahouse (Phải, tôi fan cực kỳ dòng nhạc “trẻ trâu” này). Điểm đáng tiếc là những bản nhạc CÓ LỜI trong VA11 có rất ít (tôi nhớ là chỉ có 2, có vẻ là chỉ có 2 thật).

Gameplay: Mehhhhhhhhhhhhhhhhh… ok?

Xin nhắc lại đây là Visual Novel nên hầu hết 90% gameplay của nó là bạn click chuột vào màn hình hội thoại để nhân vật trong VN sang lời thoại tiếp theo. Chẳng có gì đáng nói ở gameplay cả ngoại trừ điểm nhấn duy nhất là ở 10% còn lại: Phục vụ đồ uống cho khách hàng. Theo trải nghiệm của tôi, VA11 nếu chơi “tuyến tính” hoàn toàn sẽ tốn khoảng 13-15 tiếng để hoàn thành tùy khả năng đọc và ghi nhớ công thức đồ uống của bạn. Có chút khuyến cáo là bạn nên có sẵn 1 tab trang từ điển dịch tiếng Anh (hay tiếng Trung vì… có thể bạn đọc tiếng Trung?) vì VA11 có kha khá nhiều từ cả tục tĩu lẫn khoa học. Nó đúng là tẻ nhạt thật nhưng mà này, bạn là bartender, không phải Doom guy đi Rip and Tear hay một gã sicko nào đó đạp cửa xả súng cả câu lạc bộ mafia Nga/Columbia!

Có điểm đặc biệt đáng khen với VA11 là các đoạn hội thoại, nếu bạn để ý, luôn luôn chỉ gói gọn trong duy nhất một khung thoại giúp bạn đọc dễ dàng ghi nhớ và bắt kịp nội dung câu chuyện hơn, cho thấy khả năng viết hội thoại tài tình của nhà làm game (hoặc đây là tiêu chuẩn chung của VN? Tôi chả biết).

VA11

Một điểm đặc biệt quan trọng mà bạn đọc/chơi cần lưu tâm: Mỗi một sự lựa chọn đồ uống khi phục vụ đối tượng khách hàng đặc biệt sẽ CÓ THỂ dẫn đến những đoạn hội thoại mới sâu rộng hơn và thậm chí cả kết thúc (ending) khác. Nếu bạn chơi “tuyến tính” hoàn toàn (không làm gì ngoài chỉ dẫn cả và tuân theo order “hết sức có thể”) thì sẽ mở được kết thật, còn mớ kết phụ kia thì phải động não tìm tòi khám phá mới mở được ra.

“Cốt truyện” và Hội thoại:

va11


Xin nhắc lại, đây không phải tựa game VN dành cho trẻ em/người có tâm hồn trong sáng. 

VA11 lấy bối cảnh một tương lai xa khi con người đã có thể nâng cấp bản thân. Tại một thành phố “nhẽ ra không tồn tại” có tên Glitch city, một thiên đường trốn thuế nơi mà các tập đoàn hùng mạnh đã kiểm soát hoàn toàn chính phủ thối nát, những băng đảng tội phạm thanh toán nhau trực tiếp ngay trên đường phố ban ngày ban mặt. Ở một góc ngõ hẻm trong đây tồn tại một quán bar mà người ta quen gọi là “Vahalla” như một ốc đảo thiên đường nho nhỏ giữa sa mạc dành cho những con người và Android thèm khát sự riêng tư, yên tĩnh và một ly trà đá. Bạn vào vai Jill, một trong hai bartender của quán bar này và công việc của bạn là (như gameplay phía trên) với những tâm hồn đau khổ, bất hạnh hay hạnh phúc, giàu có bước chân vào đây.

VA11

Trong quá trình làm việc và trò chuyện, bạn sẽ khám phá những câu chuyện xảy ra xung quanh thành phố này cũng như những nhân vật bước chân vào quán bar đó, từ những cá nhân quyền lực của cả thành phố hay những tên “hacker” ẩn giấu bản thân, một sát thủ đánh thuê với lý tưởng làm ăn nhất định hay viên cảnh sát của chính phủ bê bối ấy. Và tất nhiên, câu chuyện bi kịch đằng sau Jill và lý do cô chọn trở thành một Bartender.

VA11

Chilling~~~

Nhìn chung, câu chuyện của VA11 mang tính logic cao và có tính đồng cảm cao với người đọc, không quá “Sci-fi” dù nó có hẳn tag Cyperpunk và không mang nặng tính một chiều khi kể chuyện. Tuy nhiên một điểm trừ nhẹ với VA11 là nó hơi “sạch”, tuy có đến vài ending nhưng tất cả đều không mang lại số phận bạc bẽo hay đau buồn nào cho Jill (ngoại trừ duy nhất một cái ending nhưng đấy là khi bạn CỐ TÌNH PHÁ GAME và được coi là không “Canon”). Thậm chí có một cái kết “nhẽ-ra-là-xấu” (vì nó trái ý Jill) trong game, nhưng nếu theo góc nhìn của tôi lại là một cái kết rất đẹp và “hợp lý ý tình ” ( ͡° ͜ʖ ͡°).

Tổng kết: Hype train for N1RV Ann-A: Cyberpunk Bartender Action

Sau tổng cộng 19 tiếng trải nghiệm không kể thời gian ngồi xem youtube lục lọi các bí mật hội thoại của các nhân vật trong game (IE làm tất cả mọi người say để moi thông tin “mật”), tôi rất chắc tâm khuyến nghị bạn đọc nào nếu chưa nếm thử vị Gut Punch hay Sugar Rush, Piano Men hay Piano Women, Bleeding Jane hay Bad Touch, nên nhấp miệng thử qua nó. Bạn còn có cả một quyển tiểu thuyết được tặng kèm khi uống thử cơ mà!


Stella

Step on me please mommy ლ(́◉◞౪◟◉‵ლ)

9/10 không đủ Stella r34.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


2 cụng ly