Nhìn lại Tom Clancy’s The Division 1

Chủ xị

  

Viết review về một tựa game đã ra mắt từ tận 3 năm trước thì không còn “Mới” nữa, đặc biệt là khi mà Tom Clancy’s The Division 2 đang trên đường ra mắt, tôi vẫn cảm thấy mình nên viết một bài review chi tiết về Tom Clancy’s The Division 1 (Hãy gọi tắt là D1 còn D2 là phần 2) để mọi bạn nhậu dù đã chơi hay chưa chơi D1 nhưng vẫn hóng D2 biết được những thông tin chi tiết về D1 và lý do tôi yêu thích tựa game này mặc dù mới bắt đầu chơi vào mùa sale tết vừa qua.

Tổng quan

D1 là một tựa game khá mới mẻ vào thời điểm nó ra mắt vào tháng 3 năm 2016: Bắn súng góc nhìn thứ 3 kết hợp yếu tố RPG (Role – Playing – Game) như Diablo hay Destiny: nhặt đồ và cày cuốc. D1 tại thời điểm ra mắt là một thảm họa: Từ sự “Downgrade” kinh tởm của Ubisoft (Truyền thống rồi) cho đến quảng cáo sai sự thật (Trailer vs Real Game) và bug biếc, cân bằng game và cả cheater tàn phá game tung tóe. Tuy nhiên Ubishit đã không từ bỏ nó, cũng như Rainbow 6, thông qua những bản cập nhật liên tục (Đặc biệt là bản 1.4) và cuối cùng là 1.8, D1 cuối cùng cũng đã hoàn thiện và xứng đáng để được coi là tựa game tiêu biểu cho bất kỳ dòng game nào trong tương lai muốn nhắm tới thể loại bắn súng RPG trong tương lai.

Review

Tại thời điểm viết bài review này tôi đã có 40 tiếng trải nghiệm D1, đạt level 30 với set gear “Tương đối ổn” với bộ “Lone star” chuyên về súng máy – Bắn không cần nạp đạn. With that in mind, let’s go (sorry câu này hay quá không biết dịch tiếng Việt kiểu gì cho hợp ý).

Cốt truyện: Meh………

D1 lấy bối cảnh trong một thế giới giả tưởng, Hoa Kỳ (Cụ thể là tại thành phố New York) bị khủng bố bởi một loại vũ khí sinh học: Một loại virus đậu mùa được tiêm nhiễm vào tiền để lưu thông trong mùa giáng sinh. Chỉ sau 2 tuần con số người chết đã là hàng triệu người, xã hội hiện đại sụp đổ, tình trạng thiết quân lập được đặt ở mọi nơi cùng sự xuất hiện của các phe phái tổ chức phản diện (Cụ thể là 3) muốn lập trật tự mới theo cách riêng của chúng. Bạn, một đặc nhiệm của một tổ chức hình sự bí mật “Division” được kích hoạt khi “Xã hội không còn gì để mất” để gìn giữ và bảo vệ những gì còn sót lại trong thành phố: Người dân lương thiện trong đó.

Nhiệm vụ đầu tiên của bạn là thiết kế mặt nhân vật

Nhiệm vụ đầu tiên của bạn là thiết kế mặt nhân vật

D1 cho bạn một phần chơi chiến dịch kéo dài khoảng 20 tiếng (Nếu trừ đi tầm 5h buộc phải farm đồ và đi lại một vài màn để kéo level). Với một thế giới đầy u ám như vậy, bạn có lẽ sẽ nghĩ rằng cốt truyện sẽ là một trải nghiệm rất khó quên và đầy ấn tượng khi chiến đấu chống lại cái ác và bảo vệ thành phố chết này nhưng mà KHÔNG, phần chơi chiến dịch của D1 rất tẻ nhạt và chỉ duy nhất 1 nhân vật NPC trong game mà tôi có thể nhớ tên bởi “Bà ta” liên tục chõ mồm vào bất kỳ cuộc hội thoại nào trong quá trình chơi. Hầu như toàn bộ các nhiệm vụ chính trong D1 là bạn đi đến nơi này, giết hết kẻ địch trong khu vực đó (Trong khi bảo vệ một thứ gì đó hay ai đó – hoặc đơn giản chỉ là sống sót).

Toàn bộ nhiệm vụ chính trong D1

Toàn bộ nhiệm vụ chính trong D1

Cốt truyện cũng không phải là điểm ấn tượng trong D1 mà tôi cảm thấy có chút lố bịch. Nếu bạn coi việc nghe hội thoại giữa các NPC trong quá trình bạn đi “Farm” kẻ địch không phải là cốt truyện thì coi như chiến dịch của D1 chỉ là cái cớ để cho bạn kẻ địch để cày đồ thôi. Có một nhiệm vụ trong game sẽ yêu cầu bạn giải cứu một nhà ngoại giao Nga từng là đồng nghiệp với một nhân vật khác hay cho bạn nhiệm vụ và ông ta hoàn toàn có tâm nguyện tốt khi giúp đỡ người dân New York và thậm chí nghiên cứu về loại virus này nhưng khi ông ta bị giết bởi đặc nhiệm Division phản bội để lấy cắp thông tin gì đó thì bà ta còn không thèm nói một lời thương tiếc mà chỉ quan tâm đến dữ liệu thu hồi về và nói một câu “Tôi không cần ông ta lúc này” khi giải mã chúng!!?

Thế giới trong D1 được xây dựng đủ chi tiết và tài tình tới mức có thể nói là “Tin được”, ít nhất là với một quốc gia tự do súng đạn như Hoa Kỳ. Những bãi rác, xe cộ bỏ ngổn ngang giữa đường cùng các tấm chặn đường và xác lực lượng an ninh khắp nơi sẽ giúp bạn hiểu được tình cảnh thành phố New York khi xã hội bước vào “Luật rừng”. Nhắc đến “Luật rừng”, có tổng cộng 4 phe phái chính trong game: Phe “Chính diện” chính là bạn và tổ chức Division cố gắng gìn giữ trật tự một cách hòa bình nhất có thể. 3 phe “Phản diện” còn lại (Và hoàn toàn đối nghịch nhau) là Riker (Trẻ trâu phá xóm), Cleaner (Dọn dẹp thành phố bằng súng phun lửa, thiêu đốt tất cả – cả người sống) và “Last Battalion” (Phát xít Mỹ). Nhưng thông qua hành trình cốt truyện chính bạn cũng chỉ nắm được đủ chiều sâu về động lực của chúng và phải lùng sục các mẩu hội thoại, ghi âm khắp thành phố để nắm được ít nhất một vài phần lý lai lịch bọn chúng.

Tóm gọn lại, nếu bạn quyết định mua D1 để trải nghiệm cốt truyện chính, tôi nghĩ bạn sẽ rất thất vọng đấy.

Đồ họa: BEAUTIFUL

Xin khẳng định chắc chắn: D1 sở hữu đồ họa mà tôi cho rằng đẹp nhất trong số tất cả những tựa game tôi từng chơi. Mặc dù chơi trên một con card đồ họa đã lỗi thời (GTX 1050), khi ở cấu hình low-med mà D1 vẫn cực kỳ bắt mắt và cuốn hút, nhất hiệu ứng thời tiết New York mùa đồng, ánh sáng mặt trời, cháy nổ hay khói lửa súng khi bắn, đặc biệt là lửa, không thể tin được lửa trong D1 lại có thể ĐẸP được đến thế.

Division 1

Tất cả tạo nên một môi trường hết sức chân thực và cuốn hút ngay cả khi bạn không thực sự để tâm đến chúng. Với D2 sắp ra mắt lấy bối cảnh mùa hè tại thành phố Washington thì chắc hiệu ứng ánh sáng còn có thể đẹp hơn nữa! Xin hãy lưu ý tất cả những bức ảnh này đều là ở cấu hình low-med! LOW-MED ĐÓ TRỜI ƠI ĐẸP KINH!

Division 1 Division 1

Soundtrack: AMAZING

Chỉ vậy thôi. Mặc dù trong giao tranh bạn khó lòng mà để ý đến âm nhạc nhưng trong hành trình chạy quanh NY để làm nhiệm vụ, âm nhạc du dương nhưng đậm nét buồn chắc chắn sẽ níu giữ sự tỉnh táo của bạn để thi thoảng bạn ngước chuột ngắm nhìn quang cảnh xung quanh. Một điểm cộng nữa là sự thay đổi âm thanh rất lưu loát và đó là điểm tốt: Khi bất ngờ chạm trán với kẻ địch trên đường và khi kết thúc giao tranh, âm nhạc trong D1 có thể nhanh chóng chuyển sang tiết tấu chiến sự rồi quay lại bình thường mà không làm “Cụt” hứng người chơi.

Gun/Gearplay: TUYỆT CÚ MÈO

Đây là điểm nhấn chính của D1 và là điểm tôi yêu thích nhất của nó. Như đã nói, D1 là một tựa game cày cuốc farm đồ, bạn sẽ PHẢI liên tục đi ra đi vào những khu vực cày đồ chính (Bên ngoài khu vực chính như Dark Zone và Underground) để tìm những món đồ như vũ khí, giáp và đồ nâng cấp để tìm những combo set đồ ngon và ăn ý nhất hay chỉ đơn giản là tìm món vũ khí ưng ý nhất của bạn. Bạn có thể cải thiện chỉ số vũ khí và áo giáp thông qua hệ thống “Crafting” thay đổi hay nâng điểm chỉ số (Tất nhiên là có giới hạn) rất đơn giản nhưng có chiều sâu tốt vì vũ khí và cả giáp khi ở cấp 30 sẽ có “Nội tại”, gọi là Talent và để sử dụng được chúng thì bộ áo giáp bạn mặc phải đạt một chỉ số nhất định và phải mặc đủ 4 và 6 cái cùng một bộ đồ nên việc “Nâng” hay “Đổi” chỉ số là bắt buộc nếu bạn muốn set đồ loadout của mình là hoàn hảo.

"Talents" của súng yêu cầu một lượng điểm skill của bộ áo giáp nhất định

“Talents” của súng yêu cầu một lượng điểm skill của bộ áo giáp bạn mặc nhất định để kích hoạt


Nói về trải nghiệm bắn súng, phải công nhận Ubi đã đầu tư một lượng chất xám khổng lồ vào sự chi tiết và “Chân thực” (Có thể tin được) vào TOÀN BỘ MỌI LOẠI SÚNG TRONG GAME. Bạn có thể dễ dàng phân biệt được vũ khí mà các đồng đội trong đội bạn sử dụng với vũ khí của chính bạn dùng ngay cả trong giao tranh máu lửa bởi những tiếng súng hết sức đặc trưng của chúng. Cộng thêm nữa, các trang bị nòng súng có thể thay đổi cả tiếng súng! Bạn có thể để ý khi kích hoạt “Ulti” khi xả súng máy của tôi thì tiếng súng nghe cực kỳ sởn da gà vì sướng.

Với một người ưa thích dòng game bắn súng thì những chi tiết này là hết sức đáng hoan nghênh.

D1 còn có hệ thống trang bị súng cực kỳ cần thiết để cải thiện năng suất chiến đấu của chúng. Mỗi loại súng đều có độ giật, vỡ tâm và tầm hiệu quả khác nhau (Đặc biệt là hai cái đầu) và các trang bị súng như tay cầm, băng đạn hay ống ngắm sẽ đóng vai trò lớn trong cải thiện chúng. Ví dụ: Các loại nòng lắp súng sẽ có các chỉ số khác nhau từ tăng sát thương chí mạng cho đến tăng khả năng kiểm soát (Tức “Ghìm” tâm súng sẽ hơn); Các băng đạn có thể tăng tốc độ nạp đạn hay tăng lượng đạn, thậm chí tăng cả tốc độ bắn. Ống ngắm còn có thể thay đổi cả kiểu chơi của một số vũ khí bắn tỉa (Maskman Rife): Thay vì lắp ngắm to (x12, x15) để bắn tỉa, bạn có thể lắp ngắm nhỏ giúp ngắm nhanh và ổn định hơn để biến súng bắn tỉa thành một khẩu shotgun trá hình.

Division 1

Gearplay của D1 tập trung rất chi tiết vào hệ thống skill và set loadout và có phần dễ làm người mới bước chân vào bị bối rối ngay cả khi đã đạt cấp tối đa. Về cơ bản, level dưới 30 khác một trời một vực so với level 30: Ở level ban đầu, bạn nghĩ đồ “Xanh dương đậm” đã là hiếm ư? Lên level 30 thì đồ “Vàng” và “Xanh lá nhạt” tràn lan và dễ kiếm như múc nước sông còn đồ tím và xanh bạn hốc hơi cày và farm tiền mua thì vào lại cửa hàng hoặc thành vật liệu craft hết.

Loot đồ vàng như cơm bữa trong Dark Zone

Loot đồ vàng như cơm bữa trong Dark Zone


Có hàng chục set loadout trong game, một số set loadout có thể thay đổi hoàn toàn cách sử dụng của một số loại vũ khí nhất định và skill: Chẳng hạn như với skill tạo một trụ súng máy tự động bắn kẻ địch, set đồ “Firecreast” sẽ tăng sát thương lên mục tiêu bị cháy -> Đổi trụ súng máy thành súng phun lửa để kết hợp combo. Mặt khác set “Tactician Authority” sẽ tăng 1% sát thương TỪ KỸ NĂNG nếu bạn bắn trúng kẻ địch và 0,2% NẾU kỹ năng của bạn trúng mục tiêu, tối đa 30% -> Kết hợp với trụ súng máy để tạo stack dồn sát thương. Có cả những set đồ đặc biệt chuyên dành cho việc giết người chơi khác trong Dark Zone như set đồ “Banshee” sẽ tự đồng hồi lại đạn cho bạn và giảm 10% sát thương từ người chơi không “Làm phản” (Rouge). Còn rất nhiều set đồ khác cho từng bộ skill và loadout cụ thể, cả META hay off-META đều có thể do bạn tự tạo ra và có thể tìm hiểu thêm trên mạng.

Set "Lone Star"

Set “Lone Star” – Tăng sát thương súng máy và Vũ khí lập tức nạp đạn khi đổi

Gameplay: Easy to Learn, Easy to Master

Cơ chế chủ đạo trong dòng Division là: Nấp – Thò mặt bắn – Nhặt đồ, đơn giản như vậy thôi. Như gameplay bạn xem ở trên, kẻ địch HẦU HẾT là những bao tải đỡ đạn và chỉ số ít bọn chúng (Nhưng phải đi với số đông hoặc level rất cao khi chơi ở độ khó Legend) mới thực sự là mối đe dọa. Với những fan dòng bắn súng cạnh tranh skill như CS:GO thì có lẽ đây là điểm “Quyết định” với sự hứng thú của họ với series Division: Hoặc bạn sẽ “OK” với nó hoặc là NOPE. Tuy nhiên xin các bạn hãy cân nhắc lại, đây không phải là game thuần bắn súng, NÓ LÀ GAME RPG CÓ YẾU TỐ BẮN SÚNG. Mặc dù nhìn đơn giản vậy nhưng gameplay D1 vẫn có một số chiêu trò để buộc bạn phải vận dụng não bộ và phản xạ khi chiến đấu – Đặc biệt là khi đi tổ đội và đánh kẻ địch mạnh hơn bạn rất nhiều, thậm chí là “Boss” (Một cái bia đỡ đạn còn trâu hơn cả xe bọc thép, thật đấy).

"Boss" trong D1 thực chất là những bao tải đỡ đạn di động cồng kềnh

“Boss” trong D1 thực chất là những “bao tải” đỡ đạn trâu hơn bình thường

Có rất nhiều nhiệm vụ phụ để bạn đi cày điểm nâng cấp kỹ năng nhưng chúng cực kỳ buồn tẻ và lặp lại đến phát ốm, thậm chí gây khó chịu: Chẳng hạn một số nhiệm vụ bắt bạn phải chạy loanh quanh một khu vực để tìm đồ kích hoạt hay nhiệm vụ khác bắt bạn phải xách đồ trả về chỗ cũ (trong khi đám bot đồng đội đứng đần ra chẳng làm gì cho đời) nhưng bạn không được chạy mà buộc phải đi chậm tới mức não bạn sẽ tan chảy bởi buồn chán nếu làm liền một lúc 2-3 cái như thế.

D1 có 2 chế độ: PvE và PvP. PvE thì chủ yếu là để bạn đi cày đồ qua các nhiệm vụ chính nhưng ở mức độ khó cao nhất có thể hoặc đi “Underground” để hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể. Bạn cũng có thể làm các nhiệm vụ hàng ngày liên tục cập nhật như giết một lượng kẻ địch “Đặc biệt” nhất định hay hoàn thành những nhiệm vụ được cung cấp bởi NPC tại căn cứ chính. Một số nhiệm vụ cực kỳ thách thức và mới lạ như “Dragon’s nest” sẽ buộc bạn phải chiến đấu với một bầy kẻ địch theo một đường thẳng duy nhất TRONG KHI KHÔNG CÓ CHỖ NẤP.

Các nhiệm vụ thường ngày để cày

Các nhiệm vụ thường ngày để cày

PvP thì chia ra làm 2 mảng: Dark Zone, “Skirmish” và “Last stand”. Nói về Dark Zone (Mà bạn tôi gọi mỉa mai là “Dank Zone”, bạn nhớ bài viết trước của tôi nói về nạn “Toxic trong game” khi mà nhà làm game kiểm duyệt đến cả môi trường chat all như trong Destiny? Ubisoft nói “Fuck it” và làm hẳn một khu vực nơi người chơi có toàn quyền “Phán xét” và đồ sát nhau trong đó. Về cơ bản, bạn không thể nhặt đồ trong Dank Zone rồi bước ra bình thường được mà phải gọi trực thăng đến chở đồ đi (Cũng hợp lý vì đây là nơi bị nhiễm virus nặng nhất nên phải khử khuẩn đồ chứ). Việc gọi trực thăng sẽ hiện rõ mồn một trên bản đồ và có thể kéo những tên khốn xấu tính đến phá đám và cướp đồ bạn. Muốn làm người lịch sự cũng khó lắm! Cá nhân tôi vẫn chưa đủ tự tin để đi làm phản vì một mặt tôi vẫn chưa nắm vững gameplay cho lắm và còn chưa build được set đồ hoàn chỉnh nhưng đã bị cho ăn hành vài lần trong đây rồi.

Còn hai chế độ còn lại thì tôi không thể nói được gì bởi tôi chưa chơi. Một lần khi thử tìm xếp trận khi chơi “Last Stand” tôi ở cấp 1 đã phải gặp những bô lão cấp 90 (Hiện ngay ở menu xếp trận) nên lập tức thoát luôn vì chắc cả bạn và tôi đều biết thừa kết cục sẽ như thế nào rồi. Dù vậy khi tìm hiểu về PvP thì tôi nhận thấy gameplay PvP khác PvE cũng một trời một vực, một đội PvP cũng như một team trong các game MOBA như LoL vậy, phải có tank, hỗ trợ và vân vân… Tuy nhiên vì là game cày cuốc nên bạn có thể bị bón cho cả củ tỏi vào mồm bởi kẻ địch đã đầu tư hơn bạn cả chục thậm chí trăm tiếng đồng hồ hoàn hảo bộ set loadout của họ.

Tổng kết

Tom Clancy’s The Division 1 đã thực sự cuốn hút tôi bởi gameplay có chiều sâu lớn và trải nghiệm Gun/Gearplay mà nó mang lại. Với Division 2 đã lên kệ nhưng vẫn còn quá sớm để đánh giá, nhất là giai đoạn Open Beta không ấn tượng, thậm chí còn bug biếc đôi chỗ với những nhà review youtuber gạo gội mà tôi xem như “Skill Up” và “Angry Joe”, tôi nghĩ rằng bạn nên giữ cơn hype lại và tránh pre-order game, nếu không một bi kịch Division 1 ngày ra mắt sẽ lại lặp lại đó!

Vẫn thi thoảng bị lỗi disconnect - cái mã không có ý nghĩa gì đâu

Vẫn thi thoảng bị lỗi disconnect – Cái mã không có ý nghĩa gì đâu

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện